3.1.1. Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước để phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường vốn ngân sách nhà nước để phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường
Kể từ sau công cuộc Đổi mới năm 1986 cho đến nay, nền kinh tế Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ cả về chất và lượng. Điều này chứng tỏ định hướng xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, chủ trương huy động sức mạnh từ khu vực tư nhân, kết hợp kết hợp nguồn lực của Nhà nước với nguồn lực của khu vực tư nhân mà Đảng và Nhà nước đề ra và đang thực hiện là đúng đắn.
Mặt khác, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, Việt Nam hiện đang là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực như WTO, ASEAN và gần đây nhất là TPP. Việc trở thành thành viên của các tổ chức này đòi hỏi Việt Nam phải thực hiện nghiêm túc các cam kết về đảm bảo tính minh bạch, không phân biệt đối xử giữa các chủ thể kinh doanh, giữa nhà đầu tư trong và ngoài nước, giữa khu vực công và khu vực tư nhân....
Chính vì lẽ đó, pháp luật về hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước cần thiết phải được hoàn thiện trên cơ sở phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam cũng như những yêu cầu từ thực tiễn hợp tác kinh tế quốc tế của Việt Nam. Nói cách khác, pháp luật về hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước cần phải được sửa đổi, bổ sung theo hướng đảm bảo tính bình đẳng, minh bạch trong mối quan hệ hợp tác công - tư.
3.1.2. Đảm bảo tính đồng bộ của các quy định của pháp luật về Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước
Nghị quyết số 48/2005/NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã xác định: “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân” [1]. Do đó, việc xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật về HĐXD công trình có sử dụng vốn NSNN cũng phải đảm bảo được những tiêu chí này, đặc biệt là tính đồng bộ, thống nhất. Cụ thể:
Thứ nhất, về mặt nội dung, trước tiên, tính thống nhất, đồng bộ của pháp luật về HĐXD công trình có sử dụng vốn NSNN đòi hỏi các quy định pháp luật về vấn đề này phải bảo đảm sự nhất quán về nội dung. Điều này thể hiện ở chỗ các văn bản pháp luật quy định về cùng một khía cạnh hoặc nhiều khía cạnh khác nhau của HĐXD công trình có sử dụng vốn NSNN phải thống nhất về nội dung làm cơ sở cho các chủ thể hợp đồng thống nhất về cách hiểu và thực hiện.
Thứ hai, về phương diện hình thức, tính thống nhất của hệ thống pháp luật về HĐXD công trình có sử dụng vốn NSNN còn được thể hiện qua cấu trúc, cách sắp xếp, phân loại thứ bậc, hiệu lực của quy phạm pháp luật. Nói cách khác, tính thống nhất của pháp luật về HĐXD công trình có sử dụng vốn NSNN phải bảo đảm trên hai mức độ: i) sự thống nhất giữa các điều, khoản trong chính văn bản quy phạm pháp luật đó và; ii) tính thống nhất giữa các văn bản do các cơ quan hữu quan ban hành trong toàn bộ hệ thống pháp luật về HĐXD công trình có sử dụng vốn NSNN [24].