Nhóm các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam (Trang 110 - 119)

3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả

3.2.2. Nhóm các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật

Những bất cập trong quá trình ký kết và thực hiện HĐXD công trình có sử dụng vốn NSNN hiện nay phần lớn là do quy định pháp luật về vấn đề này còn chồng chéo, mâu thuẫn và thiếu đồng bộ. Tuy nhiên, bên cạnh những lý do đó, vấn đề thanh tra, kiểm tra cũng như trình độ, năng lực, ý thức của các cá nhân, cơ quan quản lý nhà nước có liên quan cũng như kiến thức pháp luật của các chủ thể có liên quan cũng là những yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ đến việc ký kết và thực hiện HĐXD công trình có sử dụng vốn NSNN. Chính vì vậy, để hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành về HĐXD công trình có sử dụng vốn NSNN, bên cạnh các giải pháp hoàn thiện về mặt pháp luật, chúng ta còn phải quan tâm cả đến những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật. Cụ thể như sau:

3.2.2.1. Tăng cường thanh tra và kiểm tra

Thanh tra, kiểm tra cũng như hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan nhà nước là một trong những công cụ không thể thiếu để đảm bảo cho việc thực thi pháp luật nói chung, pháp luật về HĐXD công trình có sử dụng vốn NSNN nói riêng được hiệu quả. Cụ thể, Điều 3 Luật Thanh tra năm 2004 quy định:

Hoạt động thanh tra nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản

lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân [29, Điều 3].

Nói cách khác, công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan nhà nước nhằm mục tiêu phát hiện những mặt tích cực cần nhân rộng, những điểm hạn chế tổn tại cần khắc phục trong lĩnh vực pháp luật nói chung, trong pháp luật về HĐXD công trình có sử dụng vốn NSNN nói riêng. Để làm được điều này, Bộ, ngành quản lý các lĩnh vực có liên quan đến việc ký kết và thực hiện HĐXD công trình có sử dụng vốn NSNN như Cục Đấu thầu, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính... cần xây dựng và hoàn thiện quy trình tổ chức các hoạt động kiểm tra để hướng dẫn cho các bộ, ngành và địa phương trong việc triển khai thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Bên cạnh đó, nhà nước có thể huy động sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân tham gia vào việc phòng và chống vi phạm pháp luật liên quan đến HĐXD công trình có sử dụng vốn NSNN thông qua việc khiếu nại, tố cáo các hành vi, chủ thể vi phạm pháp luật.

3.2.2.2. Về nâng cao trình độ, năng lực và ý thức của cán bộ, công chức, cơ quan quản lý nhà nước

HĐXD công trình có sử dụng vốn NSNN là cơ sở pháp lý quan trọng để các bên thực hiện các hoạt động xây dựng công trình có sử dụng vốn NSNN. Vì đặc thù của công trình này là có sử dụng vốn NSNN nên hợp đồng liên quan đến các công trình này và những nội dung cơ bản của hợp đồng thường chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật. Theo đó, đội ngũ cán bộ, công chức quản lý là những người có nhiệm vụ xây dựng pháp luật và đảm bảo cho các quy định pháp luật đó được thực hiện trên thực tiễn. Để có được

một đội ngũ cán bộ đáp ứng về cơ bản các yêu cầu thì cần thực hiện các biện pháp như sau:

Một là, tuyển chọn những cán bộ thực sự đáp ứng về chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị vào các vị trí thích hợp. Để làm được điều này, việc quan trọng nhất chính là cần có biện pháp cụ thể để việc thi tuyển, tuyển dụng cán bộ, công chức được thực hiện một cách nghiêm túc, đảm bảo tính công bằng, minh bạch, hạn chế tham nhũng.

Hai là, cần nghiêm xử lý vi phạm trong việc ký kết và thực hiện HĐXD công trình có sử dụng vốn NSNN cũng như trong những hoạt động xây dựng có liên quan đến công trình có sử dụng vốn NSNN. Nguyên tắc xử lý vi phạm là mọi đối tượng, mọi hành vi vi phạm đều phải bị xử lý kịp thời, đúng người đúng tội.

Ba là, việc tổ chức các khóa đào tạo hoặc cử đi học, đi đào tạo ở các nước tiên tiến về HĐXD nói chung, HĐXD công trình có sử dụng vốn NSNN nói riêng; về lĩnh vực đấu thầu; về quản lý công trình xây dựng... cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nâng cao trình độ, năng lực của các cán bộ, công chức nhà nước trong lĩnh vực này.

Bốn là, bên cạnh việc nâng cao trình độ, năng lực và ý thức của cá nhân cán bộ, công chức quản lý có liên quan, vấn đề kiện toàn cơ cấu của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan này phát huy được vai trò của nó.

3.2.2.3. Tăng cường hỗ trợ, tư vấn pháp luật cho các nhà thầu tham gia hợp đồng

Để việc thực thi pháp luật được hiệu quả, bên cạnh việc hoàn thiện các quy định pháp luật về HĐXD công trình có sử dụng vốn NSNN, không chỉ cần nâng cao năng lực và trình độ của các cán bộ, công chức làm việc trong cơ quan quản lý nhà nước có liên quan mà thì việc tuyên truyền, phổ biến các quyền và nghĩa vụ theo pháp luật đối với các nhà thầu cũng có vai trò rất quan

trọng. Theo đó, bản thân các chủ thể trong HĐXD công trình có sử dụng vốn NSNN sẽ biết được các quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia ký kết và thực hiện hợp đồng cũng như biết cách để tự bảo vệ mình khi người khác có hành vi xâm phạm quyền lợi của mình. Việc tăng cường hỗ trợ, tư vấn pháp luật về HĐXD công trình có sử dụng vốn NSNN có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức như sau:

(1) Tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn nhằm bồi dưỡng nâng cao kiến thức pháp lý về HĐXD công trình sử dụng vốn NSNN cho các nhà thầu;

(2) Tổ chức các buổi hội thảo dành cho các nhà thầu để trao đổi về các vấn đề pháp lý liên quan đến HĐXD công trình sử dụng vốn NSNN,

(3) Nâng cao vai trò của Tổng hội Xây dựng Việt Nam và xúc tiến thành lập thêm các hiệp hội nhà thầu xây dựng để đại diện và bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho các thành viên là các nhà thầu xây dựng.

KẾT LUẬN

Hợp đồng là văn bản ghi nhận “sự thỏa thuận về việc xác lập, điều chỉnh và chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên”. Với tầm quan trọng của hợp đồng như vậy, nên mọi người tham gia vào hoạt động xây dựng nói chung hoạt động xây dựng công trình có sử dụng vốn NSNN nói riêng đều mong muốn các cơ quan nhà nước có thể xây dựng những quy định thống nhất và hợp lý về HĐXD công trình có sử dụng vốn NSNN để tạo cơ sở pháp lý đầy đủ cho quá trình thực hiện xây dựng công trình có sử dụng vốn NSNN, tạo thuận lợi trong việc ký kết, thực hiện, thanh tra, kiểm tra, thanh quyết toán theo Hợp đồng. Tuy nhiên, những quy định về HĐXD công trình có sử dụng vốn NSNN được quy định khá rải rác ở các văn bản pháp luật như TT 09/2011/TT-BTC, TT 03/2015/TT-BKHĐT, NĐ 37/2015/NĐ-CP…. Trong đó, mặc dù NĐ 37/2015/NĐ-CP thay thế cho NĐ 48/2010/NĐ-CP đã có hiệu lực, TT 09/2011/TT-BTC căn cứ theo NĐ 48/2010/NĐ-CP vẫn chưa có văn bản nào thay thế khiến cho nhiều quy định về HĐXD nói chung, HĐXD công trình có sử dụng vốn NSNN nói riêng bị chồng chéo, mâu thuẫn. Kết quả, các chủ thể sẽ thấy lúng túng trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng vì không biết phải áp dụng theo văn bản pháp luật nào. Bên cạnh đó, việc nhà nước dành riêng một thông tư là TT 09/2011/TT-BTC để quy định về mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình, mà chủ yếu áp dụng cho các công trình có sử dụng vốn NSNN dường như là đi ngược lại với mục tiêu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế. Bởi lẽ, trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhà nước, với vai trò chủ đầu tư công, cũng chỉ là một chủ thể bình đẳng với các chủ thể khác trong thị trường xây dựng. Và, HĐXD nói chung, HĐXD công trình có sử dụng vốn NSNN nói riêng về bản chất cũng là hợp đồng dân sự nên cũng chịu cả sự điều chỉnh của pháp luật dân sự và phải phù hợp với nguyên tắc tự do, tự

Trên cơ sở đó, thiết nghĩ trong vai trò quản lý nhà nước đối với lĩnh vực xây dựng, nhà nước cần phân định rõ quan hệ giữa Nhà nước với thị trường. Bên cạnh việc bảo đảm lợi ích của xã hội trước các tác động bất lợi của thị trường xây dựng như gây ô nhiễm, mất mỹ quan, kém chất lượng và an toàn, nhà nước cần tạo khuôn khổ cho các quan hệ kinh tế trong thị trường xây dựng nói chung, xây dựng công trình có sử dụng vốn NSNN nói riêng được thực thi có trật tự và hiệu quả thông qua việc ưu tiên dùng các công cụ kinh tế và quy hoạch thay vì các công cụ hành chính mệnh lệnh để làm thay thị trường hoặc can thiệp thái quá nhằm đưa thị trường phát triển theo hướng mình mong muốn. Cụ thể, cách quản lý tốt nhất là chỉ đề ra những gì thị trường không được làm và rất hạn chế các quy định cho phép thị trường được làm những gì.

Để làm được điều này, Việt Nam có thể tham khảo thêm quy định về vấn đề này của các nước phát triển trên thế giới, đặc biệt là những quốc gia phát triển có lịch sử phát triển kinh tế và chính trị tương đồng với Việt Nam như Trung Quốc chẳng hạn. Liên quan đến vấn đề, Ngân hàng Thế giới từng nêu nhận xét là luật pháp các nước đã phát triển tuy khá phức tạp nhưng việc thực thi không mấy khó khăn do bộ máy nhà nước có năng lực thực thi khá mạnh và đội ngũ luật gia chuyên nghiệp có trình độ cao, cho nên các nước đang phát triển cần rất thận trọng khi muốn tham khảo áp dụng kinh nghiệm của họ. Tùy theo đặc thù của hệ thống lập pháp của từng nước mà mỗi nước có hệ thống pháp luật xây dựng không giống nhau, tuy vậy với một số nước do có bối cảnh lịch sử không khác nhau nhiều lắm so với nước ta thì luật xây dựng các nước này có giá trị tham khảo nhiều hơn cho các nhà làm chính sách Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình học hỏi kinh nghiệm các nước chúng ta cần căn cứ vào đặc điểm của bản thân để chọn lọc những quy định phù hợp với mình, đảm bảo cho việc học hỏi đạt hiệu quả cao nhất./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48/2005/NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

2. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2010), Thông tư 01/2010/TT-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết lập Hồ sơ mời thầu xây lắp, Hà Nội. 3. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2015), Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT Quy

định chi tiết lập hồ sơ mời thầu xây lắp, Hà Nội.

4. Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011 Quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước, Hà Nội.

5. Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước, Hà Nội.

6. Bộ Xây dựng (2011), Thông tư số 09/2011/TT-BXD ngày 28/06/2011 Hướng dẫn mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình, Hà Nội.

7. Bộ Xây dựng (2013) Thông tư số 10/2013/TT-BXD quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng, Hà Nội.

8. Chính phủ (2005), Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 về việc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Hà Nội.

9. Chính phủ (2009), Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 Hướng dẫn thi hành luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo luật xây dựng, Hà Nội.

10. Chính phủ (2010), Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 7/5/2010 về hợp đồng trong hoạt động xây dựng, Hà Nội.

11. Chính phủ (2013), Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 Về quản lý chất lượng công trình xây dựng, Hà Nội.

12. Chính Phủ (2013), Nghị định số 222/2013/NĐ-CP ngày 31/12/2013 của Chính phủ về thanh toán bằng tiền mặt, Hà Nội.

13. Chính phủ (2014), Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, Hà Nội.

14. Chính phủ (2015) Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 Quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng, Hà Nội.

15. Chính phủ (2015), Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 Về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, Hà Nội.

16. Chính Phủ (2015), Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng, Hà Nội.

17. Ngọc Diệp (2015), “Người dân “lãnh đủ” hậu quả từ các công trình kém chất lượng!”, Báo điện tử VOV.vn.

18. Donald S.Barrie và Boyd C.Paulson JR (1996), Quản lý công nghiệp xây dựng, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Nghĩa Nhân (2012), Nhiều dự án chỉ định thầu thiếu minh bạch, www.tinmoi.vn.

20. Hồ Hoàng Đức (2005), Quản lý nhà nước trên lĩnh vực đầu tư xây dựng trong cơ chế kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa, Luận án tiến sĩ luật học, Hà Nội.

21. Tuệ Khanh (2014), Phát hiện nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước, Báo điện tử VnMedia.vn.

22. Phạm Sỹ Liêm - Viện trưởng, Viện nghiên cứu kinh tế xây dựng và đô thị (2013), Tổng quan pháp luật xây dựng quốc tế và luật xây dựng nước ta, Trang điện tử www.vncold.vn.

23. Nguyễn Văn Nam - Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu thương mại (2014), Vì sao các công trình lớn của VN rơi vào tay nhà thầu TQ?, www.kienthuc.net.vn.

24. Lê Thị Nga - Khoa Luật, Đại học Huế (2011), Yêu cầu về tính thống nhất của hệ thống pháp luật, toaan.gov.vn.

25. Nam Phương - Lê Nga (2015), Mất nước, Bệnh viện phụ sản Hà Nội ngừng các ca mổ sinh, Báo điện tử Vnexpress, http://suckhoe.vnexpress.net.

26. Lê Quân (2015), Đường ống nước sạch sông Đà vỡ “lần thứ 16”, Báo điện tử Thanh niên Online http://www.thanhnien.com.vn/

27. Quốc hội (1992), Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, Hà Nội. 28. Quốc hội (2002), Luật ngân sách nhà nước, Hà Nội.

29. Quốc hội (2004), Luật Thanh tra, Hà Nội. 30. Quốc hội (2005), Bộ Luật Dân sự, Hà Nội. 31. Quốc hội (2013), Luật đấu thầu, Hà Nội. 32. Quốc hội (2014), Luật Đầu tư công, Hà Nội. 33. Quốc hội (2014), Luật doanh nghiệp, Hà Nội. 34. Quốc hội (2014), Luật Nhà ở, Hà Nội.

35. Quốc hội (2014), Luật xây dựng, Hà Nội.

36. Quốc hội (2015), Luật ngân sách nhà nước, Hà Nội.

37. Hương Sâm (2008), Tìm hiểu các quy định pháp luật về hợp đồng xây dựng, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

38. Thái Sơn (2015), Vì sao Tổng cục Đường bộ bị doanh nghiệp kiện ra

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam (Trang 110 - 119)