Nâng cao khả năng sinh lời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) danh nghĩa lịch sử trong thực tiễn giải quyết tranh chấp quốc tế về chủ quyền biển và hải đảo dưới góc độ luật quốc tế002 (Trang 132 - 135)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.2 Giải pháp cải thiện ti ̀nh hình tài chính ta ̣i Công ty Cổ phần Kinh Đô

4.2.3 Nâng cao khả năng sinh lời

4.2.3.1. Nâng cao khả năng sinh lời của doanh thu.

Lợi nhuận phụ thuộc rất nhiều vào hai yếu tố doanh thu và chi phí. Vì vậy để gia tăng lợi nhuận Kinh Đô câng quản lý tốt chi phí và khai thác hiệu quả, đẩy mạnh các ngành hàng có biên lợi nhuận cao.

Từ mô hình phân tích tài chính Dupont ta thấy, số vòng quay tài sản càng cao, điều đó chứng tỏ rằng sức sản xuất tài sản của doanh nghiệp ngày càng lớn. Do vậy làm cho ROA càng lớn, để nâng cao số vòng quay của tài sản, một mặt phải tăng quy mô về doanh thu thuần, mặt khác phải sử dụng tiết kiệm và hợp lý hơn cơ cấu của tổng tài sản. Nhƣ vậy, doanh thu thần và tổng tài sản bình quân có mối quan hệ mật thiết với nhau (thông thƣờng là mối quan hệ cùng chiều). Nghĩa là tổng tài sản tăng thì doanh thu thuần cũng tăng. Tỷ lệ lãi theo doanh thu phụ thuộc vào 2 nhân tố cơ bản là: lợi nhận thuần và doanh thu thuần, hai nhân tố này có mối quan hệ cùng chiều. Nghĩa là doanh thu thuần tăng sẽ làm cho lợi nhận thuần tăng. Do đó, để tăng doanh thu thần, ngoài việc phải giảm các khoản giảm trừ doanh thu, còn phải giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm,... Đồng thời thƣờng xuyên nâng cao chất lƣợng sản phẩm, để tăng giá bán góp phần làm tăng tổng mức lợi nhuận.

Thực hiện tổng hợp các giải pháp đẩy mạnh doanh thu: Doanh thu đang đóng vai trò quan trọng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp, do đó việc đẩy mạnh doanh thu là hết sức cần thiết.

Các giải pháp đẩy mạnh doanh thu của Kinh Đô, luận văn sẽ đề cập lần lƣợt theo các chữ P trong 4P trong chiến lƣợc marketing E. Jerome McCarthy.

- Xác định nhu cầu của khách hàng để đƣa ra sản phẩm phù hợp. Công ty cần thực hiện các chƣơng trình khảo sát và nghiên cứu để xác định nhu cầu và lƣợng tiêu thụ của từng mặt hàng hiện có và tìm hiểu nhu cầu về những mặt hàng mới để có định hƣớng phát triển các mặt hàng phù hợp.

- Xây dựng phƣơng án sản xuất kinh doanh có hiệu quả: Đây là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của Công ty. Phƣơng án kinh doanh đƣợc xây dựng phải khả thi, phù hợp với tình hình thị trƣờng, khai thác hết lợi thế

tiềm năng, điểm mạnh của Công ty để nâng cao hiệu quả việc sử dụng vốn, để đạt đƣợc lợi nhuận tối đa.

- Đầu tƣ để nâng cao số lƣợng và chất lƣợng sản phẩm tiêu thụ: Nâng cao khối lƣợng sản phẩm tiêu thụ. để làm đƣợc điều đó, ngoài việc Công ty phải có những biện pháp quản lý và sử dụng lao động một cách hợp lý, nâng cao trình độ tay nghề của công nhân, bố trí lao động phù hợp với trình độ và kỹ năng của họ, Công ty còn phải đầu tƣ cho sản xuất cả về chiều rộng lẫn chiều sâu nhƣ hiện đại hoá máy móc thiết bị, mạnh dạn ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, bên cạnh đó công tác chuẩn bi ̣ hồ sơ đấu thầu phải thâ ̣t tốt để có thể nhâ ̣n đƣợc nhiều công trình lớn . Ngoài ra, vấn đề nâng cao chất lƣợng sản phẩm cũng là một mối quan tâm hàng đầu của Công ty. Công ty phải chú trọng tới việc thay đổi công nghệ cho phù hợp với xu thế thị trƣờng , vấn đề đào tạo con ngƣời phải đƣợc quan tâm đúng mức . Ngày nay do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ , việc ứng dụng khoa học công nghệ vào trong sản xuất càng phải đƣợc quan tâm.

- Kết hợp kế hoạch sản xuất với công tác cung ứng nguyên vật liệu: Công ty phải lập kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu sao cho phù hợp với kế hoạch sản xuất, tránh tình trạng sản xuất bị ngừng trệ do thiếu nguyên vật liệu hoặc tình trạng nguyên vật liệu ứ đọng quá lớn. Công ty phải chọn nguồn cung cấp gần, thuận tiện cho việc chuyên chở, giá cả phải chăng đặc biệt là phải ổn định nguồn cung cấp những vật tƣ chính, đây cũng là nhân tố giúp tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.

Trong quá trình thu mua nguyên vật liệu phục vụ cho việc sản xuất thi công công trình, cần kiểm tra giám sát chất lƣợng thật chặt chẽ để tránh tình trạng nguyên vật liệu đầu vào không đúng chất lƣợng, thất thoát nguyên vật liệu gây ảnh hƣởng đến việc thi công và công trình hoàn thành. Tổ chức quản lý nguyên vật liệu một cách tốt nhất để sao cho đảm bảo về số lƣợng, chất lƣợng nguyên vật liệu. muốn vậy, Công ty phải thƣờng xuyên kiểm tra giám sát các loại nguyên vật liệu nhập về, tránh tình trạng nhập phải các loại nguyên vật liệu kém phẩm chất hoặc để xẩy ra tình trạng hao hụt nguyên vật liệu quá lớn. Ngoài ra Công ty cần chú ý đến khâu bảo quản, dự trữ vật tƣ, thực hiện quản lý và sử dụng nguyên vật liệu tiết kiệm ngay

từ khâu mua vào, áp dụng phƣơng pháp quản trị hàng tồn kho dự trữ thích hợp nhằm tối thiểu hoá chi phí.

Công ty phải xây dựng đƣợc định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm, xây dựng định mức phế phẩm vật tƣ hợp lý. Mức tiêu hao thực tế so với định mức càng nhỏ bao nhiêu thì vật tƣ đƣợc sử dụng càng tiết kiệm bấy nhiêu. Để giảm bớt tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm Công ty cần: áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, xây dựng đƣợc các mối liên hệ gắn bó trách nhiệm chặt chẽ giữa các khâu mà nguyên vật đi qua, tránh tình trạng có những khâu nguyên vật liệu không đƣợc quản lý chặt chẽ dẫn đến lãng phí, hao hụt lớn, tăng cƣờng kiểm tra các định mức tiêu hao nguyên vật liệu, ngăn chặn và xử lý kịp thời các trƣờng hợp gây thất thoát lãng phí vật tƣ. Có kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu thay thế trong những trƣờng hợp cần thiết trên cơ sở đảm bảo chất lƣợng sản phẩm cũng nhƣ giá thành của sản phẩm đó.

Giảm các loại chi phí gián tiếp chi phí gián tiếp bao gồm các khoản: Chi phí tiền lƣơng công nhân gián tiếp, tiền thuê văn phòng, chi phí tiếp khách, chi phí nhân viên quản lý, chi phí khác... Để giảm chi phí gián tiếp cần phải xây dựng đƣợc cơ cấu bộ máy quản lý gọn nhẹ, hiệu quả không chồng chéo, phù hợp với đặc điểm riêng của từng doanh nghiệp và đặc điểm chung của từng ngành, từ đó tiết kiệm chi phí quản lý.

Ngoài ra, các khoản chi phí gián tiếp này rất dễ bị lạm dụng trong chi tiêu. Do đó, Công ty cần phải có biện pháp quản lý khoản chi phí này có hiệu quả. Công ty nên xây dƣ̣ng hạn mức chi phí cho các khoản mục này và chi tiêu theo hạn mức đã định.

Để không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hƣ̃u vào sản xuất kinh doanh của Công ty , một mặt Công ty cần phải sử dụng tiết kiệm vốn sản xuất kinh doanh, mặt khác Công ty phải sử dụng hợp lý về cơ cấu vốn kinh doanh hiện có của mình . Để đảm bảo cơ cấu sản xuất kinh doanh hợp lý và sử dụng có hiệu quả, công ty cần tập trung giải quyết một số biện pháp sau:

+ Phải đảm bảo tỷ lệ thích hợp giữa tài sản cố định tích cực và tài sản cố định không tích cực.

+ Phải đảm bảo tỷ lệ thích hợp giữa các loại thiết bị sản xuất trên quy trình công nghệ, đảm bảo sự cân đối về năng lực sản xuất giữa các bộ phận, giữa các đơn vị trong Công ty.

+ Phải đảm bảo tỷ lệ thích hợp giữa vốn cố định và vốn lƣu động trong tổng số vốn sản xuất kinh doanh của Công ty, nhằm tạo ra sự đồng bộ giữa ba yếu tố của quá trình kinh doanh. Có nhƣ vậy mới nâng cao đƣợc hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

4.2.3.2. Nâng cao khả năng sinh lời cuả vốn chủ sở hƣ̃u

Qua phân tích ta thấy khả năng tự tài trợ của Công ty là rất cao, Công ty có thể chủ động đáp ứng nhu cầu về nguồn vốn cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình một cách rất nhanh chóng và giảm rủi ro về tài chính . Điều này phản ánh sự ổn định về tài chính của Công ty trong nhƣ̃ng năm tài chính vừa qua và trong tƣơng lai gần. Tuy nhiên, khi Công ty tăng nguồn vốn chủ sở hữu, tăng tỷ số tự tài trợ thì phải có phƣơng án sao cho mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất:

- Tăng cƣờng công tác quản lý vốn ở Công ty và vốn góp tại các công ty cổ phần. Đánh giá lại hiệu quả vốn đầu tƣ tại tất cả các đơn vị, trên cơ sở tái cơ cấu lại nguồn vốn đầu tƣ, thực hiện chia tách, thanh lý các bộ phận không thiết yếu, thanh lý các tài sản không sinh lợi hoặc sinh lợi kém; tập trung đầu tƣ tài chính vào các công ty cổ phần hoạt động có hiệu quả, có nhiều tiềm năng, có nhiều lợi thế cạnh tranh; từng bƣớc thoái vốn ở các công ty hoạt động kém hiệu quả.

- Nâng cao hiệu quả công tác tài chính để đáp ứng yêu cầu cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tƣ mới các dự án nhà máy hoặc hệ thống cửa hàng; cơ cấu lại nguồn vốn trung, dài hạn hợp lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) danh nghĩa lịch sử trong thực tiễn giải quyết tranh chấp quốc tế về chủ quyền biển và hải đảo dưới góc độ luật quốc tế002 (Trang 132 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)