7. Kết cấu của luận văn
1.2. Đặc điểm, nội dung của quản lý nhà nước bằng pháp luật trong
1.2.1. Đặc điểm của quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực hải quan
Bộ Công thương. Điều lệ Hải quan được ban hành kèm theo Nghị định số 3/CP của Hội đồng Chính phủ ngày 27-2-1960. Năm 1984, Tổng cục Hải quan được thành lập trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) theo Nghị quyết số 547-NQ/HĐNN7 ngày 30-8-1984 của Hội đồng Nhà nước. Ngày 20-2-1990 Pháp lệnh Hải quan được ban hành thay thế Điều lệ Hải quan, từ đây, hoạt động hải quan bắt đầu được luật hóa. Tháng 7-1993, Hải quan Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ chức Hải quan Thế giới, và trong khuôn khổ của tổ chức này đã có nhiều hoạt động mang lại kết quả thiết thực. Ngày 29-6-2001, Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ban hành Luật Hải quan thay thế Pháp lệnh Hải quan, và có hiệu lực từ ngày 01-1-2002. Chính sách hải quan từ chỗ "thực hiện chính sách độc quyền ngoại thương" của Nhà nước, chuyển sang thực hiện chính sách "tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh" phục vụ công cuộc đổi mới, cải cách hành chính, mở cửa, hội nhập, tham gia toàn cầu hóa kinh tế của đất nước ta.
1.2. Đặc điểm, nội dung của quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực hải quan lĩnh vực hải quan
1.2.1. Đặc điểm của quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực hải quan hải quan
Quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực hải quan có những đặc điểm của QLNN bằng pháp luật nói chung, song cũng có những đặc điểm riêng, do tính chất đặc thù của lĩnh vực hải quan quy định. Đó là
Formatted: Not Expanded by / Condensed by
Formatted: Not Expanded by / Condensed by
Formatted: Not Expanded by / Condensed by
Formatted: Not Expanded by / Condensed by
Formatted: Level 1, Indent: First line: 1,27 cm, No widow/orphan control
Formatted: Font: 14 pt
Formatted: Font: Italic, Not Expanded by / Condensed by
Formatted: Expanded by 0,2 pt
Formatted: Indent: First line: 1,27 cm, No widow/orphan control
những đặc điểm sau:
Thứ nhất: Đặc điểm về của công cụ quản lý
Quản lý nhà nước lĩnh vực hải quan sử dụng pháp luật như là một công cụ chủ yếu. Pháp luật này tồn tại dưới hình thức một hệ thống được hình thành từ nhiều cấp, nhiều ngành, về nhiều lĩnh vực, bao gồm các "luật thủ tục" và "luật nội dung" với hai bộ phận cơ bản là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh trực tiếp các hoạt động hải quan (luật thủ tục) và hệ thống quy phạm pháp luật liên quan trực tiếp đến hoạt động hải quan, do các cơ quan nhà nước hữu quan ban hành (luật nội dung).
- Về luật thủ tục. Luật này là hệ thống các quy phạm pháp luật quy định
thủ tục, trình tự tổ chức triển khai, thực hiện các hoạt động hải quan. L Về nội dung, luật thủ tục gồm các quy định về trình tự tiến hành các công việc, biện pháp nghiệp vụ làm thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan; về các loại hình XNK, XNC, quá cảnh chịu sự quản lý hải quan; về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm (về mặt thủ tục) của các chủ thể, đối tượng quản lý trong hoạt động hải quan; về nguyên tắc, hệ thống, tổ chức, bộ máy hoạt động hải quan; về địa bàn hoạt động hải quan; v về trình tự thủ tục tiến hành các hoạt động như: XNK, XNC, quá cảnh chịu sự quản lý hải quan; ề tổ chức phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; hoạt độngvề mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan nhà nước liên quan trong hoạt động hải quan; về chế độ, thủ tục thanh tra, kiểm tra trong QLNN lĩnh vực hải quan; về thủ tụchẩm quyền xử lý, các hành vi vi phạm PLHQ, mức xử phạt áp dụng, trình tự, thủ tục xử lý, khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo vi phạm PLHQ…
- Về luật nội dung. Luật này là hệ thống các văn bản QPPL quy định về
chế độ, chính sách quản lý, điều hành hoạt động XNK, quá cảnh hàng hóa; về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các loại pháp nhân, cá nhân thuộc các thành
phần kinh tế kinh doanh XNK; về thẩm quyền QLNN đối với các pháp nhân, cá nhân kinh doanh XNK, quá cảnh; về chế độ kinh doanh XNK, tạm nhập-tái xuất, tạm xuất - tái nhập, quá cảnh, chuyển cửa khẩu, chuyển cảng…; về các loại hàng hóa được XNK, quá cảnh theo loại hình mậu dịch - loại có hợp đồng ngoại thương và phi mậu dịch - loại không có hợp đồng (quà biếu, tặng, cho, hành lý, tài sản di chuyển, thừa kế, hàng hóa trao đổi cư dân biên giới, hàng là phế liệu, phế phẩm của các hợp đồng gia công nước ngoài, v.v...); về danh mục hàng hóa cấm XK, cấm NK, hàng hóa XNK phải có cô-ta (hạn ngạch), giấy phép, kinh doanh có điều kiện, phải được giám định Nhà nước trước khi XNK, hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành; quy định trách nhiệm, nghĩa vụ của DN, cá nhân khi XNK, quá cảnh phải nộp các loại thuế và các khoản tài chính (phụ thu, lệ phí) vào ngân sách nhà nước; Biểu thuế - danh mục hàng hóa phải chịu các sắc thuế khi XNK và thuế suất các loại: thông thường, ưu đãi phổ cập, ưu đãi đặc biệt; danh mục hàng hóa không thuộc đối tượng chịu thuế, được miễn các loại thuế XNK; danh mục hàng hóa áp dụng giá tối thiểu; danh mục hàng hóa áp dụng thuế hạn ngạch, thuế tuyệt đối; quy định phương pháp xác định trị giá hàng hóa XNK, v.v...
Thứ hai: Đặc điểm về đối tượng quản lý
Đối tượng quản lý của QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực hải quan, gồm cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, cá nhân có trách nhiệm thực hiện pháp luật hải quan hoặc tham gia hoạt động XNK, XNC, quá cảnh. Đối tượng này rất đa dạng, phong phú. Theo Luật Hải quan, đối tượng quản lý, gồm các "tổ chức, cá nhân thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, phương tiện vận tải", "cơ quan hải quan, công chức hải quan", "cơ quan khác của Nhà nước trong việc phối hợp quản lý nhà nước về hải quan". Tổ chức, cá nhân, khi thực hiện hành vi XNK, XNC, quá cảnh, phải tuân thủ nghiêm ngặt pháp luật về thủ tục và nội dung, bị xử lý
bằng các hình thức chế tài nếu vi phạm PLHQ. Cơ quan hải quan, công chức hải quan-là đối tượng quản lý của cơ quan nhà nước cấp trên, của cơ quan quản lý theo chuyên ngành dọc ở những lĩnh vực quản lý chuyên ngành liên quan, phải chịu sự quản lý, kiểm tra, giám sát của các cơ quan quyền lực ở Trung ương và địa phương, nơi có địa bàn hoạt động hải quan. Những đối tượng này phải định kỳ hoặc đột xuất báo cáo tình hình hoạt động của Ngành với Bộ trưởng Bộ Tài chính, báo cáo số liệu thống kê hải quan về Bộ Thương mại, Tổng cục Thống kê, báo cáo công tác hải quan trước Hội đồng nhân dân địa phương, chịu sự giám sát của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, Mặt trận và đoàn thể ở địa phương…
Trong các đối tượng quản lý của QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực hải quan có đối tượng quản lý đặc thù là cơ quan hải quan cấp dưới chịu sự quản lý, điều hành duy nhất của hệ thống cơ quan hải quan cấp trên theo ngành dọc, trên cơ sở nguyên tắc "tập trung thống nhất" về pháp luật, chỉ đạo nghiệp vụ, không bị lệ thuộc vào chính quyền các cấp ở địa phương. Các cơ quan khác của Nhà nước gồm: Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Cảnh sát kinh tế, Kiểm dịch y tế, Kiểm dịch động vật - thực vật, Kiểm tra văn hóa, Ngân hàng, Kho bạc... là đối tượng quản lý khi thực hiện chức năng phối hợp hoạt động, và cũng như hệ thống tổ chức hải quan, phải chịu sự quản lý, kiểm tra, giám sát của các chủ thể quản lý có thẩm quyền.
Thứ ba: Đặc điểm về không gian - "lãnh thổ hải quan", nơi tổ chức thực hiện pháp luật hải quan
Ở góc độ chung nhất, xuất phát từ chủ quyền quốc gia, hệ thống pháp luật Việt Nam có giá trị hiệu lực thi hành trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Trong lĩnh vực hải quan điều này có đặc thù ở chỗ là hiệu lực không gian áp dụng pháp luật đã bị phụ thuộc vào phạm vi, địa bàn tổ chức thực hiện QLNN. Cũng như pháp luật lĩnh vực biên phòng, cảnh sát biển, kiểm dịch
biên giới, pháp luật hải quan chỉ được thực hiện, áp dụng ở một số phạm vi lãnh thổ, có ranh giới nhất định, và chỉ ở một số vùng, miền nhất định, gọi là "địa bàn hoạt động hải quan" hoặc "lãnh thổ hải quan".
Lãnh thổ hải quan là những khu vực hoạt động hải quan ở trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam. Tại lãnh thổ hải quan, cơ quan hải quan "toàn quyền" tổ chức kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với các hoạt động XNK, XNC, quá cảnh hàng hóa, phương tiện vận tải. Lãnh thổ hải quan được Luật Hải quan xác định trong phạm vi các khu vực địa lý nhất định, "bao gồm các khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng biển quốc tế, cảng sông quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế, các địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, khu chế xuất, kho ngoại quan, kho bảo thuế, khu vực ưu đãi hải quan, bưu điện quốc tế, các địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong lãnh thổ và vùng biển thực hiện quyền chủ quyền của Việt Nam, trụ sở DN khi tiến hành kiểm tra sau thông quan và các địa bàn khác theo quy định của pháp luật". Nghị định số 107/2002/NĐ-CP ngày 23-12-2002 của Chính phủ quy định cụ thể lãnh thổ hải quan là phạm vi địa bàn hoạt động hải quan xác định, gồm: khu vực cảng biển; khu vực ga hàng không dân dụng quốc tế; khu vực ga đường sắt liên vận quốc tế; bưu điện quốc tế; khu vực cửa khẩu đường bộ; khu vực cảng sông quốc tế… Ngoài ra, lãnh thổ hải quan còn là các "khu vực ưu đãi hải quan", "các địa bàn hoạt động hải quan khác theo quy định của pháp luật". Khu vực ưu đãi hải quan-thực chất là các khu vực được ưu đãi về thủ tục hải quan theo pháp luật quy định, như: khu vực tự do thương mại, các khu vực kinh tế cửa khẩu, các khu kinh tế mở, khu chế xuất…, chẳng hạn: Khu kinh tế thương mại Lao Bảo tỉnh Quảng Trị, khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái tỉnh Quảng Ninh, khu kinh tế mở Chu Lai tỉnh Quảng Nam, khu chế xuất Linh Trung tỉnh Đồng Nai,... Địa bàn hoạt động hải quan khác - được hiểu là những địa bàn, khi
phát triển, hội nhập kinh tế, sẽ tạo lên nhiều mô hình thương mại mới, sẽ được quản lý kịp thời, không cần phải bổ sung Luật, là cơ sở pháp lý để ban hành các quy định điều chỉnh thích hợp.
Thứ tư: Đặc điểm về mục đích quản lý
Mục đích tổng quát của QLNN lĩnh vực hải quan là nhằm thể chế hóa đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện chủ động hội nhập, tham gia tích cực và quá trình toàn cầu hóa, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy công cuộc cải cách nền hành chính quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động XNK, XNC, quá cảnh, thu hút đầu tư nước ngoài, bảo hộ sản xuất trong nước, bảo vệ lợi ích, chủ quyền, an ninh quốc gia, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước… Những mục đích này đã được ghi nhận trong "lời mở đầu" của nhiều luật, pháp lệnh có liên quan lĩnh vực hải quan, như: Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật Thương mại, Luật Thuế giá trị gia tăng... Trong Luật Hải quan, mục đích của QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực hải quan được xác định rõ là, để "góp phần bảo đảm thực hiện chính
sách của Nhà nước về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học và công nghệ; hợp tác và giao lưu quốc tế; bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân".
Thứ năm: Đặc điểm về chủ thể quản lý
Chủ thể QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực hải quan là Nhà nước nói chung, các cơ quan nhà nước, tổ chức, công dân được pháp luật quy định có thẩm quyền quản lý hoặc tham gia QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực hải quan, cụ thể là:
- Chủ thể QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực hải quan là các cơ quan Hải quan, gọi chung là Hải quan Việt Nam. Theo Luật Hải quan, "Hải quan Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung, thống nhất. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thống nhất quản lý, điều hành hoạt động
Formatted: Indent: First line: 1,27 cm, Line spacing: Multiple 1,47 li, No widow/orphan control
Formatted: Not Expanded by / Condensed by
Formatted: Not Expanded by / Condensed by
Formatted: Not Expanded by / Condensed by
Formatted: Not Expanded by / Condensed by
của Hải quan các cấp; Hải quan cấp dưới chịu sự quản lý, chỉ đạo của Hải quan cấp trên".
Theo quy định trên, Hải quan Việt Nam - chủ thể QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực hải quan được tổ chức thành một hệ thống, ở Trung ương là Tổng cục Hải quan, ở địa phương (nơi có hoạt động hải quan) có Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh thành phố trực thuộc Tổng cục Hải quan, các Chi cục Hải quan cửa khẩu và Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu trực thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh thành phố. Toàn bộ hệ thống tổ chức và hoạt động quản lý của hệ thống hải quan theo nguyên tắc tập trung, thống nhất chỉ đạo, điều hành quản lý từ Trung ương xuống địa bàn, cơ sở.
Hiện nay, Tổng cục Hải quan là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, Bộ Tài chính nằm trong cơ cấu tổ chức Chính phủ, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, trong khi đó, Hải quan Việt Nam lại tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc "tập trung, thống nhất" [1314]. Đây là điểm hết sức đặc thù trong tổ chức bộ máy Chính phủ, cho thấy dù về tổ chức có sự thay đổi, song vị trí, chức năng, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của ngành Hải quan vẫn được khẳng định.
- Các cơ quan nhà nước khác có tư cách là chủ thể QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực hải quan, được thực hiện quản lý đối với đối tượng quản lý là các tổ chức, cá nhân hoạt động XNK, XNC, quá cảnh. Các cơ quan này trong vai trò là chủ thể trực tiếp được pháp luật trao thẩm quyền QLNN lĩnh vực hải quan có vai trò nhất định trong QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực hải quan. Theo Luật Hải quan: "Tổng cục Hải quan là cơ quan giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về hải quan"; các cơ quan khác của Nhà nước có trách nhiệm phối hợp thực hiện QLNN lĩnh vực hải quan, như: Biên phòng, Cảnh sát biển, Cảnh sát kinh tế, Kiểm dịch động vật, Kiểm dịch thực vật, Kiểm dịch y tế, Kiểm tra văn hóa, UBND các cấp, Ngân hàng, Kho
Formatted: Indent: First line: 1,27 cm, No widow/orphan control
bạc, cơ quan Thuế nội địa… Tổ chức, cá nhân thực hiện XNK, quá cảnh hàng hóa, XNC, quá cảnh phương tiện vận tải là đối tượng quản lý có nghĩa vụ thực hiện các quyết định, yêu cầu của cơ quan QLNN lĩnh vực hải quan.
Mối quan hệ giữa các cơ quan hải quan với các cơ quan, tổ chức trên trong QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động XNK, XNC, các cơ quan hải quan có vai trò là cơ quan chủ đạo và chủ trì:
+ Có vai trò chỉ đạo, bởi vì trong quản lý hàng hóa XNK, quản lý XNC