Sự hình thành và phát triển TGPL trên thế giới mang tính nhân đạo, bênh vực kẻ yếu khi có vướng mắc pháp luật được khởi nguồn từ A-then vào khoảng thế kỷ V tr.CN. Đến năm 224 tr.CN, La Mã ban hành đạo luật cấm những người biện hộ nhận tiền công. Ở nước Anh TGPL được hình thành rất sớm và có lịch sử hơn 500 năm, từ thế kỷ XV.
Tại Vương quốc Anh, thế kỷ XV, có vua Henry VII (1485-1590) thuộc dòng họ Tudor, năm 1495, trong một nghị án đã khẳng định rằng: “ Chính nghĩa cần được dành chung cho người nghèo và những người thực hiện quyền tự do mà họ được hưởng. Điều đó khơng thể nào khác được. Cũng vì vậy, cần được dựa vào nguyên tắc chính nghĩa để bổ nhiệm Luật sư. Luật sư cần phục vụ người nghèo khổ [11, tr.57-58]. Khái niệm TGPL được phát triển theo nghĩa rộng hơn “tiếp cận công lý” nghĩa là tiếp cận có hiệu quả các nhu cầu pháp luật, không chỉ đại diện, bào chữa, tư vấn pháp luật mà còn phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải, nâng cao ý thức pháp luật của người dân.
Tư vấn pháp luật miễn phí (Pro bono) là thuật ngữ bắt nguồn tư tiếng La-tinh, “pro bono publico” có nghĩa là “đem lại điều tốt cho cộng đồng và sự thịnh vượng cho toàn xã hội”. Theo thời gian, thuật ngữ này dùng để chỉ công việc Luật sư thực hiện mà khơng được trả phí. Tuy nhiên người tự nguyện tư vấn pháp luật miễn phí thường được biết đến là Luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí hoặc giảm phần lớn phí cho khách hàng. Luật sư vẫn phải thực hiện nghĩa vụ trong Bộ quy tắc đạo đức ứng xử. Sự đóng góp của Luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí ở một số
quốc gia được coi là cân bằng giữa đặc quyền tự quản lý và độc quyền chỉ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật. Hoạt động trên hai nguyên tắc: Từ thiện và chuyên mơn.
Trong khi Luật sư khơng tính phí khi tình nguyện cung cấp dịch vụ pháp lý, các Luật sư quốc tế đã nhận ra lợi ích của việc tình nguyện tư vấn pháp luật. Những lợi ích này bao gồm: Thay đổi nhận thức của cộng đồng về nghề Luật sư; Nâng cao danh tiếng của hãng; Giới thiệu Luật sư đến với nhiều loại khách hàng khác nhau và các vấn đề xã hội đa dạng; Hỗ trợ Luật sư xây dựng kỹ năng marketing; Đem đến cho Luật sư cảm nhận về sự thành công cá nhân vào những điều tốt đẹp cho xã hội; Một số nước khơng có TGPL [22, tr.4].
Dịch vụ tƣ vấn TGPL ở Ai – Len
Hội đồng TGPL ở Ai Len là cơ quan luật định và độc lập chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ TGPL cho các cá nhân có hồn cảnh khó khăn theo các quy định của Luật TGPL 1995, phần 54 của Luật này được sửa đổi bởi đạo luật dân sự 2011 (điều khoản khác), giao thêm cho Hội đồng trách nhiệm cung cấp các dịch vụ hịa giải gia đình. Hội đồng TGPL chỉ đạo chiến lược toàn bộ hệ thống; Quyết định chính sách và giám sát thực hiện; Giám sát việc tổ chức, hiệu quả; Theo dõi, phê duyệt, giám sát ngân sách và đưa ra một số quyết định kín. Bộ tư pháp dần dần củng cố tất cả các lĩnh vực TGPL, dự kiến trách nhiệm của Hội đồng TGPL. Người làm đơn nhận dich vụ TGPL phải một khoản phí dịch vụ pháp luật và cho việc đại diện pháp luật, mặc dù một số trường hợp nhất định sẽ khơng mất phí. Người làm đơn xin TGPL có thu nhập khả dụng vượt quá 18,000 E, thặng dư vốn 100.000 E không đủ điều kiện được TGPL.
Dịch vụ tƣ vấn TGPL tại Hoa Kỳ
Ở nước Hoa Kỳ hiện đại, dịch vụ TGPL được cung cấp theo nhiều cách khác nhau, tới các nhóm người khác nhau, bởi các nhà cung cấp dịch vụ TGPL đa dạng (Tòa án, văn phịng TGPL, các nhóm Luật sư tình nguyện, trung tâm thực hành nghề luật), Luật sư công được nhận ngân sách hoạt động của chính quyền địa phương, tiểu bang thông qua tài trợ từ nhiều nguồn kinh phí cơng, qun góp tư.
có thù lao. Khơng có cơ quan, ủy ban, đơn vị nào giám sát việc cung cấp dịch vụ TGPL. Trên tồn đất nước, các văn phịng Luật sư cơng có khối cơng việc TGPL rất lớn, lại thiếu tiền, thiếu nhân sự, thiếu sự giám sát. Vì vậy, dịch vụ TGPL thường kém hiệu quả.
Trong bài phát biểu của Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ Eric Holder tại Hội nghị Toàn quốc của Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ về bào chữa cho người nghèo, tháng 4/2012 nêu:
Có quá nhiều trẻ em, người lớn tham gia vào hệ thống tư pháp hình sự mà khơng biết tới đâu để được hướng dẫn – và hiểu biết rất ít về các quyền của họ, những cáo buộc chống lại họ, hay những bản án có thể đưa ra – và những hệ quả khác mà họ phải đối mặt. Một số người cịn được khuyến khích từ bỏ tồn bộ quyền được có người bào chữa.
Ở một số bang trong nước Mỹ, nghĩa vụ tình nguyện tư vấn pháp luật miễn phí là nghĩa vụ bắt buộc. Chẳng hạn ở bang New Mexico, Luật sư phải xác nhận đóng góp 50 giờ tư vấn pháp luật miễn phí mỗi năm, hoặc có thể thực hiện trách nhiệm bằng cách đóng góp tài chính cho tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý cho những người yếu thế với khoản tiền 500USD/năm; hoặc kết hợp giữa việc thực hiện tư vấn pháp luật miễn phí và đóng góp tài chính. Hàng năm, luật sư báo cáo về việc đóng góp vào hoạt động tình nguyện tư vấn pháp luật miễn phí là một phần trong báo cáo nộp phí thành viên hàng năm [22, tr.6].
Dịch vụ tƣ vấn TGPL tại Úc
Được cung cấp bởi 8 Ủy ban TGPL (LAC) lớn nhất trong cả nước, tài trợ kinh phí từ nguồn liên bang Úc, thu nhập của chính quyền bang, vùng lãnh thổ tương ứng, lãi xuất, các khoản đóng góp của khách hàng, các nguồn thu nhập khác, cho các trung tâm pháp luật cộng đồng; Người hành nghề tư nhân; Các cơ sở cung cấp dịch vụ pháp luật của Anboriginal và Tores Strait Islander, TGPL miễn phí cho những người khó khăn về tài chính và những người yếu thế trong cộng đồng.
KLAC là một tập đồn do chính phủ Hàn Quốc thành lập từ 1/9/1987 theo quy định của Luật TGPL, được điều hành bởi một chủ tịch và các giám đốc do Bộ Tư pháp bổ nhiệm. Quyền giám sát chung được giao cho Bộ Tư pháp KLAC có 18 trung tâm, 40 chi nhánh địa phương, 63 chi nhánh phụ, và Trung tâm Giáo dục liên quan đến luật của KLAC (914 nhân viên). Giải quyết các việc, vụ việc liên quan đến yêu cầu của đối tượng được hưởng TGPL miễn phí.
Theo báo cáo hàng năm, các Luật sư Hàn Quốc phải đóng góp khoảng từ 20 giờ đến 30 giờ/năm để thực hiện tư vấn pháp luật miễn phí. Luật sư có luật do hợp luật khơng thể thực hiện quy định trên phải đóng 20.000 đến 30.000 won/giờ (tương đương 18 đến 27 USD) [22, tr.7].
Dịch vụ tƣ vấn TGPL tại Nhật Bản
Trung tâm Hỗ trợ pháp luật Nhật Bản (JLSC) vận hành giống như một công ty, được thành lập tháng 4/2006 theo Luật Hỗ trợ Pháp luật Toàn diện do Bộ Tư pháp điều hành. JLSC có tổng số 50 văn phịng ở cấp quận, huyện tương ứng với các tòa án quận, huyện và 20 văn phòng chi nhánh, 35 văn phòng luật địa phương. Tổng số nhân viên 1.554 (220 Luật sư hành nghề).
Hầu hết dịch vụ TGPL được cung cấp bởi các Luật sư hỗ trợ pháp luật (Judicare attorneys) (Luật sư hành nghề tư nhân) ký hợp đồng với JLSC. Nếu người dân được TGPL cần sự giúp đỡ của Luật sư, JLSC tạm thời thanh tốn phí dịch vụ người sử dụng dịch vụ và người sử dụng dịch vụ sẽ trả lại số tiền mà JLSC đã thanh toán cho Luật sư. Tuy nhiên, người sử dụng dịch vụ nào có bảo hiểm xã hội thì có thể được miễn nếu như họ có đơn yêu cầu gửi cho JLSC.
Theo điều lệ Hiệp hội Luật sư Nhật bản (JFBA), các đoàn Luật sư địa phương có nghĩa vụ tư vấn pháp luật miễn phí cho người nghèo. Luật sư có thể bị xử luật kỷ luật nếu không chấp hành đúng quy định của đoàn.
Luật sư đoàn Tokyo đầu tiên (Dai-ichi) tham gia đem lại lợi ích cho cộng đồng và phải đóng góp 500USD/năm; Luật sư đồn Tokyo thứ hai (Dai-ni) tham gia đem lại lợi ích cho cộng đồng 10 giờ và phải đóng góp 50USD/giờ; Luật sư đồn Osaka tham gia đem lại lợi ích cho cộng đồng và phải đóng góp 600USD/năm [22, tr.7].
Dịch vụ tƣ vấn TGPL tại Canada
Hiến pháp Canada quy định các tỉnh có trách nhiệm thực thi cơng luật, các quyền dân sự, tài sản, cung cấp dịch vụ TGPL trong tỉnh và vùng lãnh thổ. Chỉ có hai khu vực tài phán có luật định các kế hoạch TGPL của họ là Alberta (một hội phi lợi nhuận) vận hành theo thỏa thuận với tỉnh và đảo Pince Edwad (được điều hành như một chương trình của chính phủ thơng qua Bộ Tư pháp).
Hiệp hội kế hoạch TGPL của Canada (ALAP) được thành lập với vai trò là tổ chức đại diện cho từng kế hoạch của tỉnh và vùng lãnh thổ. Cuộc họp chung hành năm để các kế hoạch này chia sẻ những thông lệ tốt nhất trong việc cung cấp dịch vụ TGPL. Sử dụng nhiều người không phải là Luật sư (nhân viên pháp lý của cộng đồng, người làm công tác xã hội, cán bộ dịch vụ pháp lý, nhân viên TGPL) cung cấp một số dịch vụ pháp lý.
Những người khơng có khả năng về tài chính, hoặc khơng phải đối tượng trong chương trình TGPL được hỗ trợ bởi người cung cấp dịch vụ pháp lý khác như: Các tổ chức cung cấp dịch vụ miễn phí (Pro bono organizations); Luật sư cộng đồng (community advocates) và những người cung cấp dịch vụ TGPL phi lợi nhuận (non – for-frofit legal services providers); nhân viên tòa án; dịch vụ pháp lý cho sinh viên; tòa án và thư viện tòa án; các hiệp hội luật của tỉnh cung cấp các dịch vụ thông tin pháp luật qua một bản phát thanh do các Luật sư chuẩn bị (dial – a - law).
Ở Canada hàng năm mỗi Luật sư phải cố gắng đóng góp 50 giờ hoặc 3% số giờ tính phí tình nguyện để thực hiện các hoạt động tư vấn pháp luật miễn phí, có quy định “Ngày Luật sư”, vào ngày đó tất cả các Luật sư có hoạt động tư vấn pháp luật miễn phí cho mọi đối tượng trong xã hội (Nghị quyết 98-01A).
Dịch vụ tƣ vấn TGPL tại Philippin
Văn phòng Luật sư Cơng (PAO) là văn phịng luật chính, độc lập và tự chủ của chính phủ Philippin, trực thuộc Bộ Tư pháp, có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ TGPL miễn phí, hỗ trợ những đối tượng có hồn cảnh khó khăn, những đối tượng có yêu cầu khẩn cấp dịch vụ TGPL, người được hưởng TGPL.
nhánh quận/huyện đặt tại các khu vực chiến lược của Philippin (trong đó có 1.525 Luật sư cơng, nhưng người có vai trị tích cực giải quyết các vụ việc TGPL tại 2.214 tòa án trên khắp đất nước)
Dịch vụ tƣ vấn TGPL tại Nam Phi
Năm 1970, TGPL Nam Phi được thành lập trong thời kỳ phân biệt chủng tộc Ác – Pác – Thai dành cho thiểu số những người da trắng có hồn cảnh khó khăn.
Năm 1994, phong trào dân chủ đem lại sự bình đẳng, khơng phân biệt về quyền được hưởng TGPL giữa các màu da. Tài chính cho hoạt động TGPL không bền vững. Hệ thống TGPL được hình thành bởi đội ngũ những người hành nghề luật tư nhận được trả lương.
TGPL Nam Phi gồm một Văn phòng quốc gia, 6 văn phòng khu vực, 64 Trung tâm tư pháp, 64 văn phòng vệ tinh và 13 đơn vị Tịa Cấp cao (thơng qua 4 hệ thống: Trung tâm tư pháp; Dịch vụ hỗ trợ pháp luật; Các đối tác tư pháp; Các hợp đồng đại luật (Agency Agrements).
Dịch vụ tƣ vấn TGPL tại Trung Quốc
Công tác TGPL giữa Trung Quốc và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng. Kể từ năm 1994 khi Bộ Tư pháp khởi xướng hoạt động TGPL đến nay đã gần ba mươi năm, hoạt động TGPL ở Trung Quốc dã đạt được nhiều thành tựu rất cơ bản, từ xây dựng và hoàn thiện pháp luật, cho đến tổ chức bộ máy và hệ thống từ Trung ương đến tận quận, huyện, đồng thời phát huy vai trị tích cực và hiệu quả ở những tỉnh, khu tự trị mà số lượng Luật sư ít, điều kiện kinh tế của người dân cịn nhiều khó khăn.
Cơng dân thuộc diện được hưởng TGPL ở trong hồn cảnh kinh tế khó khăn, khơng đủ tiền trang trải việc thuê Luật sư và có yêu cầu TGPL; hoặc các đương sự trong vụ án hình sự thuộc diện cơ quan tố tụng yêu cầu chỉ định bắt buộc như trẻ vị thành niên, người bị nhược điểm về thể chất tinh thần hoặc bị quy buộc tội danh có khung hình phạt cao nhất là tử hình. Kể từ khi BLTTHS năm 2012 được thông qua, diện hưởng TGPL được mở rộng hơn, có thêm cả những người bị hạn chế năng lực hành vi và bị quy buộc tội danh có khung hình phạt lên tới chung thân. Ngồi hình sự, hoạt động TGPL còn mở rộng sang cả dân sự, hành chính, thậm chí ở một số địa
phương cịn bao hàm cả lĩnh vực kinh doanh, thương mại, lao động … Ngoài Trung tâm được tổ chức cho đến tận chính quyền cấp dưới, tổ chức TGPL với 3.326 tổ chức trên cả nước, với sự hợp tác của 14.000 Luật sư và nhân viên TGPL, 89.000 tình nguyện viên, Trung tâm cịn đặt đại diện tại cơ quan điều tra, trại tạm giam để có thể cung cấp ngay dịch vụ TGPL khi có yêu cầu trực tiếp.
Trong năm 2012, toàn Trung Quốc đã cung cấp TGPL cho 1,14 triệu lượt người dân yêu cầu TGPL các mặt. Tổng kinh phí cho hoạt động TGPL năm 2012 là 1,4 tỷ nhân dân tệ (RMB), trong đó Nhà nước rót từ ngân sách 220 triệu RMB, còn lại 1,2 tỷ RMB trích nguồn tiền thưởng từ hoạt động xổ số kiến thiết. Điều khá đặc biệt là đối tượng hoạt động TGPL bên cạnh đội ngũ Luật sư chuyên trách và cộng tác, ở Trung Quốc có sáng tạo là mời cả các vị nhân sĩ, trí thức có kinh nghiệm và hiểu biết về pháp luật và các tình nguyện dể tham gia hỗ trợ.
Luật sư được yêu cầu phải đóng góp và hệ thống TGPL của Nhà nước trên cơ sở tình nguyện và quy định giữa các tỉnh là khác nhau. Điều 42 Luật Luật sư Trung Quốc (tháng 5/1996 sửa đổi tháng 4/1998) quy định: Luật sư phải thực hiện nghĩa vụ tư vấn pháp luật miễn phải theo quy định của Nhà nước và cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý nhằm thực hiện các nghĩa vụ và trách nhiệm của mình [22, tr.8].
Dịch vụ tƣ vấn TGPL tại Malaysia
Các Luật sư phải đóng góp TGPL hàng năm là 100 Ringit (tương đương 32 USD). Vào đầu những năm 2000, Hội đồng Luật sư cũng ra nghị quyết là mỗi Luật sư tham gia một vụ việc trong chương trình TGPL mỗi năm và mỗi Luật sư tập sự phải làm việc tại Trung tâm TGPL 2 tuần/năm [22, tr.7].