1.2. Pháp luật về Chứng minh nhân dân ở Việt Nam hiện nay
1.2.3. Pháp luật về quản lý Chứng minh nhân dân
Công tác quản lý Chứng minh nhân dân là một việc làm cần thiết, kế tiếp ngay sau khi cấp Chứng minh nhân dân nhằm củng cố kết quả công tác cấp Chứng minh nhân dân. Vì vậy sau khi cấp phát Chứng minh nhân dân cho người dân sử dụng, từng địa phương, đơn vị đặc biệt là lực lượng Công an phải tiến hành ngay công tác quản lý.
Về việc quản lý hồ sơ của công dân cấp Chứng minh nhân dân, lực lượng Công an thực hiện theo quy định tại Thông tư số 10/2016/ TT-BCA ngày 03/3/2016 của Bộ Công an quy định về công tác tàng thư căn cước công dân (trước đây là Thông tư số 32/TT/BCA-C41 ngày 12/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về chế độ công tác hồ sơ, thống kê nghiệp vụ Cảnh sát). Thông tư này quy định rõ về thời hạn lưu trữ, bảo quản hồ sơ tài liệu trong tàng thư căn cước công dân; trách nhiệm quản lý, khai thác, sử dụng tàng thư căn cước công dân; trách nhiệm của các đơn vị có liên quan trong việc phối hợp, trao đổi, cung cấp thông tin về căn cước công dân … Với hồ sơ cấp Chứng minh nhân dân 9 số, thông tin của công dân được thu thập và quản lý trong tàng thư căn cước công dân chủ yếu căn cứ vào: Tờ khai Chứng minh nhân dân do công dân tự khai khi làm thủ tục cấp Chứng minh
nhân dân, thông tin trong tờ khai gồm: họ tên, đặc điểm nhân dạng, ảnh chân dung, vân tay...; Chỉ bản Chứng minh nhân dân gồm các thông tin về họ và tên, ngày tháng năm sinh, công thức phân loại vân tay 10 ngón theo phương pháp Galton-Henry... Đối với hồ sơ cấp thẻ Căn cước công dân vừa được lưu trữ tại tàng thư căn cước công dân, đồng thời được lưu trữ điện tử trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Việc quản lý Chứng minh nhân dân của công dân hiện nay chủ yếu thực hiện bằng biện pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật nâng cao ý thức mang dùng, sử dụng Chứng minh nhân dân mà chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể. Đối với trường hợp công dân không tuân thủ các quy định về quản lý, sử dụng Chứng minh nhân dân sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. Tại văn bản này quy định mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng Chứng minh nhân dân nhẹ nhất là phạt cảnh cáo, nặng nhất là phạt tiền đến 6.000.000 đồng (sáu triệu đồng) và biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thu hồi Chứng minh nhân dân. Đối với hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng thẻ Căn cước công dân cũng chưa được văn bản pháp luật nào quy định cụ thể.
Quản lý Chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân có vai trò rất quan trọng trong công tác phòng ngừa đấu tranh tội phạm và đảm bảo lợi ích chính đáng của công dân. Vì nếu quản lý tốt thì công dân không mất thời gian đi làm lại chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân tránh được sự lãng phí tốn kém về tài chính, phương tiện kỹ thuật...Tránh được sự lợi dụng của phần tử xấu, tội phạm lợi dụng Chứng minh nhân dân để che dấu tung tích lai
mất ổn định về chính trị và trật tự an toàn xã hội... Do vậy quản lý Chứng