Đối tượng và phạm vi áp dụng hình phạt tù chung thân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình phạt tù chung thân trong luật hình sự việt nam (Trang 58 - 62)

* Phạm vi áp dụng của hình phạt tù chung thân

Có thể được hiểu là giới hạn Bộ luật Hình sự quy định cho phép Tòa án có thể áp dụng hình phạt tù chung thân đối với các loại tội phạm. Giới hạn áp dụng hình phạt liên quan đến loại tội do người bị kết án gây ra. Giới hạn về áp dụng hình phạt được luật quy định rõ ràng và cụ thể như vậy là thể hiện những điều kiện ràng buộc khi áp dụng hình phạt. Nó nhằm loại trừ sự tùy tiện của quá trình áp dụng pháp luật, thể hiện một cách đầy đủ và hết sức rõ nét các nguyên tắc liên quan đến nền pháp chế xã hội chủ nghĩa như nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự và hình phạt, nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa…Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, theo Khoản 3 Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 1999 thì có 4 loại tội phạm: Tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định rõ phạm vi áp dụng đối với hình phạt tù chung thân là "được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức xử phạt tử hình". "Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt

Điều 8 Bộ luật Hình sự 1999). Trong số 4 loại tội phạm được phân loại, tội đặc biệt nghiêm trọng có tính nguy hiểm cho xã hội cao nhất. Tính nguy hiểm cho xã hội của một tội phạm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố mang tính khách quan như: tính chất và tầm quan trọng của các quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại, tính chất của hành vi phạm tội, tính chất và mức độ thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội do tội phạm gây ra, tính chất và mức độ lỗi, động cơ, mục đích phạm tội…Dựa vào các yếu tố khách quan quyết định tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, các nhà làm luật đã cân nhắc và quyết định coi tội phạm nào là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng và quy định trong luật. Tuy nhiên, không có nghĩa là bất kỳ người phạm tội nào phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thì có thể áp dụng hình phạt tù chung thân. Mà chỉ những người nào bị kết án về tội là Luật hình sự có quy định hình phạt tù chung thân là một trong những chế tài có thể lựa chọn.

* Đối tượng áp dụng của hình phạt tù chung thân

Đối tượng áp dụng của hình phạt tù chung thân được hiểu là những chủ thể của tội phạm mà Bộ luật Hình sự cho phép tòa án có thể áp dụng loại hình phạt này. Một người sẽ trở thành chủ thể của tội phạm nếu họ có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi mà Luật hình sự quy định.Theo lý luận của khoa học hình sự thì việc phân loại chủ thể của tội phạm có thể dựa trên một số căn cứ dưới đây:

Căn cứ vào độ tuổi thì có: người phạm tội là người chưa thành niên

(tức là từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi) và người phạm tội đã thành niên (người từ đủ 18 tuổi trở lên).

Nếu căn cứ quốc tịch thì có: người phạm tội là người Việt Nam, người

phạm tội là người nước ngoài và người phạm tội là người không quốc tịch. Trong Bộ luật Hình sự năm 1999, hình phạt tù chung thân tuy không quy định rõ đối tượng áp dụng, song lại quy định rõ đối tượng không được áp dụng hình phạt tù chung thân tại Điều 34 Bộ luật Hình sự là người chưa thành

niên phạm tội: "không áp dụng tù chung thân đối với người chưa thành niên

phạm tội". Nghiên cứu các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam ta có thể

thấy, người chưa thành niên phạm tội là những người từ đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi (Điều 12, Điều 68 Bộ luật Hình sự 1999), không mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh nào khác dẫn đến mất khả năng nhận thức hoặc mất khả năng điều khiển hành vi (Điều 13 Bộ luật Hình sự 1999). Người chưa thành niên đang trong giai đoạn phát triển về trí lực và thể lực, do vậy trình độ nhận thức, kinh nghiệm sống, sự hiểu biết về pháp luật, cuộc sống xã hội của những đối tượng này còn hạn chế, mặt khác đối tượng này đang trong thời kỳ chuyển tiếp tâm sinh lý, hình thành nhân cách, các phẩm chất cá nhân, chịu sự tác động chi phối mạnh mẽ của môi trường giáo dục.

Nhìn chung, sự phát triển về nhân cách và sự hình thành các phẩm chất thuộc về nhân thân của người chưa thành niên chịu sự chi phối có tính chất quyết định bởi nền giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội. Không ai khi mới sinh ra đã có sẵn bản tính tốt hay xấu. Nếu được sống trong một môi trường sống lành mạnh, được chăm sóc bởi một nền giáo dục khoa học, tiến bộ, người chưa thành niên sẽ có điều kiện phát triển thể lực, hình thành nhân sinh quan và thế giới quan phù hợp với những giá trị xã hội đương đại, trở thành công dân có ích cho xã hội. Ngược lại, nếu sống trong một môi trường không lành mạnh, người chưa thành niên dễ bị tiêm nhiễm bởi những thói hư, tật xấu, bị tha hóa dần về nhân cách, nghiêm trọng hơn là trở thành người phạm tội.

Dưới góc độ tội phạm học, người chưa thành niên là những đối tượng dễ bị kích động, lôi kéo, khả năng kiềm chế chưa cao. Mặt khác, xét về khả năng cải tạo, giáo dục, đây là đối tượng đặc biệt cần có môi trường cải tạo, giáo dục riêng, không cần thiết phải áp dụng đầy đủ các biện pháp như đối với người đã thành niên mà vẫn có thể đạt được mục đích của hình phạt.

Thời hạn để tính người phạm tội là đã thành niên hay chưa được tính kể từ ngày người phạm tội được sinh ra đến ngày phạm tội. Cơ sở để xác định ngày, tháng, năm sinh của người phạm tội là giấy khai sinh của người phạm

tội. Trong trường hợp người phạm tội không có giấy khai sinh, các cơ quan tiến hành tố tụng phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định ngày, tháng, năm sinh của người phạm tội để làm cơ sở trách nhiệm hình sự. Ví dụ như: dựa vào lời khai của cha mẹ hay người thân của người phạm tội, xác minh ở địa phương, nơi sinh của người phạm tội… Nếu tất cả các biện pháp trên được sử dụng mà vẫn không xác định được chính xác ngày, tháng, năm sinh của người phạm tội thì ngày, tháng, năm sinh của người phạm tội được xác định theo Điều 6 Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-VKSNDTC- TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 12/7/2011 hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự đối với người tham gia tố tụng là người chưa thành niên, cụ thể như sau:

- Trường hợp xác định được tháng sinh cụ thể nhưng không xác định được ngày thì trong tháng đó lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo.

- Trường hợp xác định được quý cụ thể của năm, nhưng không xác định được ngày tháng nào trong quý đó thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quý đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo;

- Trường hợp xác định được cụ thể nửa đầu năm hay nửa cuối năm, nhưng không xác định được ngày tháng nào trong nửa đầu năm hoặc nửa cuối năm đó thì lấy ngày 30 tháng 6 hoặc ngày 31 tháng 12 tương ứng của năm đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo;

- Trường hợp xác định được năm sinh cụ thể nhưng không xác định được ngày tháng sinh của bị can, bị cáo thì lấy ngày 31 tháng 12 của năm đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo.

- Trường hợp không xác định được năm sinh của bị can, bị cáo là người chưa thành niên thì phải tiến hành giám định để xác định tuổi của họ.

Như vậy có thể khẳng định rằng hình phạt tù chung thân có thể áp dụng với hầu hết các đối tượng phạm tội, kể cả phụ nữ có thai, phụ nữ đang

nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người có quốc tịch Việt Nam, người nước ngoài hay người không có quốc tịch; chỉ duy nhất không áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình phạt tù chung thân trong luật hình sự việt nam (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)