Quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng tư vấn pháp lý ở việt nam (Trang 53 - 57)

2.2. Điều khoản chủ yếu của hợp đồng

2.2.3. Quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ

Nội dung của Hợp đồng tư vấn pháp lý là tổng hợp các điều khoản mà các bên chủ thể tham gia giao kết hợp đồng đã thỏa thuận, từ đó hợp thành quyền, nghĩa vụ, và trách nhiệm của các bên trong hợp đồng.

Quyền của bên cung ứng dịch vụ

- Bên cung ứng dịch vụ có quyền yêu cầu bên thuê dịch vụ cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho việc tư vấn. Nhà tư vấn tiến hành cơng việc của mình dựa

trên hai cơ sở, đó là: vấn đề pháp luật mà khách hàng muốn được tư vấn và những quy định của pháp luật về vấn đề đó. Để bên tư vấn có thể đưa ra lời tư vấn chính xác và có lợi nhất cho khách hàng thì điều kiện bắt buộc là họ phải biết được chính xác những thơng tin về vấn đề cần tư vấn. Khi khách hàng đưa ra những thông tin khơng đầy đủ hoặc thiếu chính xác rất dễ làm cho bên tư vấn hiểu làm về vụ việc và có thể đưa ra lời tư vấn thiếu chính xác. Do vậy, để đảm bảo cơng việc của mình được hiệu quả, bảo vệ được đến mức tốt nhất quyền lợi của khách hàng, bên tư vấn có quyền yêu cầu khách hàng- bên thuê dịch vụ cung cấp một cách đầy đủ và chính xác về những thơng tin tài liệu có liên quan đến vụ việc hoặc vấn đề cần tư vấn. Nếu khách hàng không cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu, hoặc cung cấp không trung thực dẫn đến việc tư vấn thiếu chính xác khơng hiệu quả. Khi đó, khách hàng phải tự chịu trách nhiệm về kết quả dịch vụ do không đáp đủ yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu cho bên cung ứng dịch vụ.

- Quyền yêu cầu bên thuê dịch vụ trả tiền dịch vụ. Việc được trả thù lao sau

khi hồn thành cơng việc được xem là mục đích tham gia hợp đồng của bên cung ứng dịch vụ. Thù lao chính là tiền cơng làm việc của bên cung ứng dịch vụ, nó được xác định trên cơ sở công sức và kết quả làm việc mà họ đã phải bỏ ra trong quá trình cung cấp dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Khách hàng trả thù lao cho bên tư vấn chính là việc ghi nhận kết quả làm việc của họ. Trong thực tê các chủ thể cung ứng dịch vụ khác nhau thường đưa ra các mức thù lao khác nhau cho sản phẩm dịch vụ của mình. Với các Hợp đồng tư vấn pháp lý mà chủ thể cung ứng dịch vụ là các tổ chức, cá nhân thông thường hoạt động khơng mang tính nghề nghiệp thì thù lao dịch vụ sẽ do các bên thỏa thuận theo từng hợp đồng cụ thể mà không bị lệ thuộc bởi qui định nào của pháp luật. Với các tổ chức hành nghề Luật sư thì họ thường đặt ra các mức thù lao cụ thể cho từng sản phẩm dịch vụ.

VD: Tư vấn thành lập doanh nghiệp; Tư vấn soạn thảo hợp đồng cho thuê nhà; Tư vấn làm đơn xin ly hôn… sẽ được các Tổ chức hành nghề Luật sư qui định cụ thể mức phí dịch vụ cho các loại việc này.

họ được tính dựa trên các qui định:

1. Mức thù lao được tính dựa trên các căn cứ sau đây: a) Nội dung, tính chất của dịch vụ pháp lý; b) Thời gian và công sức của Luật sư sử dụng để thực hiện dịch vụ pháp lý; c) Kinh nghiệm và uy tín của Luật sư. - 2. Thù lao được tính theo các phương thức sau đây: a) Giờ làm việc của Luật sư; b) Vụ, việc với mức thù lao trọn gói; c) Vụ, việc với mức thù lao tính theo tỷ lệ phần trăm của giá ngạch vụ kiện hoặc giá trị hợp đồng, giá trị dự án; d) Hợp đồng dài hạn với mức thù lao cố định [33, Điều 55, khoản 1], mức thù lao của Luật sư được tính như sau:

+ Nội dung, tính chất của dịch vụ pháp luật: là một trong những căn cứ quan trọng để xác định mức thù lao của Luật sư. Nội dung công việc là yêu cầu tư vấn của khách hàng về một vấn đề pháp luật cụ thể. Tính chất cơng việc có thể là đơn giản hoặc phức tạp, tùy theo từng vấn đề cũng như phạm vi công việc mà khách hàng yêu cầu. Từ đó có thể xác định mức thù lao của Luật sư phù hợp với công việc mà họ phải thực hiện.

+ Thời gian và công sức của Luật sư phải bỏ ra để thực hiện công việc theo hợp đồng tư vấn. Đó có thể là khoảng thời gian theo thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng hoặc thời gian thực tế mà Luật sư phải bỏ ra để thực hiện công việc. Và thù lao của Luật sư sẽ tỷ lệ thuận với thời gian mà Luật sư phải bỏ ra để hồn thành cơng việc tư vấn cho khách hàng.

Công sức của Luật sư sử dụng để thực hiện công việc là cường độ làm việc và mức độ chất xám của Luật sư bỏ ra. Công sức mà Luật sư phải bỏ ra nhiều hay ít phụ thuộc vào số lượng cơng việc và tính chất dễ hay khó của cơng việc mà khách hàng yêu cầu Luật sư thực hiện. Và khi Luật sư phải bỏ nhiều công sức ra để hồn thành cơng việc theo yêu cầu của khách hàng thì được nhận một khoản thù lao cao, tương xứng là hoàn toàn hợp lý.

+ Kinh nghiệm và uy tín nghề nghiệp cũng là một yếu tố quan trọng để xác

định thù lao tư vấn của Luật sư. Kinh nghiệm là những kiến thức thực tiễn mà Luật sư tích lũy được trong q trình hành nghề của mình. Uy tín là cái đặc thù riêng của mỗi

Luật sư, nó được khẳng định thơng qua đánh giá của khách hàng. Đây là hai yếu tố rất quan trọng để xác định thù lao trong hợp đồng tư vấn của Luật sư. Nó lý giải vì sao thù lao tư vấn giữa các Luật sư có sự khác biệt lớn. Khách hàng đôi khi không ngần ngại bỏ ra các khoản chi phí lớn hơn để giao kết hợp đồng tư vấn với những Luật sư có uy tín và kinh nghiệm, và điều đó là hợp lý khi họ thu lại được sản phẩm tư vấn chất lượng hơn và họ cũng an tâm hơn khi tin vào những lời tư vấn này.

Dựa trên các căn cứ để xác định thù lao trên các bên có thể lựa chọn các phương thức tính thù lao như: tính thù lao theo giờ làm việc của bên cung ứng dịch vụ (tư vấn về hơn nhân gia đình, thừa kế, sở hữu trí tuệ…), theo từng việc vụ thể mà khách hàng yêu cầu (tư vấn khai nhận di sản thừa kế; Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất …), hoặc theo phương thức thù lao cố định theo hợp đồng tư vấn dài hạn… Nhưng dù lựa chọn phương thức nào thì thù lao của bên cung ứng dịch vụ đều phải được các bên thỏa thuận cụ thể và được ghi nhận trong hợp đồng tư vấn.

Sau khi bên cung ứng dịch vụ đã thực hiện được một phần hoặc tồn bộ cơng việc theo Hợp đồng tư vấn pháp lý, bên cung ứng dịch vụ có quyền yêu cầu bên thuê dịch vụ trả thù lao dịch vụ theo những phương thức và thời hạn đã ghi trong hợp đồng.

Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ

- Bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện công việc theo thỏa thuận trong hợp đồng. Bên cung ứng dịch vụ phải hồn thành cơng việc và phải đảm bảo về chất lượng cơng việc của mình một cách tốt nhất. Nếu các bên có thỏa thuận về thời hạn hồn thành cơng việc thì bên tư vấn phải hồn thành cơng việc trong khoảng thời gian như đã thỏa thuận. Thông thường các bên chỉ thỏa thuận về thời gian hồn thành cơng việc đối với những cơng việc hồn tồn năm trong khả năng của bên cung ứng dịch vụ như: thời gian tư vấn soạn thảo các loại đơn, các loại hợp đồng… hoặc với công việc được cơ quan trực tiếp giải quyết có quy định rõ về thời hạn như: giúp khách hàng tiến hàng các thủ tục thành lập doanh nghiệp, thủ tục xin cấp giấy phép đầu tư…

cơng việc, nếu khơng có sự đồng ý của khách hàng. Khách hàng tìm đến nhà tư vấn qua việc tìm hiểu về kinh nghiệm và uy tín nghề nghiệm của họ. Vì vậy khách hàng đặt niềm tin vào kết quả tư vấn của người mình thuê. Do vậy, nếu vì một lý do nào đó mà cần có sự thay đổi người tư vấn, thì bên cung ứng dịch vụ phải hỏi ý kiến khách hàng, và chỉ được giao công việc đó cho người khác thực hiện khi được khách hàng đồng ý.

- Khi khách hàng tìm đến nhà tư vấn, họ sẽ cung cấp cho nhà tư vấn những thông tin, tài liệu cần thiết cho việc tìm hiểu và thực hiện công việc tư vấn. Nếu phát hiện thông tin tài liệu mà khách hàng cung cấp chưa đủ để thực hiện cơng việc thì nhà tư vấn phải báo ngay cho khách và yêu cầu khách hàng bổ sung đầy đủ thông tin, tài liệu cần thiết. Bên cung ứng dịch vụ phải bảo quản cẩn thận tài liệu được khách hàng cung cấp và sau khi hoàn thành cơng việc phải giao lại tồn bộ cho khách hàng. Ngồi ra, việc bảo mật thơng tin của khách hàng cũng là nghĩa vụ bắt buộc của bên cung ứng dịch vụ. các thông tin mà khách hàng cung cấp cho bên tư vấn thường liên quan đến nhân thân, bí mật cá nhân, bí mật kinh doanh, liên quan đến quyền tài sản… của khách hàng. Do vậy, việc tiết lộ thơng tin có thể sẽ gây ảnh hưởng và thiệt hại lớn cho khách hàng.

Việc làm mất mát hư hỏng tài liệu, làm lộ thông tin của khách hàng sẽ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bên cung ứng dịch vụ cho khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng tư vấn pháp lý ở việt nam (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)