Đường bao Bollinger

Một phần của tài liệu Phân tích kỹ thuật từ cơ bản đến chuyến sâu pdf (Trang 41 - 46)

14.07.2007 19:15

Bollinger là một công cụ được phát triển bới chính John Bollinger.Đường bao Bollinger được xem là một chỉ sô cho phép người dùng so sánh độ biến động ( volatility) và mức giá tương đối theo thời gian.Chỉ số gồm có 3 phần được thiết kế nhằm bao quanh phần lớn của giá cổ phiếu

1. Đường trung bình di động nằm ở giữa

2. Dải nằm ở trên đường 1 ( là SMA cộng với 2 lần độ lệnh tiêu chuẩn của giá cổ phiếu)

3. Dải nằm dưới đường 1 ( là SMA trừ đi 2 lần độ lệch tiêu chuẩn của giá cổ phiếu) Cách tính độ lệch tiêu chuẩn ( standard deviation )

Công thức

Với X = giá chứng khoán , E() = bình quân

trong tài chính nói chung và trong thị trường chúng khoán nói riêng là một số đo cho độ biến động của cổ phiếu. Việc sử dụng độ lệch tiêu chuẩn nhằm đảm bảo rằng 2 đường bao sẽ phản ứng nhanh chóng với sự thay đổi của giá cổ phiếu và phản ánh độ biến động lớn hay nhỏ.( Những vùng có bụng đường bao Bollinger to là cổ phiếu biến động lớn và ngược lại).

• Cách sử dụng:

Với mục đích để xác định mức giá tương đối và độ biến động, độ biến động giá được hiểu là độ rủi ro trong trường hợp này, Bollinger được kết hợp với giá cổ phiếu từng ngày và một số chỉ số khác sẽ tạo nên những tín hiệu mua/bán , đặt lệnh/ hủy lệnh, và dự đoán được thị trường.

Thường Bollinger kết hợp với Candlesticks .

• Double bottom Buy : là tín hiệu khi giá cổ phiếu "hủy diệt" ( các ngọn nến đổ xuống dưới đường bao dưới) đường bao phía dưới.Sau tín hiệu này thì thị trường sẽ có kỳ vọng tăng ( Bullish )

• Ghi chú : Double bottom :Mô hình hai đáy hình thành khi giá tạo thành hai điểm đáy liên tiếp trên cùng một đồ thị. Mô hình này chỉ hoàn thiện khi giá tăng vượt qua điểm bắt đầu hình thành đáy thứ hai (tức là vượt qua đường Neckline sau khi đã chạm đến đáy thứ hai). Mô hình hai đáy là thời kỳ chuyển đổi xu thế giảm giá thành xu thế tăng giá, nó mang tính đảo chiều. Có điều là mô hình này tương đối dễ nhận ra nên cũng rất dễ nhầm do đó nhà đầu tư nên cẩn thận khi quyết định tham gia trong thời kỳ này. Thực tế thống kê cho thấy nếu nhà đầu tư nóng vội tham gia ngay từ đầu thì xác xuất thất bại là 64% còn nếu họ cố gắng đợi đến khi xuất hiện "breakout" (đảo chiều) thật sự thì xác xuất thất bại chỉ còn 3%.

Ví dụ bằng cổ phiếu REE- Công ty cơ điện lạnh ( tôi dùng Metastock kết hợp đường Candlestick , SMA(20) , 2 đường bao là Bollinger ( +/- 2 devations) : nhìn trên biểu đồ thì thấy rõ ràng vòng Elip đầu tiên( nguyên nhân)(các cây nến đổ xuống dưới đường màu xanh – vòng Elip thứ 2 ( kết quả )( các cây nến đổ trên đường trung bình di động.

• Double Top Sell : ngược lại hoàn toàn với Double Bottom Buy.

• Ghi chú : Double Top :Mô hình hai đỉnh hình thành khi đường biểu diễn sự biến động của giá chứng khoán hình thành hai đỉnh trên biểu đồ. Mô hình này chỉ hoàn thiện khi giá chứng khoán rơi xuống dưới mức sàn đáy (điểm dưới cùng của đáy) của toàn mô hình. Mô hình hai dỉnh là mô hình thể hiện sự đảo ngược của xu hướng tăng giá chứng khoán – nó đánh dấu quá trình chuẩn bị cho xu hướng đi xuống của xu hướng tăng giá trong hiện tại (nó báo hiệu cho một thị trường giảm giá). Vì đây là mô hình rất hay thường gặp và rất dễ nhận ra nên khi nhận định về thị trường chúng ta nên xem xét một cách cẩn then. Bolkowski ước tính mức thất bại của mô hình này là 65% nếu nhà đầu tư đợi đến mức đột biến giá (Breakout) mới tiến hành giao dịch thì mức rủi ro giảm xuống còn 17%.

• Độ rộng của đường bao Bollinger: Hãy chọn Bollinger và nhìn vào 2 đường bao : những chỗ có độ rộng lớn thì biến động giá rất cao, rủi ro cũng lớn.Những chỗ hẹp cho thấy độ biến động giá thấp, độ an toàn cao. Đây là điểm quan trọng cho những nhà đầu tư quyết định có đầu tư hay không vào cổ phiếu mình chọn.Vì thị nước ta chưa có thị trường Quyền chọn ( Options / Future ).Nếu có Options ( Call/Put) thì giá của Options sẽ rẻ hơn khi độ biến động giá thấp ( 2 đường bao Bollinger hẹp ).

1.4 Moving Average (MA) - Chỉ số trung bình trượt

MA là chỉ số được sử dụng nhiều và phổ biến nhất trong việc xác định xu thế của thị trường. Nó có thể được dùng giống như chỉ số bán quá nhiều/mua quá nhiều. Khi được kết hợp với các chỉ số khác, bao gồm cả các chỉ số trung bình trượt khác, MA cung cấp cho ta một hệ thống giao dịch hoàn chỉnh với các tín hiệu mua và bán.

Về bản chất, chỉ số trung bình trượt loại bỏ các nhiễu của thị trường, giúp ta có cái nhìn rõ hơn đối với xu thế. Điều này được thực hiện bằng cách chuyển đổi từ đồ thị thanh sang đồ thị đường.

Trung bình trượt (n)= [Giá (n) + giá (n-1) +….+ giá (N-m)]/m

Với n là khoảng thời gian hiện tại, giá(n) tương ứng với giá đóng cửa, m là số mẫu dùng cho tính toán. Tham số m được tùy chọn bởi người sử dụng.

Để tính giá trị trung bình trượt tiếp theo, áp dụng công thức trên nhưng bỏ đi giá trị xa nhất và cộng thêm giá trị gần nhất.

Cần đặc biệt chú ý trong việc lựa chọn m, nó đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phân tích xu thế. m có thể thay đổi từ 3 ngày cho đến 200 ngày tùy theo yêu cầu của nhà đầu tư. Các xu hướng dài hạn thường được thể hiện khá rõ với trung bình trượt 200 ngày. Có một vài cách để xây dựng chỉ số trung bình trượt tùy thuộc vào loại giá nào được sử dụng.

• Trung bình trượt đơn giản: sử dụng giá đóng cửa.

• Trung bình trượt trung tâm: sử dụng giá chính giữa của thanh chứ không phải giá đóng cửa.

• Trung bình theo tỉ lệ: nhiều người cho rằng các dữ liều càng gần với thời điểm hiện tài thì càng có giá trị hơn so với các dữ liệu xa trước đó, vì thế với chỉ số này những dữ liệu gần sẽ được gắn với những tỉ lệ lớn hơn so với dữ liệu xa.

Cách sử dụng

Chỉ số trung bình trượt họat động khá hiệu quả trong việc xác định xu hướng của thị trường. Tùy vào mục đích đầu tư của mỗi ngưới, chỉ số này được sử dụng với các khung thời gian khác nhau. Thường thì các traders coi trung bình trượt là tín hiệu cần phải xem xét cuối cùng trước khi đưa ra một quyết định. Họ sẽ chỉ hành động khi các tín hiệu có xu hướng trùng với hướng của trung bình trượt hoặc giá hiện thời nằm cùng phía với hướng của trung bình trượt.

Đường trung bình trượt thường được vẽ cùng với một hình bao xung quanh. Độ chênh lệch của đường bao trên và dưới so với đường trung bình trượt là cố định. Thị trường được coi là hoạt động bình thường khi giá chứng khoán vẫn còn nằm trong đường bao

này. Khi giá vượt quá đường bao trên, đó là tín hiêu mua quá nhiều và ngược lại quá đường bao dưới là tín hiệu bán quá nhiều.

MA Cross

Để giúp ích hơn trong việc phân tích, 2 hoặc 3 đường trung bình trượt với khoảng thời gian khác nhau (8, 21, và 55 ngày chẳng hạn) có thể được sử dụng kết hợp lại. Hai đường 8 và 21 ngày thể hiện trung bình ngắn hạn và đường 55 ngày thể hiện cho dài hạn. Tín hiệu giao dịch xuất hiện khi 2 đường trung bình giao nhau với hướng của tín hiệu là hướng của đường ngắn hạn cắt đường dài hạn.

Nếu đường ngắn hạn nằm trên đường dài hạn, đó là xu thế thị trường bò tót. Ngược lại nếu chỉ số ngắn hạn nằm dưới đường dài hạn, đó là xu thế thị trường gấu.

Cần phải nhận thức rõ là các chỉ số trung bình trượt chỉ thực sự hoạt động tốt và hiệu quả với thị trường có xu hướng. Nếu thị trường không có xu hướng, chỉ số trung bình động có thể gây ra Whipsawed. Điều này được loại bỏ thông qua việc sử dụng trung bình trượt dài hạn hoặc MACD để xác định liệu thị trường thật sự có xu hướng hay không. Chú ý, MACD thực chất bắt nguồn từ trung bình động đơn giản. Trong trường hợp thị trường đang không có xu hướng được xác nhận, các chỉ số bán quá nhiều/mua quá nhiều có thể được áp dụng.

Trong ví dụ trên, đường xanh sẫm là đường ngắn hạn 8 ngày, đỏ là đường 21 ngày, và xanh lá cây là đường dài hạn 55 ngày.

trượt không chỉ đơn thuần là sự giao nhau của các đường chỉ số mà cần phải biết kết hợp với các chỉ số khác, biết xây dựng các qui tắc giao dịch để bổ xung và nâng cao hiệu quả của việc sử dụng chỉ số trung bình động.

Một phần của tài liệu Phân tích kỹ thuật từ cơ bản đến chuyến sâu pdf (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w