Chỉ số Ichimoku Kinkou-Hyo 14.07.2007 19:

Một phần của tài liệu Phân tích kỹ thuật từ cơ bản đến chuyến sâu pdf (Trang 90 - 94)

14.07.2007 19:10

Ichimoku Kinkou-Hyo là một kỹ thuật do Goichi Hosoda một nhà báo Nhật lập ra từ trước chiến tranh thế giới thứ 2. Cùng với candlestick, nó đã trở thành niềm tự hào của người Nhật. Vì tiếng Nhật khá là khó đọc nên người ta hay gọi tắt là Ichimoku hay viết tắt là IKH. Nghĩa dựa theo tên của kỹ thuật này là "một cái nhìn về đồ thị cân bằng" (Ichimoku - cái nhìn, Kinkou - hài hòa, Hyo - biểu đồ giá). Cân bằng và hài hòa là cái người Nhật luôn luôn kiếm tìm. Kỹ thuật này đo những trung điểm của các giá cao và giá thấp trong các khoảng thời gian khác nhau.

Các khoảng thời gian gồm có 3 loại, nguyên bản là 26, 52 và 9, tương tự như các khoảng thời gian trong chỉ số MACD, trong đó 9 đóng vai trò như thời gian của đường tín hiệu.

Các khoảng thời gian này được lập từ khi một tuần làm việc có 6 ngày. Bây giờ một tuần làm việc có 5 ngày nên người ta cũng hay chỉnh lại các khoảng thời gian là 22 (số ngày làm việc trong một tháng), 44 (số tuần làm việc trong một năm) và 7 (hoặc 8, một tuần rưỡi). Người ta cũng có thể dùng các time periods khác như: 5, 13, 26.

Ichimoku gồm 5 đường: Kijun, Tenkan, Chiku, Senkou Span A và Senkou Span B. Chà khó đọc và khó nhớ nhỉ. Chẳng hiểu ý nghĩa là gì.

1. Kijun hay Kijun-sen theo tiếng Nhật là Trend Line (thôi khỏi dịch ra tiếng Việt nhỉ). Kijun = (đỉnh cao nhất + đáy thấp nhất) / 2 tính trong khoảng thời gian 26 ngày vừa qua (Kijun-sen period). Kijun cũng còn được gọi là Base Line.

2. Tenkan-sen là Signal Line, đường tín hiệu. Tenkan = (đỉnh cao nhất + đáy thấp nhất) / 2 tính trong khoảng thời gian 9 ngày vừa qua(Tenkan-sen period). Tenkan còn gọi là Conversion Line.

3. Chikou (Chinkou, Chiku) là Lagging Line, đường trễ chính là giá đóng cửa của 26 ngày trước đây.

Senkou Spans A và B hay còn gọi là Leading Spans tạo thành các đám mây Cloud (tiếng Nhật là Kumo).

4. Senkou Span A = (Tenkan Line + Kijun Line) / 2 của 26 ngày trước đây. Tức là trung bình cộng của Kijun và Tenkan dịch về phía trước 26 ngày.

5. Senkou Span B = (đỉnh cao nhất + đáy thấp nhất) /2 tính trong khoảng thời gian 52 ngày đã qua của 26 ngày trước đây. Tức là giống như cách tính Kijun và Tenkan nhưng là tính trong khoảng 52 ngày và dịch về phía trước 26 ngày.

Như vậy tóm lại cho dễ nhớ chúng ta có đường tín hiệu (Tenkan), đường xu hướng (Kijun), đường trễ (Chikou), đường dẫn (Senkou) A và đường dẫn B. Khoảng cách giữa đường dẫn A và đường dẫn B tạo thành mây.

Tenkan - Đường xu hướng.

Nếu giá nằm trên đường xu hướng, có thể giá còn lên nữa. Nếu giá bắt đầu cắt đường xu hướng, có thể xu hướng sẽ thay đổi. Nếu đường xu hướng đi lên, giá có thể lên và ngược lại. Một tín hiệu tốt của đường xu hướng là thể hiện trạng thái mua thái quá và bán thái quá của giá.

Kijun - Đường tín hiệu.

Nếu đường tín hiệu cắt đường xu hướng từ dưới lên, có thể giá sẽ tăng (cái này khác với MACD) và ngược lại.

Nếu đường tín hiệu đi lên hoặc đi xuống, thị trường có xu hướng. Nếu đường tín hiệu đi ngang, thị trường có thể sideway.

đường trễ nằm trên đường giá, nó củng cố cho tín hiệu tăng giá (nếu có), ngược lại, nếu đường trễ nằm dưới giá, nó củng cố cho tín hiệu giảm giá (nếu có).

Kumo - Đám mây

Nếu giá nằm giữa hai đường dẫn A và B, tức là lọt vào đám mây, thị trường có thể là đi ngang và các đường dẫn này đóng vai trò như đường hỗ trợ và kháng cự.

Nếu giá nằm phía trên đám mây, các đường dẫn A và B sẽ là đường hỗ trợ. Nếu giá nằm dưới đám mây, các đường dẫn lại là đường kháng cự.

Nếu đám mây dày, mức kháng cự và hỗ trợ tốt, volatility tăng. Ngược lại, đám mây mỏng thì volatility thấp, thị trường sideway.

Các tín hiệu tăng giá hay giảm giá nằm ngoài đám mây sẽ là rất mạnh. Ngược lại các tín hiệu tăng giảm giá nằm trong đám mây thì không mạnh bằng. Như vậy, tín hiệu tăng giá bên dưới đám mây là rất yếu, tín hiệu giảm giá phía trên đám mây cũng vậy.

Ichimoku chắc chắn không đơn giản, bởi vì nó không đưa ra con số. Chúng ta phải đọc thế của nó trong tổng thể các đường và mây, phối hợp với candlestick. Quả là một tuyệt chiêu của người Nhật. Ngoài ra thay đổi các time periods để nhìn nhận thị trường trong các khoảng thời gian phù hợp cũng là một kỹ thuật không dễ nắm bắt.

5.3 Trendline - Đường xu hướng

Đường xu hướng là công cụ cơ bản nhất của phương pháp phân tích bằng đồ thị. Đường xu hướng tăng (Uptrend)

Cấu tạo

• Sử dụng giá mở cửa, cao nhất, thấp nhất hay đóng cửa để vẽ đường xu hướng. điều quan trọng nhất ở đây là khỏang thời gian chúng ta cần xét đến là bao lâu, cái này người ta gọi là khung thời gian (time frame). Thông thường ở VN người ta chọn là ngày, tuần, tháng và sau đó là năm.

• Nếu đường giá đang chuyển động là tăng theo 1 đường thẳng thì ta nối các điểm thấp nhất và kéo dài ra cho đến ngày hoện hành thì ta đưỡc 1 đường xu hướng tăng, với 3 điểm thấp nhất ta có thể xác định được đường xu hướng này. Nếu càng nhiều điểm thì đường xu hướng này càng có giá trị chính xác.

Sử dụng

• Đường xu hướng tăng cho biết thị trường sẽ tiếp tục với xu hướng đó cho đến khi xu hướng đó bị gãy (broken). Trong xu hướng tăng giá, cái cơ hội mua xảy ra khi đường giá nằm trên đường xu hướng này. Đường xu hướng tăng giá nhằm giúp đỡ nhà đầu tư kiểm tra lại tín hiệu mua của thị trường bằng cách: đường giá di chuyển gần sát

hay phía dưới đường xu hướng tăng và sau đó nó hồi phục và chuyển động theo hướng lên trên đường xu hướng tăng.

• Ngược lại nếu đường xu hướng tăng bị gãy thì nó sẽ cho tín hiệu bán khi đường giá cắt qua đường xu hướng hướng tăng và có hướng đi xuống.

Đường xu hướng giảm (downtrend) \ Cấu tạo

Nếu đường giá đang chuyển động giảm ta vẽ 1 đường thẳng nối các điểm cao nhất của đường giá và kéo dài ra cho đến ngày hiện hành, ta được 1 đường xu hướng giảm. Nối càng nhiều điểm thì đường xu hướng này càng chính xác. Đường này có ý nghĩa là: hướng đi tòan bộ của 1 xu hướng. Nó có thể đo được xu hướng bị gãy như thế nào.

Sử dụng

• Đường giá luôn nằm dưới đường xu hướng này, đâu là cơ hội mua tốt nhất của thị trường trong tương lai.

• “ Tăng theo bậc thang, giảm dần theo độ cao”. Với ý nghĩa như vậy khi thị trường đang đi xuống là vô cùng nguy hiểm đối với những nhà đầu tư vì họ sẽ có những cuộc mua bán hết lớn trong giai đọan này. Nó giống như công việc đóng đinh vậy: khi đóng 1 cái đinh to thì chúng ta phải đóng thật chậm

biến động, thông thường thì chúng ta phải chờ cho đến khi đường xu hướng bị gãy trước khi nói rằng xu hướng cũ đã kết thúc. Xu hướng xuống bị gãy khi giá nằm phía dưới đường xu hướng và chuyển động vượt qua đường xu hướng. nhưng phải cẩn thận với các bẫy của người bán; cái bẫy này là hiện tượng mua nhiều tạo ra tại 1 thời điểm và đường giá vượt đường xu hướng trong khỏang thời gian ngắn nhất định, sau đó lại tiếp tục xu hướng xuống chứ không phải thật sự là bị bẻ gãy đường xu hướng.

Một phần của tài liệu Phân tích kỹ thuật từ cơ bản đến chuyến sâu pdf (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w