1.3. Áp dụng pháp luật trong cấp và quản lý Chứng minh nhân dân
1.3.1. Khái niệm áp dụng pháp luật trong cấp và quản lý Chứng minh nhân dân
hỏi cán bộ, chiến sỹ Công an hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao mà còn ở mỗi công dân sau khi được cấp Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân phải tự ý thức bảo quản tránh rách nát, hư hỏng, mất mát hoặc để kẻ xấu lợi dụng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
1.3. Áp dụng pháp luật trong cấp và quản lý Chứng minh nhân dân. dân.
1.3.1. Khái niệm áp dụng pháp luật trong cấp và quản lý Chứng minh nhân dân. minh nhân dân.
Áp dụng pháp luật là một trong các hình thức thực hiện pháp luật, do vậy việc xem xét khái niệm áp dụng pháp luật phải được bắt đầu từ việc xem xét khái niệm thực hiện pháp luật. Theo Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật của Trường Đại học Luật Hà Nội và giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội thì “Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật” [44, tr.12] . Còn theo Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật của Viện Nhà nước và Pháp luật - Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh thì: Áp dụng pháp luật vừa là một hình thức thực hiện pháp luật diễn ra trong hoạt động thực hiện quyền hành pháp và thực hiện quyền tư pháp của Nhà nước, đây là hoạt động thực hiện pháp luật của cơ quan Nhà nước được xem như là đảm bảo đặc thù của Nhà nước cho các quy phạm pháp luật được thực hiện có hiệu quả trong đời sống xã hội. Trong bốn hình thức thực hiện pháp luật là tuân thủ, thi hành, sử dụng và áp dụng pháp luật thì áp dụng pháp luật là hình thức cơ bản, chủ yếu và quan
trọng nhất. Phần lớn các quy định của pháp luật chỉ có thể được thực hiện trong thực tế thông qua hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền. Trong sách báo pháp lý Việt Nam, khái niệm áp dụng pháp luật được đề cập đến trong nhiều tác phẩm với nội dung có những điểm khác nhau nhất định.
Theo Từ điển Luật học, áp dụng pháp luật được hiểu là “Hoạt động thực hiện pháp luật mang tính tổ chức quyền lực nhà nước, được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách hoặc tổ chức xã hội được Nhà nước trao quyền, nhằm cá biệt hóa quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể, đối với cá nhân, tổ chức cụ thể”. [35] Quan điểm khác thì cho rằng, áp dụng pháp luật là: “Hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc cá nhân, tổ chức xã hội được Nhà nước trao quyền vận dụng những quy phạm pháp luật thích hợp nhằm xác định quyền và nghĩa vụ pháp lý của các cá nhân hay tổ chức trong trường hợp cụ thể đưa ra áp dụng”[42].
Tuy nhiên đa số các nhà nghiên cứu coi áp dụng pháp luật chỉ là một trong các hình thức thực hiện pháp luật, do đó “áp dụng pháp luật là hoạt động có tính tổ chức quyền lực nhà nước, do cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tiến hành nhằm cá biệt hóa các quy phạm pháp luật hiện hành vào những trường hợp cụ thể, đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể”[33].
Cấp và quản lý Chứng minh nhân dân ở nước ta hiện nay là một trong những hoạt động quản lý Nhà nước, thông qua hoạt động cấp và quản lý Chứng minh nhân dân Nhà nước nắm được tình hình biến động dân cư và sự biến động của xã hội, giúp Nhà nước có cơ sở khoa học để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội và là cơ sở để hoạch định các chính sách liên quan đến dân số, cư trú, con người. Trong bối cảnh thực hiện cải cách hành chính hiện nay, việc xây dựng các