động cổ phần hóa doanh nghiệp
Thực tiễn hoạt động cổ phần hóa thời gian qua cho thấy, khi xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp trong hoạt động cổ phần hóa, các công ty tƣ vấn xác định giá trị doanh nghiệp thƣờng không thực hiện theo đúng nguyên tắc “giá thị trƣờng”. Họ thƣờng sử dụng các số liệu kế toán cũ làm căn cứ nên giá trị tài sản của doanh nghiệp đƣa vào cổ phần hóa thƣờng bị đánh giá thấp hơn giá trị thực tế, từ đó dẫn đến thất thoát vốn khi cổ phần hóa. Việc không liệt kê đầy đủ các tài sản vô hình, trong đó có tài sản trí tuệ cũng làm thất thoát không nhỏ nguồn vốn của nhà nƣớc trong quá trình cổ phần hóa. Vì vậy, quy định về xác định giá trị tài sản trí tuệ khi cổ phần hóa doanh nghiệp cần đƣợc sửa đổi theo hƣớng:
- Khi xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa: cần liệt kê đầy đủ tất cả các loại tài sản trí tuệ của doanh nghiệp đƣợc ghi nhận trên sổ sách kế toán (chứ không chỉ bao gồm quy định về giá trị thƣơng hiệu nhƣ hiện nay);
xác định giá trị doanh nghiệp đƣợc xác định trên cơ sở giá thị trƣờng của doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hóa. Chính vì vậy, phƣơng pháp phù hợp nhất khi xác định giá trị của tài sản trí tuệ trong trƣờng hợp này là phƣơng pháp thị trƣờng (giá trị của các tài sản đó trên thị trƣờng ở thời điểm hiện tại). Tuy nhiên, trong nhiều trƣờng hợp, do tính sáng tạo đổi mới của tài sản trí tuệ mà việc áp dụng phƣơng pháp thị trƣờng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin. Do đó, pháp luật không nên quy định cụ thể về việc áp dụng một phƣơng pháp nào trong trƣờng hợp này mà chỉ nên có những hƣớng dẫn cụ thể về việc áp dụng ba cách tiếp cận từ thị trƣờng, chi phí và thu nhập khi xác định giá trị tài sản trí tuệ của doanh nghiệp cổ phần hóa. Việc lựa chọn phƣơng pháp nào do chủ thể có quyền định giá xác định, căn cứ vào điều kiện áp dụng các phƣơng pháp cũng nhƣ mục đích của việc định giá. Để đảm bảo tính tin cậy của kết quả định giá, khuyến khích sử dụng kết hợp cả ba cách tiếp cận để so sánh giá.