Vai trò của đƣờng cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạch định đường cơ sở trong luật quốc tế hiện đại và đường cơ sở theo quy định của pháp luật Việt Nam (Trang 26 - 29)

Chƣơng 1 : CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐƢỜNG CƠ SỞ

1.3. Vai trò của đƣờng cơ sở

Như đã đề cập ở trên, đường cơ sở có vai trị rất quan trọng đó là căn cứ để xác định chủ quyền của quốc gia trên biển. Đường cơ sở là đường cơ bản mà căn cứ vào đó quốc gia ven biển hoặc quốc gia quần đảo xác định chiều rộng lãnh hải hướng về phía biển cả và chiều rộng đó được tính từ đường cơ sở. Đường cơ sở là ranh giới phía trong của lãnh hải và ranh giới phía ngồi của nội thủy. Bởi vậy, khi quốc gia muốn tính chiều rộng lãnh hải trước hết phải xác định được đường cơ sở. Đường cơ sở cũng được dùng làm căn cứ gốc để xác định các vùng biển khác ngoài lãnh hải như vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa.

Đối với quốc gia ven biển, quốc gia quần đảo, các vùng biển của đảo thuộc quốc gia có đảo, đường cơ sở là căn cứ để xác định giới hạn, phạm vi các vùng biển thuộc các chế độ pháp lý khác nhau, xác định giới hạn chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia tại các vùng biển khác nhau. Các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, và quyền tài phán của quốc gia bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa. Mỗi vùng biển đều có một chế độ pháp lý riêng điều chỉnh bằng luật pháp quốc gia trên cơ sở phù hợp với thực tiễn và luật pháp quốc tế, nhất là các điều ước quốc tế, các hiệp định đa phương hoặc song phương mà quốc gia đó tham gia.

Đối với quốc gia ven biển, trong nội thủy, quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn đầy đủ và tuyệt đối như trên đất liền. Đối với lãnh hải, quốc gia ven biển có chủ quyền đối với lãnh hải nhưng chủ quyền này bị hạn chế bởi quyền qua lại vô hại của các tàu thuyền nước ngoài. Trong vùng tiếp giáp lãnh hải, quốc gia ven biển có thẩm quyền tiến hành các hoạt động kiểm soát để ngăn ngừa các vi phạm về hải quan, thuế khóa, y tế và nhập cư. Trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, quốc gia ven biển có quyền chủ

quyền đối với các tài nguyên thiên nhiên và quyền tài phán quốc gia đối với các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và các công trình do Cơng ước Luật biển 1982 quy định. Đối với các quốc gia quần đảo, trong vùng nước quần đảo, quốc gia quần đảo có chủ quyền của mình. Chủ quyền này được mở rộng đến vùng trời phía trên, đáy và dưới đáy vùng nước quần đảo. Vùng nước quần đảo là vùng biển nằm bên trong của đường cơ sở quần đảo dùng để tính chiều rộng lãnh hải và do quốc gia quần đảo ấn định. Các vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia quần đảo đều được tính từ đường cơ sở quần đảo.

Đối với các vùng biển của đảo thuộc quốc gia có đảo, khi mơ ̣t đảo thỏa mãn tồn bộ các yếu tố cấu thành theo Điều 121 thì đảo đó sẽ có quy chế pháp lý đầy đủ với các vùng biển là: nô ̣i thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lu ̣c đi ̣a áp dụng như đối với lãnh thổ đất liền. Cịn đối với các đảo khơng đáp ứng được khoản 3 Điều 121 thì chỉ có quyền có nội thủy và lãnh hải. Các quốc gia có đảo có quyền mở rộng chủ quyền trong lãnh hải của đảo đến vùng trời phía trên, cũng như đến đáy và lòng đất dưới đáy của vùng biển này. Chủ quyền này là chủ quyền hoàn toàn đầy đủ, quốc gia ven biển có chủ quyền trên cả ba mặt lập pháp, hành pháp và xét xử nhưng lại bị giới hạn bởi quyền qua lại không gây hại của tàu thuyền nước ngoài [9, tr.145-162].

Đối với các đảo ngoài khơi, trong quá trình phân định ranh giới trên biển có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến kết quả “công bằng” của phân định trong đó đảo cũng là một yếu tố hết sức quan trọng. Mặc dù Công ước Luật biển 1982 chưa định nghĩa đảo ngồi khơi và khơng có quy định đảo có địa vị như thế nào trong phân định. Song qua thực tiễn quốc gia và những án lệ quốc tế có thể đưa ra một vài nhận định. Thứ nhất, một đảo được hưởng hiệu lực đầy đủ - nghĩa là được tính làm điểm cơ sở khi tiến hành phân định - được đặt ra khi đảo đó có cơ sở chắc chắn để hưởng tồn bộ ảnh hưởng mà nó

có. Thứ hai, trong phân định là hoàn toàn coi nhẹ sự tồn tại của đảo, không cho đảo hưởng một chút hiệu lực nào (zero effect). Các đảo nhỏ, nằm xa lục địa của quốc gia sở hữu đảo đặc biệt là khi đảo đó khơng thích hợp cho con người đến ở, khơng có đời sống kinh tế riêng hay đi chệch quá xa so với hướng chung của bờ biển thì hiệu lực của chúng thường bị bỏ qua trong phân định. Việc bỏ qua hiệu lực của đảo trong những trường hợp trên hồn tồn cơng bằng và hợp lý bởi các đảo này bản thân chúng khơng có khả năng tạo ra các vùng biển và trong tương quan với bờ biển hoặc đảo của các quốc gia đối diện hoặc tiếp giáp là khơng tương xứng. Ngồi ra trong thực tiễn đối với các đảo trên đó tồn tại tranh chấp về chủ quyền giữa các quốc gia thì trong phân định các đảo này cũng thường bị bỏ qua hiệu lực nhất là khi đảo nằm cách xa bờ hay có diện tích nhỏ. Hiệp định phân định Vùng nước lịch sử giữa Ấn Độ và Srilanca ký ngày 18/6/1974 cũng đã bỏ qua hiệu lực của đảo Katchativu - một đảo nhỏ nằm cách xa lãnh thổ chính, khơng có dân cư sinh sống và cịn là đối tượng tranh chấp của hai quốc gia [48].

Từ những nhận định trên, có thể khẳng định rằng đường cơ sở đã trở thành cột mốc, cơ sở pháp lý quốc tế vững chắc, quan trọng được thừa nhận và luôn được viện dẫn trong cuộc đấu tranh cam go, phức tạp để bảo vệ các vùng biển như lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm thục địa và các quyền và lợi ích chính đáng của quốc gia ven biển. Nếu không xác định được đường cơ sở, tàu thuyền nước ngồi khơng xác định được đâu là nội thủy, đâu là lãnh hải để tiến hành các hoạt động hàng hải.

Đường cơ sở là căn cứ pháp lý để xác định các vùng biển tranh chấp. Quy chế pháp lý đối với lãnh hải đã trở thành biện pháp giải tỏa các yêu sách xung đột giữa các quốc gia với nhau, nếu khơng có đường cơ sở sẽ dẫn đến rất nhiều tranh chấp giữa các quốc gia có các vùng biển đối diện hoặc liền kề. Việc xác định đường cơ sở có ý nghĩa pháp lý quan trọng đối với quốc gia do

cách kẻ đường cơ sở sẽ quyết định một vùng biển có thể trở thành lãnh hải hoặc một khu vực lãnh hải có thể trở thành nội thủy. Ranh giới tất cả các vùng biển đều được xác định từ đường cơ sở này. Đường cơ sở của một quốc gia có tầm quan trọng tương đương với biên giới trên bộ của quốc gia đó và có ảnh hưởng tới chủ quyền và quyền lợi của những quốc gia khác. Nói tóm lại, theo quy định của Công ước Luật biển 1982, việc xác định đường cơ sở có vai trị rất quan trọng vì đó là “cột mốc”, là cơ sở pháp lý để các quốc gia hoạch định các vùng biển như lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục đĩa cũng như xác định quy chế pháp lý của các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển. Đường cơ sở cũng là căn cứ pháp lý để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia có vùng biển đối diện hoặc liền kề.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạch định đường cơ sở trong luật quốc tế hiện đại và đường cơ sở theo quy định của pháp luật Việt Nam (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)