Trên cơ sở quy định của Điều 91 BLTTHS thì biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú có quy định:
Thứ nhất, Cấm đi khỏi nơi cư trú là BPNC có thể được áp dụng đối
với bị can, bị cáo có nơi cư trú rõ ràng nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, VKS, Tòa án.
Thứ hai, Những người quy định tại khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này,
Thẩm phán được phân cơng chủ tọa phiên tịa có quyền ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú. Bị can, bị cáo phải làm giấy cam đoan không đi khỏi nơi cư trú của mình, phải có mặt đúng thời gian, địa điểm ghi trong giấy triệu tập.
Thứ ba, người ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú phải thông báo về việc áp
dụng biện pháp này cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can, bị cáo cư trú và giao bị can, bị cáo cho chính quyền xã, phường, thị trấn để quản lý, theo dõi họ. Trong trường hợp bị can, bị cáo có lý do chính đáng phải tạm thời đi khỏi nơi cư trú, thì phải được sự đồng ý của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú và phải có giấy phép của cơ quan đã áp dụng BPNC đó.
Thứ tư, bị can, bị cáo vi phạm lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú sẽ bị áp
dụng BPNC khác.
Điều luật được xây dựng theo bốn tiêu chí sau đây:
- Về chủ thể có quyền áp dụng: những người quy định tại khoản 1
Điều 80 của Bộ luật này, Thẩm phán được phân cơng chủ tọa phiên tịa.
- Về đối tượng bị áp dụng: bị can, bị cáo.
- Về mục đích áp dụng: bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập
của Cơ quan điều tra, VKS, Tòa án.
- Về thủ tục thực hiện: a) Người ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú phải
thông báo về việc áp dụng biện pháp này cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can, bị cáo cư trú và giao bị can, bị cáo cho chính quyền xã, phường, thị trấn để quản lý, theo dõi họ; b) Trong trường hợp bị can, bị cáo có lý do chính đáng phải tạm thời đi khỏi nơi cư trú, thì phải được sự đồng ý của chính quyền địa phương nơi cư trú và phải có giấy phép của cơ quan đã ra quyết định áp dụng BPNC này.
Điều 91 BLTTHS không đề cập đến căn cứ và thời hạn áp dụng biện pháp này là một trong những thiếu sót của kỹ thuật lập pháp. Thực tiễn cho thấy các trường hợp sau được áp dụng biện pháp này: hồ sơ điều tra đã hồn tất, phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng, hết thời hạn tạm giam mà việc tạm giam khơng cịn cần thiết, khơng có tiền án, khơng có khả năng phạm tội mới, không cản trở điều tra, truy tố, xét xử. Do đó, các trường hợp này cần được luật hóa.