Quy trình tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) danh nghĩa lịch sử trong thực tiễn giải quyết tranh chấp quốc tế về chủ quyền biển và hải đảo dưới góc độ luật quốc tế002 (Trang 59 - 60)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.1 Cách thức tiếp cận giải quyết vấn đề

2.1.1 Quy trình tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp

Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp đƣợc thực hiện qua các bƣớc:

Bƣớc 1: Lập kế hoạch phân tích

Đây là giai đoạn đầu tiên, là khâu quan trọng, ảnh hƣởng nhiều đến chất lƣợng, thời hạn và tác dụng của phân tích tài chính. Giai đoạn lập kế hoạch đƣợc tiến hành chu đáo, chuẩn xác sẽ giúp các giai đoạn sau tiến hành có kết quả tốt.

Lập kế hoạch phân tích bao gồm việc xác định mục tiêu, xây dựng chƣơng trình phân tích. Kế hoạch phân tích phải xác định rõ nội dung phân tích (toàn bộ hoạt động tài chính hay chỉ một số vấn đề cụ thể), phạm vi phân tích (toàn đơn vị hay một vài bộ phận), thời gian tiến hành (kể cả thời gian chuẩn bị), những thông tin cần thu thập, tìm hiểu, phân công trách nhiệm cho các cá nhân, bộ phận và xác định hình thức hội nghị phân tích (Ban giám đốc hay toàn thể ngƣời lao động).

Bƣớc 2: Thu thập và xử lí thông tin

Bên cạnh việc lập kế hoạch phân tích, cần phải tiến hành và kiểm tra tài liệu, bảo đảm yêu cầu đầy đủ không thiếu không thừa. Nếu thiếu, kết luận phân tích sẽ không xác đáng, nếu thừa sẽ lãng phí thời gian, công sức và tiền của. Tùy theo yêu cầu, nội dung, phạm vi và nhiệm vụ từng đợt phân tích cụ thể để tiến hành thu thập, lựa chọn, xử lí tài liệu.

Tài liệu phục vụ cho việc phân tích bao gồm toàn bộ hệ thống báo cáo tài chính liên quan, kể cả các báo cáo kế hoạch, dự toán, định mức, các biên bản kiểm tra, xử lí liên quan… Các tài liệu trên cần phải đƣợc kiểm tra tính chính xác, tính hợp pháp, kiểm tra các điều kiện có thể so sánh đƣợc rồi mới sử dụng để tiến hành phân tích.

Bƣớc 3: Xác định những biểu hiện đặc trƣng và phân tích

- Đánh giá chung, khái quát tình hình: Dựa vào chỉ tiêu phản ánh đối tƣợng nghiên cứu đã xác định theo từng nội dung phân tích, các nhà phân tích sử dụng phƣơng pháp so sánh để đánh giá chung tình hình. Có thể so sánh trên tổng thể kết

hợp với việc so sánh trên từng bộ phận cấu thành của chỉ tiêu ở kỳ phân tích với kỳ gốc. Từ đó xác định chính xác kết quả, xu hƣớng phát triển và mối quan hệ biện chứng giữa các hoạt động kinh doanh với nhau.

- Xác định nhân tố ảnh hƣởng và mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố đến đối tƣợng phân tích.

Hoạt động tài chính chịu ảnh hƣởng của rất nhiều nguyên nhân, có những nguyên nhân mà nhà phân tích có thể xác định đƣợc mức độ ảnh hƣởng, và có những nguyên nhân không thể xác định đƣợc mức độ ảnh hƣởng của chúng đến sự biến động của đối tƣợng nghiên cứu. Những nguyên nhân mà nhà phân tích có thể tính toán đƣợc, lƣợng hóa đƣợc mức độ ảnh hƣởng tới đối tƣợng nghiên cứu gọi là nhân tố. Vì thế, sau khi đã xác định lƣợng nhân tố cần thiết ảnh hƣởng đến đối tƣợng nghiên cứu, các nhà phân tích sẽ lựa chọn phƣơng pháp thích hợp (loại trừ, liên hệ cân đối, so sánh, toán kinh tế…) để xác định mức độ ảnh hƣởng và phân tích thực chất ảnh hƣởng của từng nhân tố đến sự thay đổi của các đối tƣợng cần nghiên cứu.

Bƣớc 4: Tổng hợp và Dự đoán

Trên cơ sở kết quả tính toán, xác định ảnh hƣởng của các nhân tố đến sự biến động của đối tƣợng nghiên cứu, các nhà phân tích cần tiến hành liên hệ, tổng hợp mức độ biến động của các nhân tố đến đối tƣợng nghiên cứu nhằm khắc phục tính rời rạc, tản mạn. Từ đó, rút ra những nhận xét, chỉ rõ những tồn tại, nguyên nhân dẫn đến thiếu sót, sai lầm, đồng thời vạch ra các tiềm năng chƣa đƣợc khai thác, sử dụng để có các quyết định phù hợp với mục tiêu đặt ra.

Bƣớc 5: Viết Báo cáo kết quả phân tích

Kết thúc phân tích là giai đoạn cuối cùng của hoạt động phân tích. Trong giai đoạn này, các nhà phân tích cần tiến hành viết báo cáo phân tích, báo cáo kết quả phân tích trƣớc những ngƣời quan tâm (Ban giám đốc, các nhà đầu tƣ, cổ đông…) và hoàn chỉnh hồ sơ phân tích.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) danh nghĩa lịch sử trong thực tiễn giải quyết tranh chấp quốc tế về chủ quyền biển và hải đảo dưới góc độ luật quốc tế002 (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)