MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CHẾ ĐỊNH CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chế định các biện pháp ngăn chặn theo luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 157 - 161)

- Nguyên nhân chủ quan

3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CHẾ ĐỊNH CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

ĐỊNH CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

Việc hoàn thiện chế định các BPNC để nâng cao hiệu quả áp dụng được thể hiện trên ba phương diện thực tiễn, lý luận và lập pháp sẽ trình bày dưới đây:

- Về phương diện thực tiễn áp dụng pháp luật

Cơ quan THTT đã áp dụng các BPNC để giải quyết tình hình tội phạm có hiệu quả. Tuy nhiên, tồn tại cần phải giải quyết trong quá trình đó là: việc áp dụng các biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh và đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm đạt hiệu quả thấp; nhiều trường hợp lạm dụng bắt khẩn cấp, tạm giam; thời hạn tạm giam kéo dài có chiều hướng tăng; tạm giữ hình sự thay cho tạm giữ hành chính; những vi phạm trong áp dụng BPNC gây hậu quả nghiêm trọng, như dùng tra tấn, nhục hình biến tướng đối với người bị tạm giữ, tạm giam gây chết người; còn biểu hiện của tư tưởng "Quyền anh, quyền tôi" nên Cơ quan điều tra không chấp hành quyết định từ chối phê chuẩn của Viện kiểm sát đối với quyết định gia hạn tạm giữ lần thứ nhất, lần thứ hai; trả tự do trái pháp luật; việc trả tự do chiếm tỷ lệ cao đối với người bị tạm giam sau đó miễn TNHS.

- Về phương diện lý luận

Từ thực tiễn áp dụng các BPNC đã phân tích ở chương 2 của luận án, đặt ra những vấn đề cần được lý luận giải quyết như sau:

Một là, bằng cách nào khắc phục được tư tưởng "bắt thay cho điều

tra" và hạn chế việc lạm dụng bắt khẩn cấp và tạm giam;

Hai là, định lượng thời hạn tạm giam bao nhiêu là cần thiết để bảo

đảm hoàn thành hoạt động điều tra, truy tố, xét xử theo hướng rút ngắn hơn so với thời hạn này đã được quy định trong BLTTHS năm 2003;

Ba là, nên hay không nên tiếp thu thủ tục và thẩm quyền quyết định áp

dụng biện pháp tạm giam tại một phiên tòa;

Bốn là, có nên loại biện pháp bắt người ra khỏi hệ thống các biện pháp

ngăn chặn hoặc quy định thời hạn bắt người hay không ?

Năm là, bằng cách nào để nâng cao hiệu quả áp dụng các biện pháp

cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm nhằm thực hiện xã hội hóa việc thi hành pháp luật;

Sáu là, quan hệ giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát cần được xác

định như thế nào để nâng cao hiệu quả công tác kiểm sát đối với việc phê chuẩn năm biện pháp ngăn chặn mà BLTTHS năm 2003 đã quy định;

Bảy là, nên hay không nên thiết lập căn cứ không khởi tố bị can;

Tám là, nên chăng loại vấn đề thời hiệu yêu cầu bồi thường thiệt hại

cho người bị oan ra khỏi Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;

Giải quyết được những vấn đề lý luận này còn có ý nghĩa nâng cao nhận thức pháp luật để có thái độ đúng đắn, thận trọng đối với người THTT khi áp dụng các BPNC, đồng thời, giúp cho các sinh viên, học viên nhận thức đúng đắn các kiến thức pháp luật để áp dụng chính xác vào công tác thực tiễn sau này. Ngoài ra, việc hoàn thiện chế định các BPNC về những vấn đề nêu trong luận án sẽ góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận luật TTHS,

như một nguồn tài liệu tham khảo có ích bổ sung vào khoa học luật TTHS nước ta.

- Về phương diện lập pháp

Từ những tồn tại của thực tiễn áp dụng chế định các BPNC và những vấn đề nảy sinh từ lý luận cần giải quyết cho thấy, pháp luật thực định có những nội dung còn thiếu, chưa được xác định hoặc chưa rõ nghĩa để từ đó, bổ sung, sửa đổi, hủy bỏ cho phù hợp với thực tiễn, đồng thời, đáp ứng được khả năng phòng ngừa và ĐTCTP theo dự báo tình hình tội phạm trong giai đoạn mới.

Vấn đề tiếp theo cho lập pháp là cần phải hoàn thiện những quy phạm về chế định các BPNC để nâng cao hiệu quả áp dụng với nội dung như:

Một là, khắc phục những nhược điểm sau: a) Thiếu quy phạm đối với

định nghĩa pháp lý của khái niệm BPNC, căn cứ áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm giữ và biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam, thời hạn thực hiện việc bắt người và trường hợp bị can, bị cáo phạm vào một tội mà BLHS quy định hình phạt tù từ 2 năm trở xuống, đồng thời, không có nơi cư trú thường xuyên trên lãnh thổ Việt Nam, không xác định được nhân thân của họ, có vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan trong thời gian đang áp dụng BPNC khác hoặc đã trốn tránh Cơ quan điều tra, VKS hoặc Tòa án…; b) Quy phạm không rõ ràng, như: thời điểm kết thúc của thời hạn tạm giữ, thời hạn tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam tại Điều 87 BLTTHS, căn cứ áp dụng các biện pháp bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm theo tính chất tội phạm, đối với các BPNC do VKS phê chuẩn, thì việc hủy bỏ hoặc thay thế phải do Viện kiểm sát quyết định theo Điều 94 BLTTHS, căn cứ khởi tố bị can theo Điều 126 BLTTHS; c) Quy phạm chưa đầy đủ nội dung, gồm: các căn cứ trả tự do, hủy bỏ các BPNC được quy định tại BLHS không được liệt kê đầy đủ trong BLTTHS; d) Chưa có sự đồng bộ giữa BLHS 1999 và BLTTHS năm 2003 về quy định "Thời hạn tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ

một ngày tạm giữ, tạm giam bằng một ngày tù" theo Điều 33 BLHS và "Thời hạn tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam. Một ngày tạm giữ được tính một ngày tạm giam" theo Điều 87 BLTTHS; e) Có nội dung về thời hiệu yêu cầu bồi thường thiệt hại trong Nghị quyết 388/NQ-UBTVQH và Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ở các điều 5, 19 mâu thuẫn với hai nguyên tắc "Bảo đảm quyền được bồi thường thiệt hại, phục hồi danh dự, quyền lợi của người bị oan" và "Bảo đảm quyền được bồi thường của người bị thiệt hại do cơ cơ quan hoặc người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây ra" được quy định tại các điều 29 và 30 BLTTHS năm 2003.

Hai là, thời hạn tạm giam trong từng giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử

sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm được quy định rải rác tại các chương khác nhau: chương IX, XXIV, XXV, XXX, XXXI, XXXII BLTTHS làm cho chế định các BPNC bị mất đi tính hệ thống, độc lập, đồng thời, làm cho người THTT khó theo dõi, kiểm tra thời điểm kết thúc của thời hạn; thời hạn tạm giam trong các giai đoạn điều tra, truy tố kéo dài nên dễ phát sinh sự ỷ lại, không tích cực tiến hành các hoạt động cần thiết và những hậu quả khác.

Ba là, trong thời kỳ hội nhập quốc tế, việc tham khảo pháp luật nói

chung và các BPNC nói riêng của nước ngoài là nhu cầu tất yếu khách quan. Chúng ta nên chọn lọc tiếp nhận quy định nào đó vừa bảo đảm căn cứ áp dụng, thay thế, hủy bỏ được chính xác vừa không xâm hại các quyền và tự do cá nhân của những đối tượng bị áp dụng các BPNC. Ví dụ, thẩm quyền, thủ tục quyết định áp dụng biện pháp tạm giam tại Tòa án theo BLTTHS năm 2001 của Liên bang Nga…

Dựa trên cơ sở những mục tiêu, quan điểm, phương hướng xây dựng và hoàn thiện pháp luật nói chung và pháp luật TTHS nói riêng đã được làm rõ, chúng ta cần có nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng chế định các BPNC.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chế định các biện pháp ngăn chặn theo luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 157 - 161)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)