giao dịch bảo đảm
Sử dụng tài sản trí tuệ làm tài sản bảo đảm trong các hoạt động vay vốn ngân hàng đã đƣợc thực hiện từ lâu ở nhiều nƣớc trên thế giới. Ở Hoa Kỳ, việc sử dụng các loại tài sản trí tuệ nhƣ bằng sáng chế, nhãn hiệu, bản quyền, phần mềm, tên miền, bí mật thƣơng mại, danh sách khách hàng, giấy phép kinh doanh,... để làm tài sản thế chấp trong giao dịch bảo đảm là rất phổ biến. Khi sử dụng tài sản trí tuệ làm tài sản thế chấp, các ngân hàng sẽ đảm bảo lợi ích của mình bằng cách đăng ký tài sản trí tuệ đƣợc bảo đảm với Văng phòng đăng ký liên bang (State Office) hoặc Văn phòng đăng ký sáng chế và nhãn hiệu Hoa Kỳ (US Patent and Trademark Office) hoặc Văn phòng đăng ký bản quyền tác giả Hoa Kỳ (US Copyright Office). Mô hình ngân hàng Silicon Valley Bank ở Hoa Kỳ và hiện tại đã đƣợc áp dụng ở một số nƣớc là mô hình
rất thành công khi chuyên môn hóa hoạt động cho vay dựa trên tài sản trí tuệ, đặc biệt là cho vay các doanh nghiệp khởi nghiệp dựa trên tài sản trí tuệ [47].
Ở Trung Quốc, Điều 79 Luật Bảo đảm của Trung Quốc quy định rõ: các quyền sở hữu trí tuệ nhƣ quyền đối với sáng chế, nhãn hiệu và quyền tác giả… có thể dùng để thế chấp vay vốn. Trong hoạt động giao dịch vay và cho vay giữa chủ sở hữu quyền với ngân hàng cần có sự đánh giá một cách khách quan và chính xác của các tổ chức định giá tài sản. Ví dụ nhƣ nhãn hiệu chữ “Ngôi sao” đã đƣợc định giá lên tới 108 triệu nhân dân tệ. Đặc biệt sau khi đƣợc công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng của Trung Quốc thì nhãn hiệu này đã đƣợc định giá lại, lên tới 300 triệu nhân dân tệ. Trên cơ sở các báo cáo định giá nhãn hiệu và hợp đồng thế chấp quyền đối với nhãn hiệu này, Công ty Ngôi sao đã vay ngân hàng đƣợc 5 triệu nhân dân tệ. Cuối năm 2008, Cơ quan Sở hữu trí tuệ thành phố Bắc Kinh đã thành lập “Chƣơng trình đối tiếp Bách Ngàn” – nhằm thúc đẩy các dự án thế chấp quyền sở hữu trí tuệ để vay vốn, thông qua Chƣơng trình này đã có 44 dự án của 37 doanh nghiệp kỹ thuật vừa và nhỏ thế chấp quyền sở hữu trí tuệ của mình để vay vốn từ Ngân hàng Giao thông, tổng số vốn cho vay là 402.750.000 nhân dân tệ [30].
Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, khi mà thị trƣờng bất động sản vẫn chƣa mấy khởi sắc thì việc tài trợ vốn có bảo đảm bằng tài sản trí tuệ đƣợc xem là giải pháp hiệu quả đối với các ngân hàng thƣơng mại, qua đó tạo động lực để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Việc mở rộng cho vay thế chấp theo tài sản vô hình là xu hƣớng tất yếu mà ngân hàng phải thực hiện trong bối cảnh hội nhập. Vì vậy, để khuyến khích việc sử dụng tài sản trí tuệ làm tài sản bảo đảm và đảm bảo hoạt động an toàn của các tổ chức tín dụng, cần bổ sung quy định về yêu cầu xác định giá trị tài sản trí tuệ khi thực hiện các hoạt động vay vốn có bảo đảm là tài sản trí tuệ. Việc định giá đƣợc thực hiện bởi các doanh nghiệp thẩm định giá theo quy định của Bộ Tài
chính. Các ngân hàng sẽ đảm bảo lợi ích của mình bằng cách đăng ký giao