Chƣơng 1 : CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐƢỜNG CƠ SỞ
2.2. Pháp luật nƣớc ngoài về đƣờng cơ sở
2.2.1. Quy định về đường cơ sở và hoạch định đường cơ sở theo quy định của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa định của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
Sau khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập từ năm 1949 đến nay, Đảng và Chính Phủ Trung Quốc rất coi trọng tăng cường phát triển sự nghiệp nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Trung Quốc khơng ngừng kiện tồn và đẩy mạnh thể chế quy hoạch biển, quản lý biển và xây dựng pháp luật về biển. Trung Quốc đã cho ban hành nhiều văn bản khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền đối với các biển đảo. Trong phạm vi luận văn này, chỉ nghiên cứu một số quy định chủ yếu của Trung Quốc về đường cơ sở.
Thứ nhất, tuyên bố ngày 04/9/1958 của Chính Phủ nƣớc Cộng hịa nhân dân Trung Hoa về lãnh hải.
Trong tuyên bố ngày 04/9/1958 của Chính Phủ nước Cộng hịa nhân dân Trung Hoa có quy định: chiều rộng lãnh hải nước Cộng hịa nhân dân Trung Hoa là 12 hải lý. Quy định này áp dụng cho tất cả lãnh thổ của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa bao gồm đại lục nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và
các đảo ven biển, Đài Loan và các đảo xung quanh nó bao gồm đảo Điếu Ngư, Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền), quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa (Trường Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền) và tất cả các đảo khác thuộc Trung Quốc.
Lãnh hải của đại lục và các đảo ven biển Trung Quốc lấy đoạn thẳng nối liền các điểm cơ sở trên bờ lục địa và trên bờ các đảo ven biển làm đường cơ sở. Vùng nước 12 hải lý kéo dài bên ngoài từ đường cơ sở là lãnh hải của Trung Quốc. Phần biển phía trong đường cơ sở, kể cả vịnh Bột Hải và eo biển Quỳnh Châu là vùng nội thủy của Trung Quốc. Các đảo bên trong các đường cơ sở, kể cả đảo Đông Dẫn, đảo Cao Đăng, các đảo Mã Tổ, các đảo Bạch Khuyển, đảo Điểu Khâu, Ðại và Tiểu Kim Môn, đảo Đại Đảm, đảo Nhị Đảm, và đảo Đông Đĩnh là các đảo thuộc nội thủy của Trung Quốc.
Tuyên bố năm 1958 của Trung Quốc cũng quy định những nội dung đã nêu ở bên trên cũng áp dụng cho Ðài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Bành Hồ, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc [8].
Thứ hai, quy định về đƣờng cơ sở trong Luật về Lãnh hải và tiếp giáp Lãnh hải của nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa số 55 ngày 25/02/1992
Luật của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về Lãnh hải và vùng tiếp giáp Lãnh hải, được thông qua tại cuộc họp thứ 24 của Ủy ban thường vụ đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc lần thứ 7 vào ngày 25/02/1992, được ban hành và sẽ có hiệu lực từ ngày ban hành. Luật này có 17 điều quy định về lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải và quy chế pháp lý của nó.
Theo quy tại Luật này, lãnh hải của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là vùng biển tiếp giáp với lãnh thổ đất liền và nội thủy của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Lãnh thổ lục địa của nước Cộng hòa nhân dân
Trung Hoa bao gồm đại lục của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và các đảo ven biển, Đài Loan và tất cả các đảo xung quanh bao gồm đảo Điếu Ngư (Nhật Bản gọi là quần đảo...), đảo Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền), quần đảo Trung Sa và quần đảo Nam Sa (Trường Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền); cũng như tất cả các đảo khác thuộc nước Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa. Các vùng nước phía bên trong đường cơ sở của lãnh hải của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tạo thành nội thủy (theo quy định tại Điều 2 Luật về Lãnh hải và vùng tiếp giáp của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1992). Như vậy, theo quy định trên, Trung Quốc coi quần đảo Tây Sa và Nam Sa (Hoàng Sa và Trường Sa) như lãnh thổ lục địa.
Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải là đường cơ sở thẳng, cụ thể: “Phương pháp đường cơ sở thẳng bao gồm tất cả các đường thẳng nối các điểm liền kề được sử dụng trong bản vẽ đường cơ sở của lãnh hải của nước Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa. Giới hạn bên ngồi lãnh hải của nước CHND Trung Hoa là kẻ tất cả các điểm đó ở một khoảng cách tương đương với mười hai hải lý tính từ điểm gần nhất của đường cơ sở của lãnh hải” và “Chiều rộng lãnh hải của Trung Quốc là 12 hải lý tính từ đường cơ sở của Lãnh hải” (Điều 3) [19]. Chủ quyền của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với lãnh hải được mở rộng đến vùng trời phía trên, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải (theo quy định tại Điều 5 Luật về Lãnh hải và vùng tiếp giáp của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1992).
Theo quy định tại Luật về Lãnh hải và vùng tiếp giáp của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1992, Trung Quốc tuyên bố lãnh thổ đất liền của họ bao gồm một số quần đảo mà một số nước đã tuyên bố chủ quyền như: quần đảo Tây Sa là Hoàng Sa, quần đảo Nam Sa là Trường Sa mà Việt Nam có chủ quyền khơng thể chối cãi.
Thứ ba, tuyên bố của Chính Phủ Trung Quốc về đƣờng cơ sở của Lãnh hải của nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ngày 15/5/1996 (Nam Sa – Trƣờng Sa)
Ngày 15/5/1996, Chính Phủ của nước Cộng hịa nhân dân Trung Hoa tuyên bố đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Theo tuyên bố này, Chính Phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa căn cứ vào Luật Lãnh hải và vùng tiếp giáp ngay 25/02/1992 tuyên bố đường cơ sở bộ phận lãnh hải lục địa nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và đường cơ sở quần đảo Tây Sa.
Trong tuyên bố của Chính Phủ Trung Quốc về đường cơ sở của Lãnh hải của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ngày 15/5/1996 [20], các đường thẳng nối liền các điểm cơ sở liền kề sau đây sẽ là một phần của đường cơ sở của lãnh hải tiếp giáp với đất liền [xem phụ lục 1]. Chính Phủ Trung Quốc đã công bố đường cơ sở bộ phận lãnh hải đại lục nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và công bố 49 điểm cơ sở của bộ phận đại lục. Nhiều điểm cơ sở trong số 49 điểm này bị chỉ trích bởi các quốc gia láng giềng với lý do chúng không phù hợp với các tiêu chuẩn của Công ước Luật biển 1982 về điểm cơ sở. Các điểm cơ sở của Trung Quốc quá xa so với bờ biển, hoặc quá cách xa nhau và có nhiều điểm cách nhau hơn 100 hải lý. Do đó, chúng khơng phải là các điểm phù hợp dùng làm điểm cơ sở. Các điểm cơ sở này lần lượt được dùng để xác định đường cơ sở tính chiều rộng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa [28, tr.59]. Cũng theo tuyên bố này, các đường thẳng nối liền các điểm cơ sở liền kề sau đây sẽ là đường cơ sở của lãnh hải tiếp giáp với quần đảo Tây Sa (hoàng sa) [xem phụ lục 2]. Các phần khác của đường cơ sở của Lãnh hải của nước CHND Trung Hoa sẽ được Chính phủ nước CHND Trung Hoa tuyên bố riêng biệt.
sở thẳng dọc theo tồn bộ bờ biển của họ và khơng dừng lại ở đó, Trung Quốc cịn muốn vẽ những đường cơ sở thẳng chung quanh quần đảo Hoàng Sa (Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền) đã bị Trung Quốc chiếm đóng để địi hỏi nhiều nội thủy hơn. Thêm vào đó, Trung Quốc cịn tuyên bố “chủ quyền không thể tranh cãi” và “quyền lịch sử” đối với 80 phần trăm Biển Đơng bằng đường chín đoạn [53].
Việc cơng bố hệ thống các điểm cơ sở của quần đảo Hoàng Sa cho thấy Chính Phủ Trung Quốc hướng dần tới mục tiêu biến Hoàng Sa thực sự là một bộ phận của lãnh thổ Trung Quốc (trên các văn bản pháp lý). Hệ thống đường cơ sở thẳng ở đây nối liền các điểm nhô ra nhất của các đảo, các bãi nửa nổi nửa chìm ngồi cùng của quần đảo như Đá Bắc, Cồn Cát Tây, Đá Bông Bay, Đảo Nam, Đảo Lincon. Các đoạn dài nhất là đoạn 3-4 (Lincon – Đá Bông Bay) 36,3 hải lý; đoạn 7-8 (Đá Bông Bay-Đá Triton) 75,8 hải lý; đoạn 14-15 (Đá Triton-Đá Bắc) 78,8 hải lý; đoạn 22-23 (Đá Bắc-Cồn Cát Tây) 41,5 hải lý; đoạn 28-1 (Đảo Nam-Đảo Lincon) 28 hải lý [46]. Qua hệ thống các điểm cơ sở quần đảo Hoàng Sa được Trung Quốc cơng bố, có thể nhận thấy Trung Quốc đã vạch đường cơ sở thẳng nối liền các điểm ngoài cùng của các đảo xa nhất và các bãi đá của quần đảo. Cách vạch đường cơ sở này tương tự như cách vạch đường cơ sở quần đảo của quốc gia quần đảo quy định tại Điều 47 Cơng ước Luật biển 1982. Diện tích mà hệ đường cơ sở này của Trung Quốc bao lấy là một khu vực rộng khoảng 17.000km2, trong khi tổng diện tích các đảo nổi của quần đảo Hoàng Sa là khoảng 10km2. Ngồi ra, hầu hết các mỏm đá, bãi san hơ mà Trung Quốc sử dụng ở đây đều khơng thích hợp cho con người đến ở hoặc khơng có đời sống kinh tế riêng (Điều 121 Cơng ước Luật biển 1982). Các đảo này lại cách xa nhau quá 24 hải lý, khơng có lý do gì có thể nối các đoạn đường cơ sở như vậy. Do vậy, bất kỳ một vùng biển nào mà Trung Quốc tuyên bố bao quanh vùng biển của mỏm đá, bãi san hô này về
mặt kỹ thuật đều trái với các quy định của Công ước Luật biển 1982. Trung Quốc lại không phải là một quốc gia quần đảo nên việc xác định đường cơ sở của quần đảo Hoàng Sa theo như Tuyên bố năm 1996 của nước này là chưa phù hợp với quy định của Công ước Luật biển 1982 và thực tiễn quốc tế [28, tr.59].
Thứ tƣ, quyết định của Ủy ban thƣờng vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc chấp thuận công ƣớc của LHQ về Luật biển 1982
Ngày 15/5/1996, tại cuộc họp thứ 19 của Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc lần thứ VIII dưới dây quyết định chấp thuận công ước của LHQ về Luật biển [31]. Trung Quốc là nước thứ 92 phê chuẩn Công ước Luật biển 1982 vào năm 1996. Cụ thể: Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền và quyền tài phán trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý. Nước CHND Trung Hoa sẽ thông qua tham vấn với các nước láng giềng ven biển hoặc quốc gia đối diện, dựa trên cơ sở luật quốc tế và phù hợp với nguyên tắc công bằng quy định một đường ranh giới giữa quyền tài phán hàng hải của Trung Quốc và quyền tài phán hàng hải của các nước láng giềng Trung Quốc hoặc quốc gia đối diện.
Tại Quyết định này, Trung Quốc một lần nữa nhắc lại chủ quyền của mình đối với tất cả các quần đảo và các đảo quy định trong Điều 2 của Luật về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải của của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về Lãnh hải đã được ban hành ngày 25 tháng 2 năm 1992. Trong Quyết định này, ngoài những nội dung có liên quan đến việc phê chuẩn Cơng ước Luật biển 1982 này, Trung Quốc một lần nữa nhấn mạnh chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa đã được nêu tại Luật về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải của của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về Lãnh hải đã được ban hành ngày 25 tháng 2 năm 1992.
Quy định của Trung Quốc về phương pháp xác định đường cơ sở và quy định về chiều rộng lãnh hải theo Tuyên bố năm 1958 và Luật lãnh hải và
vùng tiếp giáp năm 1992 về cơ bản là phù hợp với các quy định của Công ước Luật biển 1982 như quy định về lãnh hải của Trung Quốc là 12 hải lý tính từ đường cơ sở của lãnh hải; đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải là đường cơ sở thẳng. Tuy nhiên, Trung Quốc coi quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam là lãnh thổ lục địa của Trung Quốc là điều cần xem xét vì Việt Nam có chủ quyền hồn tồn và khơng thể chối cãi đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mặt khác, trong tuyên bố ngày 04/9/1958 của Trung Quốc về lãnh hải và Tuyên bố này 15/5/1996 về đường cơ sở của lãnh hải Trung Quốc khơng đưa ra bất kỳ giải thích pháp lý nào mà khẳng định quy định lãnh hải 12 hải lý áp dụng cho tất cả lãnh thổ bao gồm đại lục và các đảo ven biển trong đó có quần đảo Tây Sa (Trường Sa), Nam Sa (Hoàng Sa) của Việt Nam. Vấn đề này còn được nhắc đến một lần nữa trong Quyết định của Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân tồn quốc Trung Quốc chấp thuận cơng ước của LHQ về Luật biển 1982. Trung Quốc một lần nữa nhấn mạnh chủ quyền của mình đối với quần đảo Hồng Sa và Trường Sa đã được nêu tại Luật về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải đã được ban hành ngày 25 tháng 2 năm 1992. Mục đích duy nhất của hàng loạt tuyên bố và quyết định này là xác định phạm vi chủ quyền của Trung Quốc như là một sự kiện đương nhiên [49]. Qua nhận xét các điểm cơ sở quần đảo Hoàng Sa được Trung Quốc cơng bố, có thể thấy Trung Quốc đã vạch đường cơ sở thẳng nối liền các điểm nằm ngoài cùng của các đảo xa nhất và các bãi đá của quần đảo. Cách vạch đường cơ sở này của Trung Quốc tương tự như cách vạch đường cơ sở quần đảo của quốc gia quần đảo được quy định tại Điều 47 của Công ước Luật biển 1982. Tuy nhiên, Trung Quốc không phải là một quốc gia quần đảo nên việc xác định đường cơ sở của quần đảo Hoàng Sa được quy định trong Tuyên bố năm 1996 của nước này là không phù hợp và vi phạm nghiêm trọng các quy định của luật pháp quốc tế và thực tiễn. Thêm vào đó, theo quy định tại tuyên bố
ngày 15/5/1996 của Trung Quốc, Trung Quốc vẽ một đường cơ sở bao lấy toàn bộ điểm nhơ ra nhất của quần đảo Hồng Sa và Trường Sa để từ đó có quyền tính ra vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quần đảo này. Tuy nhiên, theo Công ước Luật Biển 1982, khơng có điều khoản nào cho phép vẽ đường cơ sở bao lấy toàn bộ quần đảo của quốc gia ven biển khác. Bởi vậy, cách vẽ điểm cơ sở này của Trung Quốc không phù hợp với quy định của Công ước Luật biển 1982 và xâm phạm chủ quyền của quốc gia khác (cụ thể là Việt Nam).
Cho dù Trung Quốc có viện dẫn Cơng ước Luật biển 1982 để vẽ đường cơ sở, theo Điều 121, từng đảo trong đó có thể vẽ đường cơ sở với điều kiện phải nổi trên mặt nước khi thủy triều xuống thấp nhất. Ngồi ra, nếu được tính các đường cơ sở cho mỗi đảo thì các đảo đó phải thích hợp cho con người sinh sống, phải có đời sống kinh tế riêng. Nhưng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam phần lớn là rất nhiều đảo bé gồm đảo đá, bãi cạn, rạn san hô tạo thành một quần đảo. Các đảo nằm ở vùng khí hậu điều kiện thời tiết cực kỳ khắc nghiệt nên khơng thích hợp cho con người ở và càng khơng có đời sống kinh tế. Bởi vậy, việc Trung Quốc viện dẫn Công ước Luật biển 1982 khơng có cơ sở xác đáng và điều quan trọng nhất chỉ quốc gia ven biển, có chủ quyền đối với đảo đó mới có quyền như đã nêu tại Điều 121.
Cho tới nay về cơ bản, Trung Quốc đã ban hành khá đầy đủ các quy định pháp lý hỗ trợ cho việc đưa ra các yêu sách đòi hỏi chủ quyền ở Biển