Mục tiêu: HS nêu được được tình hình kinh tế của Champa từ thế kỉ –

Một phần của tài liệu Kế hoạch bài dạy lịch sử 7 sách kết nói tri thức với cuộc sống (kì 2, có chủ đề tích hợp 2) (Trang 125 - 129)

XV.

- Nội dung: HS hoạt động cá nhân, trả lời câu hỏi của GV

Trình bày tình hình kinh tế của nước Chămpa từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI?

- Tổ chức thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ

- Nêu những hoạt động kinh tế chủ yếu của Vương quốc Chăm-pa. Hoạt động nào khiến em ấn tượng nhất? Vì sao?

GV yêu cầu Hs hoạt động cá nhân

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS hoạt động cá nhân tìm ra trả lời GV quan sát, hỗ trợ hs

Bước 3: Báo cáo thảo luận

- Đại diện HS báo cáo

- Các HS khác chú ý theo dõi

Dự kiến sản phẩm:

- Sản xuất nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ yếu. Họ tiếp tục phát triển các kĩ thuật đào kênh, đắp đập thuỷ lợi,...

- Người Chăm khai thác và trao đổi, buôn bán nhiều loại lâm thổ sản. Đánh bắt hải sản được phát triển

- Thương mại đường biển ở Vương quốc Chăm-pa vẫn được phát triển mạnh - Các nghề thủ công tiếp tục phát triển, nhất là sản xuất gốm, dệt vải,

Bước 4: Kết luận, nhận định

HS nhận xét, đánh giá, bổ sung GV chuẩn kiến thức

* Nhiệm vụ 2: Tình hình văn hóa

* Mục tiêu: HS nêu được được tình hình văn hóa của Cham-pa từ thế kỉ X –

XVI?

* Nội dung: HS thảo luận cặp đôi, hoàn thiện phiếu học tập * Sản phẩm:

* Tổ chức thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ

Trình bày những nét chính về văn hoá ở Chăm-pa từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.

Lĩnh vực văn hoá Những nét chính

Tôn giáo - tín ngưỡng Chữ viết

Kiến trúc, điêu khắc Ca múa nhạc

GV yêu cầu Hs thảo luận cặp đôi để hoàn thiện phiếu học tập

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS thảo luận cặp đôi, hoàn thiện phiếu học tập GV quan sát, hỗ trợ hs

Dự kiến sản phẩm:

Lĩnh vực văn hoá Những nét chính

Tôn giáo - tín ngưỡng

- Hin-đu giáo là tôn giáo có vị trí quan trọng nhất ở Chăm-pa, trong đó chủ yếu là thờ thần Si-va;

- Phật giáo tiếp tục có những bước phát triển.

- Tín ngưỡng phồn thực được phổ biến rộng rãi trong đời sống văn hoá của cư dân.

Chữ viết Chữ Chăm không ngừng được cải tiến và hoàn thiện Kiến trúc, điêu khắc Nổi tiếng nhất thời kì này là các đến tháp được xây

bằng gạch nung và trang trí phù điêu,... như cụm đến tháp Dương Long (Bình Định), Pô-na-ga (Khánh Hoà), Pô-

klong Ga-rai (Ninh Thuận),...

Ca múa nhạc

Người Chăm sử dụng phong phú các bộ nhạc cụ như: trống, kèn Sa-ra-na,... Những điệu múa nổi tiếng: múa lụa, múa quạt, đặc biệt là vũ điệu Áp-sa-ra.

Bước 3: Báo cáo thảo luận

Đại diện cặp đôi báo cáo Các HS khác chú ý theo dõi

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV chuẩn kiến thức

Mục 2: Lược sử vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI a. Diễn biến cơ bản về chính trị

*Mục tiêu: HS trình bày được những nét chính về chính trị vùng đất Nam Bộ

từ thế ki X đến đầu thế kỉ XVI và hiểu được trong thực tế triều đình Chân Lạp (kinh đô đóng ở Ăng-co) gặp nhiều khó khăn và hầu như không thể quản lí được vùng đất này.

* Nội dung: Học sinh hoạt động cá nhân để trả lời câu hỏi giáo viên đưa ra. * Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

* Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Giao nhiệm vụ

Em hãy trình bày những nét cơ bản về tình hình chính trị của vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS thảo luận cặp đôi, hoàn thiện phiếu học tập GV quan sát, hỗ trợ hs

Dự kiến sản phẩm:

+ Sau khi Vương quốc Phù Nam sụp đổ (khoảng đầu thế ki VII), vùng đất Nam Bộ trên danh nghĩa bị đặt dưới quyền cai trị của Vương quốc Chân Lạp (Cam-pu-chia). Tuy nhiên, trong thực tế, triếu đình Chân Lạp (kinh đô ở Ăng- co) gặp nhiếu khó khăn và hầu như không thể quản lí được vùng đất này. Việc cai trị vùng đất Nam Bộ phải giao cho những người thuộc dòng dõi vua Phù Nam.

+ Từ khoảng cuối thế kỉ XIV, Chân Lạp phải lo đối phó với các cuộc tấn công của quân Xiêm, do đó càng không có khả năng kiểm soát trực tiếp vùng đất Nam Bộ.

+ Cũng từ sau thế kl X, khu vực Nam Bộ chịu ảnh hưởng nặng nề bởi điều kiện tự nhiên. Một phần đất đai bị ngấm mặn, gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Suốt giai đoạn thế kỉ X đến đầu thế kỉ XIV, cư dân ở đây rất thưa vắng

+ Phải đến vài thế kỉ sau đó mới có những nhóm lưu dân người Việt đến khẩn hoang và lập ra những làng người Việt đầu tiên ở vùng Mô Xoài (Bà Rịa - Vũng Tàu), Đồng Nai,..

Bước 3: Báo cáo thảo luận

Đại diện cặp đôi báo cáo Các HS khác chú ý theo dõi

Bước 4: Kết luận, nhận định

HS nhận xét, đánh giá, bổ sung GV chuẩn kiến thức

b. Tình hình kinh tế và văn hóa.

* Mục tiêu: HS trình bày được những nét chính về văn hoá, kinh tế vùng

đất Nam Bộ trong giai đoạn này.

* Nội dung: Học sinh hoạt động nhóm để hoàn thành yêu cầu của giáo viên.

* Sản phẩm: câu trả lời của học sinh * Tổ chức thực hiện:

Một phần của tài liệu Kế hoạch bài dạy lịch sử 7 sách kết nói tri thức với cuộc sống (kì 2, có chủ đề tích hợp 2) (Trang 125 - 129)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(159 trang)
w