NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TÙ CHUNG THÂN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình phạt tù chung thân trong luật hình sự việt nam (Trang 90 - 91)

344 Tội tuyển mộ lính đánh thuê, tội làm lính

3.3. NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TÙ CHUNG THÂN

TÙ CHUNG THÂN

Thứ nhất, những giải pháp liên quan đến đối tượng, điều kiện áp dụng

hình phạt tù chung thân:

- Khung hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Nhiều tội phạm phạm tội có tính chất man rợ, giết nhiều người cùng lúc nhưng vì chưa đủ 18 tuổi nên không phải chịu mức án cao nhất là tử hình hoặc chung thân. Đây cũng là kẽ hở khiến tội phạm lợi dụng. Vì vậy, bên cạnh việc "phòng ngừa" là tạo dựng những môi trường sống tốt cho giới trẻ thì cũng cần những hình phạt đủ để răn đe đối tượng phạm tội. Đối tượng phạm tội trẻ hóa đang ngày càng gia tăng, đã đến lúc các nhà làm luật cần tính tới sửa đổi bổ sung điều luật liên quan đến tội phạm vị thành niên để phù hợp với tình hình thực tế. Pháp luật hình sự Việt Nam cần phải có những quy định có tính chất tùy nghi có thể áp dụng hình phạt tù chung thân đối với những trường hợp người

chưa thành niên phạm tội có tính chất đặc biệt nghiêm trọng. Chúng tôi xin đưa ra hai phương án để khắc phục vấn đề này như sau:

Phương án 1: Sửa nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên

phạm tội như sau: "Ở độ tuổi từ 14 đến chưa đủ 16 tuổi phạm tội không áp dụng hình phạt tử hình và tù chung thân, Ở độ tuổi từ 16 đến dưới 18 tuổi phạm tội không áp dụng hình phạt tử hình và được giảm nhẹ một phần hình phạt so với người đã thành niên". Quy định như vậy sẽ có tác dụng thiết thực răn đe số người thuộc lứa tuổi xấp xỉ thành niên phạm các tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng và hoàn toàn không trái với quy định tại Công ước quốc tế về quyền trẻ em mà Việt Nam là thành viên. Điều 37 của Công ước quốc tế về quyền trẻ em quy định: Không có trẻ em nào phải chịu sự tra tấn, đối xử và trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hay làm mất phẩm giá. Sẽ không áp dụng án tử hình hoặc tù chung thân mà không có khả năng phóng thích. Quy định như vậy có nghĩa là tù chung thân mà có khả năng phóng thích (giảm hình phạt) thì vẫn có thể áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội.

Phương án 2: Sửa Điều 68 Bộ luật Hình sự hiện hành theo hướng

giảm độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội: "Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của chương này, đồng thời theo những quy định khác của Phần chung Bộ luật không trái với những quy định của chương này".

- Những người trên 70 tuổi là những người có đặc điểm đặc biệt về tâm lý, thể chất, cần được sự chăm sóc đặc biệt của gia đình và xã hội. Đối với những người này, nếu không áp dụng hình phạt tù chung thân thì khả năng gây ra nguy hiểm cho xã hội của họ cũng đã bị hạn chế rất nhiều. Không áp dụng hình phạt tù chung thân đối với những người trên 70 tuổi là phù hợp với đạo lý làm người, thể hiện được tinh thần nhân đạo của chính sách hình sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình phạt tù chung thân trong luật hình sự việt nam (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)