Bên cung ứng Hợp đồng tư vấn pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng tư vấn pháp lý ở việt nam (Trang 42 - 49)

2.1. Chủ thể

2.1.1. Bên cung ứng Hợp đồng tư vấn pháp lý

hành nghề Luật sư; Trung tâm TGPL; Trung tâm tư vấn pháp luật (Hội bảo trợ tư pháp cho người nghèo; Hội luật gia; Hội cựu chiến binh; Hội phụ nữ …). Trên cơ sở đó bên cung ứng hợp đồng phân cơng trách nhiệm cho các Luật sư, luật gia, tư vấn viên, trợ giúp viên thực hiện nhiệm vụ tư vấn pháp luật có thu phí hoặc miễn phí.

Luật sư có vai trị trách nhiệm với xã hội nhiều nhất. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Luật sư khẳng định về Chức năng xã hội của Luật sư: “Hoạt

động nghề nghiệp của Luật sư góp phần bảo vệ công luật, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” [35, Điều 3].

Bên cạnh đó Luật sư có nghĩa vụ đóng góp trí tuệ, sức lực, thời gian và tiền bạc nâng cao tri thức của người dân về hiểu biết pháp luật [35, điểm d Khoản 2 Điều 21]. Bởi “Luật sư là người có hiểu biết trong lĩnh vực pháp luật. Bằng kiến

thức này, Luật sư trở thành người trợ giúp, tư vấn pháp luật cho tất cả các công dân trong xã hội trong việc thực hiện và bảo vệ các quyền cơng dân của mình”

(trích lời học viên của trung tâm ngôn ngữ văn học Việt Nam thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Luật sư phải thực hiện nghĩa vụ TGPL 8 giờ/năm theo Quyết định số 93/QĐ- BTV ngày 09/10/2014 của Liên đoàn Luật sư Việt Nam [23, Điều 2].

Ngồi ra, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 749/QĐ - TTg ngày

01/6/2015 “Phê duyệt Đề án là đổi mới công tác TGPL giai đoạn 2015- 2025”,

mục tiêu theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa với lộ trình phù hợp với đặc thù từng vùng, miền, khu vực, tiến tới sau năm 2025 người thực hiện TGPL là Luật sư hành nghề, bảo đảm cho các đối tượng thuộc diện được TGPL được cung cấp dịch vụ TGPL kịp thời, chất lượng tương đương với dịch vụ mà Luật sư cung cấp trên thị trường; chuyển các Trung tâm TGPL Nhà nước theo hướng từ việc chủ yếu cung cấp dịch vụ TGPL hiện nay thành cơ quan thực hiện quản luật nhà nước về TGPL, tinh giản tổ chức, bộ máy và biên chế; cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính trong việc tiếp cận dịch vụ TGPL của Nhà nước.

- Các điều kiện của Luật sư

Trước tiên để trở thành một Luật sư, người đó cần phải tốt nghiệp chương trình đào tạo Luật tại một trường Đại học, sau đó qua chương trình đào tạo nghiệp vụ Luật sư tại cơ sở đào tạo nghề Luật sư (Trường đào tạo các chức danh tư pháp nay đổi tên là Học viện tư pháp).

Theo qui định của Pháp lệnh Luật sư năm 2001: “Người được gia nhập Đoàn

Luật sư, để trở thành Luật sư phải qua thời gian tập sự hành nghề Luật sư là 24 tháng, trừ trường hợp được giảm hoặc miễn thời gian tập sự theo quy định tại Điều 12 của Pháp lệnh này” [40, Điều 11 , khoản 1].

Tuy nhiên Luật Luật sư 2006 ra đời, quy định về thời gian tập sự đã có sự thay đổi. Thời gian tập sự hành nghề Luật sư được rút ngắn xuống còn 18 tháng. Trong thời gian tập sự, người tập sự hành nghề Luật sư khơng phải ra nhập đồn Luật sư mà tự liên hệ xin thẳng vào một tổ chức hành nghề Luật sư thuộc một đoàn Luật sư: “Thời gian tập sự hành nghề Luật sư là mười tám tháng, trừ trường hợp

được giảm thời gian tập sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 16 của Luật này. Thời gian tập sự hành nghề Luật sư được tính từ ngày đăng ký tập sự tại Đoàn Luật sư” [33, Điều 14].

Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Luật sư quy định: “Thời gian đào

tạo nghề Luật sư là mười hai tháng. Người hoàn thành chương trình đào tạo nghề Luật sư được cơ sở đào tạo nghề Luật sư cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề Luật sư” [ 35, Khoản 2 Điều 12].

Sau khi hết thời hạn tập sự, Luật sư tập sự tham gia một kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Luật sư do Bộ Tư pháp tổ chức. Ngày 28/11/2013 Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư 19/2013/TT-BTP hướng dẫn tập sự hành nghề LS (hiệu lực thi hành từ 15/1/2014).

Ngày 29/11/2013, tại khách sạn Hoàng Gia, tỉnh Bắc Ninh, đại diện Bộ tư pháp đã làm Lễ chuyển giao việc kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Luật sư cho đại diện Liên đồn Luật sư Việt Nam. Tính đến tháng 6/2015 Liên đồn Luật sư Việt Nam đã thành lập Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Luật sư được 3 đợt

thi tại hai miền Nam và miền Bắc cho người hết tập sự hành nghề luật sư trong cả nước. Trên cơ sơ kết quả kiểm tra, Bộ tư pháp cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư, Liên đoàn Luật sư Việt Nam cấp thẻ Luật sư cho người đủ điều kiện đề nghị, nâng số lượng và chất lượng Luật sư Việt Nam lên tới hơn 10.000 người. Luật sư chỉ được cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng khi đã được cấp chứng chỉ hành nghề và thẻ Luật sư. Riêng đối với hoạt động dịch vụ tư vấn pháp lý được tiến hành trên cơ sở uy tín cá nhân, và người cung ứng dịch vụ tự chịu trách nhiệm đối với nội dung công việc đã ký kết. Do vậy, người tập sự hành nghề luật sư được thực hiện Hợp đồng tư vấn pháp lý trong phạm vi công việc mà Luật sư hướng dẫn đồng ý.

Theo quy định Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Luật sư thì Luật sư được hành nghề với tư cách cá nhân không được cung cấp dịch vụ pháp lý, mà Luật sư chỉ được quyền tư vấn pháp luật trong tất cả các lĩnh vực pháp luật, giúp khách hàng thực hiện đúng pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ khi được cơ quan, tổ chức đã ký hợp đồng lao động phân công:

Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân không được cung cấp dịch vụ pháp lý cho cá nhân, cơ quan, tổ chức khác ngoài cơ quan, tổ chức mình đã ký hợp đồng lao động, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước yêu cầu hoặc tham gia tố tụng trong vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và thực hiện TGPL theo sự phân cơng của Đồn Luật sư mà Luật sư là thành viên [35, Điều 49, khoản 3].

+ Tổ chức hành nghề Luật sư

Tổ chức hành nghề Luật sư bao gồm Văn phòng Luật sư và Công ty luật. Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề Luật sư phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục cho tổ chức hành nghề Luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân cho cơ quan, tổ chức (theo hợp đồng lao động) [35, Điều 32].

Tổ chức hành nghề Luật sư được phép giao kết Hợp đồng tư vấn pháp lý thuộc lĩnh vực đăng ký hoạt động thông qua người đại diện theo pháp luật là các trưởng văn phòng Luật sư hoặc giám đốc của các công ty luật.

làm việc theo sự phân công của Tổ chức hành nghề Luật sư và hưởng quyền lợi, nghĩa vụ từ những hợp đồng tư vấn pháp lý mà Tổ chức hành nghề Luật sư giao kết với khách hàng [35, Điều 39].

Luật Luật sư thì tổ chức hành nghề Luật sư có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho Luật sư của tổ chức mình hoặc trường hợp hợp đồng lao động có thỏa thuận thì Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân phải mua bảo hiểm trách nhiệm cho hoạt động hành nghề của mình theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm [35, Điều 40 - Điều 49] [7].

Luật sƣ nƣớc ngoài; Tổ chức hành nghề Luật sƣ nƣớc ngồi; Cơng ty luật nƣớc ngoài (Được điều chỉnh từ điều 68 đến điều 82 Luật sửa đổi bổ sung một

số điều của Luật Luật sư).

Trong điều kiện Việt Nam đang thời kỳ hội nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, đội ngũ Luật sư nước ngoài và tổ chức hành nghề Luật sư nước ngoài đang ngày càng trở lên quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu tư vấn về pháp luật nước ngoài và pháp luật quốc tế. Các hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp lý vì thế phát triển mạnh mẽ.

Theo qui định tại Nghị định 87/2003/NĐ-CP thì Luật sư nước ngồi và tổ chức hành nghề Luật sư nước ngoài được phép tư vấn pháp luật nước ngoài và pháp luật quốc tế tại Việt Nam, trong trường hợp đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và quy định của pháp luật Việt Nam.

Luật sư nước ngoài “là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước

ngồi, có giấy phép hành nghề Luật sư do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngồi cấp”. Pháp luật cũng cho phép trong trường hợp công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có giấy phép hành nghề Luật sư do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngồi cấp thì họ cũng được hành nghề với tư cách là Luật sư nước ngồi tại Việt Nam (Thơng tư 06/2003/TT-BTP).

Luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam được tư vấn pháp luật nước ngoài và pháp luật quốc tế, được thực hiện các dịch vụ pháp lý khác liên quan đến pháp luật nước ngoài, được tư vấn pháp luật Việt

Nam trong trường hợp có Bằng cử nhân luật của Việt Nam và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu tương tự như đối với một Luật sư Việt Nam, không được tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trước Tòa án Việt Nam [35, Điều 76].

Tổ chức Luật sư nước ngoài “là tổ chức hành nghề Luật sư được thành lập và

hành nghề hợp pháp ở nước ngồi có chi nhánh, cơng ty luật nước ngồi hành nghề tại Việt Nam”. (Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật Luật sư) quy định:

Chi nhánh, cơng ty luật nước ngồi hành nghề tại Việt Nam được thực hiện tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác, không được cử Luật sư nước ngoài và Luật sư Việt Nam trong tổ chức hành nghề của mình tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trước Tòa án Việt Nam hoặc thực hiện các dịch vụ về giấy tờ pháp luật và công chứng liên quan tới pháp luật Việt Nam, được cử Luật sư Việt Nam trong tổ chức hành nghề của mình tư vấn pháp luật Việt Nam [35, Điều 70].

Cơng ty luật nước ngồi tại Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Luật

sư quy định:

1. Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một trăm phần trăm vốn nước ngoài là tổ chức hành nghề Luật sư do một hoặc nhiều tổ chức hành nghề Luật sư nước ngoài thành lập tại Việt Nam. Công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh là tổ chức hành nghề Luật sư liên doanh giữa tổ chức hành nghề Luật sư nước ngoài và tổ chức hành nghề Luật sư Việt Nam.Công ty luật hợp danh là tổ chức hành nghề Luật sư hợp danh giữa tổ chức hành nghề Luật sư nước ngồi và cơng ty luật hợp danh Việt Nam. 2. Giám đốc công ty luật nước ngoài là Luật sư nước ngoài hoặc Luật sư Việt Nam [35, Điều 72].

Như vậy, với quyền được hành nghề tại Việt Nam, Luật sư nước ngoài và tổ chức hành nghề Luật sư nước ngoài là một trong số các chủ thể có khả năng cung ứng dịch vụ tư vấn pháp luật và được quyền tham gia giao kết các hợp đồng dịch vụ

tư vấn pháp lý khi họ đáp ứng đủ các điều kiện luật định.

+ Trung tâm tư vấn pháp luật

Khác với các chủ thể trên, Trung tâm tư vấn hoạt động cung ứng Hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp lý theo Nghị định về tư vấn pháp luật số 77/2008/N Đ-CP ngày 16/7/2008; Nghị định số 05/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về đăng ký giao dịch bảo đảm, TGPL, Luật sư, tư vấn pháp luật. Những chủ thể tham gia cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý là Luật gia; Tư vấn viên; Luật sư. Đây là lực lượng hùng hậu, góp phần vào việc thỏa mãn nhu cầu cần được tư vấn pháp luật của đông đảo mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội.

Thực tế cho thấy, những hợp đồng cung ứng dịch vụ tư vấn pháp lý mà chủ thể cung ứng không phải là Luật sư hay các tổ chức hành nghề Luật sư mà là Trung tâm tư vấn của Hội bảo trợ tư pháp cho người nghèo; Hội luật gia; Hội phụ nữ; Hội cựu chiến binh… có chất lượng ngang nhau, bởi đều chung mục đích tư vấn, làm các dịch vụ pháp luật khác giúp dân nắm bắt, hiểu biết pháp luật trong nước và quốc tế khi họ tham gia vào các quan hệ xã hội, từ đó giúp họ bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình tránh được những thiệt hại khơng đáng có do sự thiếu hiểu biết pháp luật gây ra.

+ Trung tâm TGPL Nhà nước

Hoạt động theo Luật TGPL 2006. Hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật miễn phí của các Trung tâm TGPL Nhà nước thông qua sự tham gia của các trợ giúp viên pháp luật; Tư vấn viên pháp luật làm việc; Luật sư - Luật gia cộng tác viên; Điều tra viên; Kiểm sát viên; Thẩm phán; Các chuyên viên các lĩnh vực từ các cơ quan, bộ ngành khác nhau (Với điều kiện các cộng tác viên đã tốt nghiệp đại học luật; qua cơ sở đào tạo Luật sư tại Học viện tư pháp hoặc tương đương).

Do đặc điểm của hoạt động TGPL là xuất phát từ trách nhiệm của Nhà nước, sự tham gia tự nguyện của các tổ chức cá nhân và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức được Nhà nước phân cơng. Họ tư vấn hồn tồn mang tính trợ giúp khơng thu bất kỳ khoản phí, lệ phí nào, và chỉ tiến hành trợ giúp cho những cá nhân thuộc một

hướng dẫn khác.

Như vậy, hoạt động tư vấn pháp luật của các Trung tâm TGPL nhằm giúp những người khơng có điều kiện th tư vấn như người nghèo, người già cô đơn, người tàn tật không nơi nương tựa … để họ được tư vấn pháp luật miễn phí, qua đó giúp họ hiểu viết về pháp luật để có thể bảo vệ quyền lợi của họ khỏi bị xâm phạm.

Hoạt động tư vấn pháp luật của các chủ thể này khơng làm hình thành lên Hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp lý bằng văn bản bởi người thuê dịch vụ pháp luật miễn phí. Nhưng được hiểu rằng việc cung cấp dịch vụ pháp lý bằng hình thức tư vấn pháp luật do các tình nguyện viên thực hiện là Hợp đồng dịch vụ được giao kết bằng lời nói (BLDS 2005), uy tín nghề nghiệp, cá nhân người thực hiện vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu tư vấn sai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng tư vấn pháp lý ở việt nam (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)