III- NỘI DUNG QUẢN LÝ THU BHXH
5- Tổ chức thu:
hiện nay hoạt động của ngành BHXH được thực hiện và phân cấp từ TW đến địa phương bao gồm 3 cấp:
- BHXH Việt Nam( cấp TW ) - BHXH Tỉnh (cấp khu vực) - BHXH Huyện ( cấp địa phương)
Trong đó đã được quy định những chức năng và nhiệm vụ cụ thể: BHXH Việt Nam:
Chỉ đạo hướng dẫn và kiểm tra tình hình thực hiện công tác thu quản lý chung về tất cả các hoạt động liên quan đến công tác thu ở tất cả các cơ quan BHXH tỉnh thành phố, quận huyện trên cả nước,cấp sổ BHXH thẻ BHYT trong toàn ngành bao gồm cả BHXH bộ Quốc phòng, bộ công an và ban cơ yếu chính phủ, xác định mức lãi xuất bình quân trong năm của hoạt động đầu tư quỹ BHXHvà thông báo cho cơ quan BHXH cấp tỉnh.
BHXH Tỉnh:
Phòng thu của BHXH tỉnh có trách nhiệm thu BHXH tại các đơn vị trong toàn tỉnh như: các tổ chức doanh nghiệp thuộc quyền quản lý của nhà nước, các cơ quan hành chính nhà nước, các doanh nghiệp đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài, các đơn vị có sử dụng lao động lớn…..phòng thu BHXH tỉnh có các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Căn cứ tình hình trực tiếp của địa phương để phân cấp quản lý thu BHXH BHYT cho phù hợp với chức năng nhiệm vụ
- Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu liên quan đến người lao động tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh
- Xây dựng kế hoạch và hướng dẫn kiểm tra tình hình thực hện công tác thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT theo phân cấp quản lý.
- Quyết toán số tiền thu BHXH, BHYT đối với BHXH cấp huyện theo định kỳ quý, 6 tháng, năm.
- Lập kế hoạch báo cáo tổng hợp kết quả thu BHXH hàng tháng, quý,năm theo yêu cầu của ngành.
- Quản lý hồ sơ của các đơn vị tham gia BHXH ở các huyện ban ngành,đoàn thể trực thuộc tỉnh.
- Kiểm ta thẩm định yêu cầu của các huyện,xử lý các sai lệch trong thu hồ sơ của đơn vị.
- Xử lý các vướng mắc phát sinh trong công tác thu BHXH trên địa bàn tỉnh huyện theo đề nghị của BHXH huyện, các đơn vị Sử dụng lao động và người lao động.
BHXH huyện:
- Tổ chức hướng dẫn thu BHXH,BHYT.
- Cấp sổ BHXH, Thẻ BHYTđối với người lao động và người sử dụng lao động theo phân cấp.
- Thực hiện thu BHXH đói với các cơ quan, đơn vị tham gia đóng BHXH bắt buộc.
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia BHXH của các đơn vị sau đó thực hiện kiểm tra và gửi xuống BHXH tỉnh.
- Tổ chức lưu trữ hồ sơ thu BHXH của các đơn vị sử dụng lao động và người lao động.
- Thực hiện công tác đối chiếu các chứng từ ốm đau, thai sản…..để cùng các đơn vị lập hồ sơ thanh toán các chế độ BHXH theo quy định.
- Thông báo đôn đốc các đơn vị sử dụng lao động đóng BHXH hàng tháng đúng thời gian quy định.