74 Thụy Điển có Giết người, tội ác chiến tranh, gián điệp, phá hoại, Không
2.1.1. Các quy định của luật hình sự Việt Nam về hình phạt tù chung thân thời kỳ trƣớc năm
chung thân thời kỳ trƣớc năm 1945
Ở thời kỳ phong kiến, pháp luật hình sự quy định hệ thống hình phạt gồm 5 hình phạt chính: xuy hình, trượng hình, đồ hình, lưu hình và tử hình. Lưu hình là hình phạt đi đày nơi xa. Loại hình phạt này đứng hàng thứ tư trong thang hình phạt cổ và được xếp liền ngay sau hình phạt tử hình.
Hình lưu chia làm ba bậc. Theo luật triều Lê quy định ba bậc là: Đầy đi cận châu (Nghệ An), đi viễn châu (Bố Chính) hoặc đi ngoại châu (Tân Bình). Theo luật triều Nguyễn, ba bậc của lưu hình cũng khác nhau ở điểm nơi thụ hình xa hay gần: Phạm nhân phải đày đi nơi xa 2000 dặm, 2500 dặm hoặc 3000 dặm là những khoảng cách giữa nơi sinh sống và nơi người phạm tội phải chấp hành hình phạt. Việc áp dụng mức phạt ở các bậc phụ thuộc vào tính chất nặng, nhẹ của từng tội mà người đó thực hiện.
Điều 44 - Lưu đồ địa phương trong Hoàng Việt luật lệ quy định: Phàm những kẻ bị kết án tội đồ, mỗi người phải chiếu theo hạn 5 đồ, và tính ngày mà họ đến nơi để chịu phạt là ngày bắt đầu mãn hạn thì phóng thích, trả tự do. Còn kẻ bị kết án lưu thì chiếu theo địa phương doanh trấn, kể dặm đường đến, nơi mà kẻ bị phạm lưu phải đến đó rồi chọn địa điểm mà gửi họ đến an trí những nơi hoang vu và bờ biển của châu huyện [55].
Như vậy, nơi đi đày là các vùng còn chưa khai thác, dân cư thưa thớt. Các phạm nhân thụ hình lưu bị quản thúc và phải làm các công việc đồng áng hay khai khẩn đất hoang. Nhưng sau một thời gian sống tại nơi lưu đày (có thể từ 8 đến 10 năm) phạm nhân có thể được ân xá nếu có hạnh kiểm tốt và đã khai khẩn từ ba đến năm mẫu đất. Phạm nhân được ân xá sẽ có hai sự lựa chọn: Một là trở về quê quán như một công dân tự do, hai là ở lại nơi đày nhưng được trở thành sở hữu chủ những ruộng đất mà họ đích thân khai khẩn. Các phạm nhân có thể đem theo gia đình, lập thành làng xóm ở nơi lưu đày.
Mặc dù lưu hình không phải là hình phạt khổ cực và tước đoạt tự do, nhưng người dân xưa thường khiếp sợ, vì đối với họ việc phải sống xa quê là một cực hình, họ luôn muốn sống ở nguyên quán nơi có phần mộ tổ tiên, có từ đường, có bà con họ hàng. Hơn nữa, họ rất sợ phải đi đày ở nơi xa vì đã có nhiều trường hợp bị đi đày không bao giờ về lại quê hương được nữa.
Lưu hình là loại hình phạt xếp liền ngay sau hình phạt tử hình, tức là mức độ nghiêm khắc của hình phạt chỉ đứng sau hình phạt tử hình trong thang hình phạt cổ. Tuy chưa có nhiều đặc điểm giống với hình phạt tù chung thân ngày nay và cũng chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề này, nhưng qua những quy định về lưu hình nêu trên thì có lẽ lưu hình chính là tiền thân của hình phạt tù chung thân ngày nay.
Sau khi xâm lược Việt Nam vào giữa thế kỷ XIX và thiết lập ách thống trị ở Việt Nam, Thực dân pháp đã chia cắt nước ta thành ba phần: Nam Kỳ - thuộc địa của Pháp, còn Bắc Kỳ và Trung Kỳ - là các "xứ bảo hộ" của chính quốc (thực chất là nửa thuộc địa). Mỗi đơn vị hành chính lãnh thổ như vậy đều có cách điều hành và pháp luật riêng của mình, mà cụ thể là: Tại Nam Kỳ thì áp dụng các văn bản pháp luật do chính quyền Pháp ban hành, còn tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ - các văn bản do chính quyền phong kiến bản xứ ban hành nhưng các văn bản ấy chỉ có hiệu lực thi hành sau khi đã được quan Toàn quyền Đông Dương phê chuẩn. Vì lẽ đó, có ba Bộ luật Hình sự hiện hành trên lãnh thổ
tương ứng của ba miền: 1) Hình luật An Nam, tức là Bộ luật Hình sự Bắc Kỳ - ở Bắc Bộ; 2) Luật hình Hoàng Việt, tức là Bộ luật Hình sự Trung Kỳ - ở Trung Bộ; 3) Bộ luật Hình sự Pháp tu chính, tức là hình luật canh cải - ở Nam Bộ.
Hệ thống hình phạt và các loại hình phạt trong luật hình sự Việt Nam thời kỳ này được quy định ở: Các điều 2 - 5, 11 - 17, 27 - 31 Bộ luật Hình sự Bắc Kỳ; các điều 4 - 43 Bộ luật Hình sự Trung Kỳ và các điều 6 - 36 Hình luật canh cải. Theo đó, hệ thống hình phạt được quy định trong các Bộ luật Hình sự thời kỳ này gồm các hình phạt chính và các hình phạt bổ sung. Trong đó, Các hình phạt chính gồm: Tử hình, khổ sai chung thân, phát lưu (hay còn gọi là thiên tỷ an trí, tức là đi đày suốt đời ở một nơi biệt xứ trên lãnh thổ Đông Dương thuộc Pháp hay ngoài Đông Dương. Nếu người phạm tội bỏ trốn, sẽ bị kết án khổ sai chung thân), khổ sai hữu hạn (từ 5 năm đến 20 năm), câu cấm (hay còn gọi là cấm cố, tức là bắt buộc cư trú từ 5 năm đến 20 năm), tỷ trí (hay còn gọi là tù biệt giam, tức là cấm cư trú từ 5 năm đến 10 năm), phạt giam, phạt bạc (phạt tiền) [18, tr. 38].
Luật hình sự Việt Nam thời kỳ này phân loại tội phạm thành ba loại là: tội vi cảnh (còn gọi là tội trái lệ), khinh tội (còn gọi là tội trừng trị hay tội thường) và trọng tội (còn gọi là tội đại hình). Theo đó, trọng tội là những loại tội có dụng hình phạt chính là: Tử hình, khổ sai chung thân, phát lưu, khổ sai hữu hạn, câu cấm và tỷ trí. Khinh tội là những loại tội áp dụng hình phạt chính là: phạt giam (từ 6 ngày hoặc 15 ngày đến 5 năm), phạt bạc (phạt tiền). Vi cảnh là những loại tội áp dụng hình phạt chính là: phạt giam (từ 1 ngày đến 5 ngày hoặc 10 ngày), phạt bạc.
Hình phạt khổ sai chung thân là hình phạt được áp dụng đối với các trường hợp phạm trọng tội nhưng chưa đến mức tử hình. Người bị kết án bị áp dụng hình phạt này bị tước quyền tự do và phải lao động khổ sai đến hết đời. Như vậy, hình phạt tù chung thân bắt đầu được quy định trong hệ thống hình phạt Luật hình sự Việt Nam với tên gọi là: hình phạt khổ sai chung thân.