Cùng với công tác đăng ký, quản lý hộ khẩu, công tác quản lý đặc doanh, vũ khí vật liệu nổ, con dấu... thì công tác cấp, quản lý Chứng minh nhân dân là một công tác nghiệp vụ quan trọng của lực lượng Công an trong nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Cơ sở để công tác cấp, quản lý Chứng minh nhân dân được triển khai thực hiện trên
thực tế là dựa vào các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật, đối với Chứng minh nhân dân 9 số cơ sở pháp lý cao nhất là Nghị định số 05/1999/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03/02/1999 về Chứng minh nhân dân được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 106/2013/NĐ-CP ngày 17/9/2013 của Chính phủ và đối với thẻ Căn cước công dân cơ sở pháp lý cao nhất là Luật Căn cước công dân 2014. Ngoài các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội và Chính phủ ban hành thì Bộ Công an cũng ban hành nhiều thông tư hướng dẫn thực hiện, các thông tư này ngoài việc tập trung hướng dẫn các quy định của Luật và Nghị định thì còn hướng dẫn về mặt nghiệp vụ, phương pháp để thực hiện công tác cấp, quản lý Chứng minh nhân dân đạt hiệu quả.
Hiện tại, công tác cấp Chứng minh nhân dân được quy định triển khai thực hiện ở Công an hai cấp, đó là: Công an cấp huyện và Công an cấp tỉnh. Tại cấp huyện, trực tiếp là Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội và tại cấp tỉnh trực tiếp là Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an hai đơn vị trên có chức năng tiếp nhận và giải quyết các thủ tục liên quan đến cấp Chứng minh nhân dân. Tuy nhiên đối với công tác cấp thẻ Căn cước công dân thì ngoài hai đơn vị được phân cấp như trên thì còn có đơn vị ở cấp trung ương cũng thực hiện nhiệm vụ này, đó là: Trung tâm căn cước công dân quốc gia thuộc Cục Cảnh sát đăng ký quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư (C72 - Bộ Công an).
Ngoài việc thực hiện cấp Chứng minh nhân dân tại trụ sở cơ quan Công an thì công tác cấp Chứng minh nhân dân lưu động cũng được triển khai mạnh mẽ trên thực tế. Công tác này chú trọng thực hiện tại các nơi vùng sâu, vùng xa hoặc tại khu vực có công dân đến độ tuổi cấp Chứng minh nhân dân. Hàng năm, công tác cấp Chứng minh nhân dân lưu động thường
học sinh vừa đủ độ tuổi được cấp Chứng minh nhân dân hoặc cần Chứng minh nhân dân để phục vụ kỳ thi tốt nghiệp, kỳ thi đại học... Ngoài ra, ở các vùng sâu, vùng xa hoặc đối với trường hợp công dân già, yếu điều kiện đi lại khó khăn thì công tác cấp Chứng minh nhân dân lưu động đã phục vụ vô cùng hiệu quả, công tác này vừa nhằm đáp ứng lợi ích chính đáng của công dân, đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu thập thông tin, quản lý nhân hộ khẩu, quản lý dân cư.
Trong công tác cấp Chứng minh nhân dân, vấn đề phân loại công dân đến độ tuổi cấp Chứng minh nhân dân là rất quan trọng, điều này đảm bảo không để sót, lọt công dân đến tuổi cấp mà không có Chứng minh nhân dân. Công tác này thường được cơ quan Công an phối hợp với các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông cũng như chính quyền địa phương cấp xã thực hiện. Để thực hiện có hiệu quả công tác này Bộ Công an đã ban hành mẫu “Danh sách những người trong diện cấp Chứng minh nhân dân” (ký hiệu mẫu CM1 ban hành kèm theo Quyết định số 998/2001/QĐ-BCA (C11) của Bộ trưởng Bộ Công an). Thực hiện tốt công tác phân loại công dân đến độ tuổi cấp Chứng minh nhân dân là cơ sở để cơ quan Công an nắm bắt được các trường hợp đã được cấp hay chưa được cấp Chứng minh nhân dân, từ đó có các biện pháp nghiệp vụ phù hợp để giải quyết, tránh việc công dân lợi dụng sơ hở để yêu cầu cấp Chứng minh nhân dân nhiều lần với mục đích thực hiện các hành vi trái pháp luật.
Công tác cấp Chứng minh nhân dân có liên hệ mật thiết với công tác quản lý hộ tịch, hộ khẩu, bởi cơ sở để cấp Chứng minh nhân dân cho công dân là dựa vào thông tin được ghi trong Sổ hộ khẩu hoặc Giấy khai sinh của công dân. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cấp Chứng minh nhân dân thì công tác tra cứu thông tin công dân trong tàng
thư căn cước công dân là một hoạt động nghiệp vụ quan trọng, từ điển bách khoa Công an nhân dân Việt Nam xuất bản năm 2005, chỉ rõ:
Tàng thư Căn cước công dân là nơi lưu giữ những thông tin cơ bản về lý lịch, ảnh, nhận dạng, chữ viết và vân tay của công dân từ đủ 14 tuổi trở lên đã được cấp Chứng minh nhân dân trong phạm vi tỉnh, thành phố. Tàng thư Căn cước công dân được phân loại, sắp xếp và quản lý một cách khoa học, thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác, tra cứu phục vụ các yêu cầu nghiệp vụ của lực lượng Công an, phục vụ yêu cầu quản lý xã hội về an ninh trật tự và các yêu cầu chính đáng của cơ quan, tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật. Được lưu trữ trong tàng thư Căn cước công dân là tờ khai và chỉ bản của công dân khi làm thủ tục cấp Chứng minh nhân dân. [18, tr.1057].
Chính vì thế, việc tra cứu thông tin công dân trong tàng thư căn cước công dân giúp cơ quan Công an có thể xác định được chính xác nhân thân của người có yêu cầu cấp Chứng minh nhân dân, đồng thời phục vụ hiệu quả cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Vì vậy, vừa phải làm tốt công tác đăng ký khai sinh, đăng ký, quản lý cư trú và công tác khai thác, quản lý tàng thư căn cước công dân thì hiệu quả của công tác cấp Chứng minh nhân dân đạt được mới ở mức cao.