Bước 4: Kết luận, nhận định

Một phần của tài liệu Kế hoạch bài dạy lịch sử 7 sách kết nói tri thức với cuộc sống (kì 2, có chủ đề tích hợp 2) (Trang 130 - 132)

HS nhận xét, đánh giá, bổ sung GV chuẩn kiến thức

3. Hoạt động 3: Luyện tập

* Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã

được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức

* Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để

hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

* Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. * Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Giao nhiệm vụ: Học sinh trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Liên hệ với kiến thức đã học ở lớp 6, hãy so sánh tình hình kinh tế Chăm-pa giai đoạn từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI với giai đoạn từ thế kỉ II đến đầu thế kỉ X?

Câu 2: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy lí giải về những nguyên nhân khiến trong một thời kì dài, triều đình Chân Lạp không thể quản lí và kiểm soát được vùng đất Nam Bộ?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

Hs suy nghĩ trả lời câu hỏi GV quan sát, hỗ trợ.

Dự kiến sản phẩm: Câu 1:

- Giống nhau: Đều có hoạt động kinh tế chính: trồng lúa nước, chăn nuôi gia súc, gia cầm; sản xuất hàng thủ công; khai thác các nguồn lợi rừng và biển;

buôn bán bằng đường biển.

- Khác nhau: Thời kì này nông nghiệp phát triển hơn, kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp được chú trọng hơn; thủ công nghiệp phát triển hơn với nhiếu sản phẩm gốm được xuất khẩu; đặc biệt Chăm-pa giữ vai trò là một đầu mối giao thương, một trung tầm thương mại liên vùng.

Câu 2:

- Trước hết, với truyền thống quen khai thác các vùng đất cao, với dân số ít, người Khơ-me khi đó không có khả năng tổ chức khai thác vùng đổng bằng rộng lớn mới bổi lấp, còn ngập nước và sình lầy. Hơn nữa, việc khai khẩn đất đai trên vùng đất gốc - Lục Chân Lạp đòi hỏi rất nhiều thời gian và sức lực. - Một trở ngại nữa trong việc cai quản và khai phá vùng Thuỷ Chân Lạp là tình trạng chiến tranh diễn ra thường xuyên giữa Chân Lạp với Chăm-pa. Chân Lạp chỉ dồn sức phát triển ở khu vực Biển Hổ, trung lưu sông Mê Công và mở rộng ảnh hưởng sang phía tây.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Hs trình bày kết quả nghiên cứu của mình. HS khác theo dõi.

- Bước 4: Kết luận, nhận định Hs khác đánh giá, nhận xét

GV đánh giá, nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

4. Hoạt động 4: Vận dụng

* Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết

những vấn đề mới trong học tập.

* Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập

ở nhà

* Sản phẩm: bài tập nhóm * Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Giao nhiệm vụ:

Sưu tầm tư liệu từ sách, báo và internet để viết một đoạn văn giới thiệu về một di tích đền tháp Chăm-pa được xây dựng trong giai đoạn từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI. Theo em cần phải làm gì để bảo vệ và phát huy giá trị của di tích đó?

Hs tự tìm hiểu ở nhà và viết bài.

GV hướng dẫn HS sưu tầm, tìm hiểu về một di tích đền tháp Chăm-pa được xây dựng trong giai đoạn từ thế kỉ X đến đẩu thế kỉ XVI, sau đó viết bài giới thiệu, trong bài giới thiệu, các em thể hiện được những nội dung sau: - Công trình tên là gì? Nằm ở đầu? Do ai xây dựng?

- Công trình xây dựng vì mục đích gì? - Những nét đặc sắc của công trình đó? - Giá trị của công trình đó?

- Theo em, cẩn phải làm gì để bảo vệ và phát huy giá trị của di tích đó?

Một phần của tài liệu Kế hoạch bài dạy lịch sử 7 sách kết nói tri thức với cuộc sống (kì 2, có chủ đề tích hợp 2) (Trang 130 - 132)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(159 trang)
w