mới và tự nguyện về nƣớc thì ngƣời sử dụng lao động phải cung cấp vé máy bay về nƣớc và bồi thƣờng cho ngƣời lao động 1 tháng lƣơng cơ bản theo hợp đồng/một năm làm việc. Trƣờng hợp ngƣời lao động làm việc chƣa đủ 02 tháng thì không đƣợc nhận tiền bồi thƣờng này.
2.3.2. Pháp luật của Hàn Quốc
Hiê ̣n nay , Hàn Quốc là một quốc gia mà có tỷ lệ ngƣời lao độn g Viê ̣t Nam đăng ký tham gia lao đô ̣ng nhiều nhất so với các thi ̣ trƣờng khác
Một là, chính sách tiếp nhận lao động nước ngoài của Hàn Quốc
Sự bùng nổ của nền kinh tế Hàn Quốc từ những năm 1980 đã khiến nƣớc
công nghiệp vừa và nhỏ, Hàn Quốc đã bắt đầu có chính sách tiếp nhận lao động nƣớc ngoài từ những năm 1980s. Hiện nay hàng năm Hàn Quốc cần tiếp nhận khoảng 50.000 lao động nƣớc ngoài để cung cấp đủ nhân lực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Hợp tác cung ứng và sử dụng lao động giữa Việt Nam và Hàn Quốc đƣợc bắt đầu từ năm 1993 và đƣợc thực hiện theo 5 hình thức:
a. Cung ứng tu nghiệp sinh (TNS): công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp và thuỷ sản;
b. Cung ứng thuyền viên đánh cá cho các tàu cá Hàn Quốc; c. Cung cấp lao động cho tập đoàn Hàn Quốc trúng thầu ở Li-Bi; d. Cung cấp lao động theo Luật tiếp nhận lao động nƣớc ngoài (EPS); e. Cung cấp lao động kỹ thuật cao.
Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2007, Chƣơng trình tu nghiệp sinh chính thức bị huỷ bỏ, những lao động đã đi theo Chƣơng trình tu nghiệp sinh hiện đang làm việc tại Hàn quốc sẽ đƣợc chuyển sang hình thức lao động.
Nhƣ vậy hiện nay chỉ còn 3 hình thức cung ứng lao động cho Hàn quốc. - Lao động đi theo Chƣơng trình Cấp phép làm việc (EPS);
- Lao động đi làm thuyền viên tàu cá; - Lao động kỹ thuật cao.
Quốc gia đƣợc chọn cung ứng lao động sẽ đƣợc chính phủ Hàn Quốc quyết định sau khi xem xét tỷ lệ lao động lƣu trú bất hợp pháp cũng nhƣ sự tín nhiệm của các doanh nghiệp Hàn Quốc đối với lao động của nƣớc ngoài đó. Chính phủ Hàn Quốc đã ký với Việt Nam Biên bản Thoả thuận (MOU) về việc cung ứng lao động sang Hàn Quốc theo chế độ cấp phép tuyển dụng nói trên.
Cơ quan chức năng cung ứng lao động của Quốc gia phái cử lao động (ở Việt Nam là Trung tâm lao động ngoài nƣớc thuộc Cục Quản lý lao động
ngoài nƣớc, Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội) chịu trách nhiệm lập danh sách lao động đăng ký tìm việc làm ngoài nƣớc đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn nhƣ: độ tuổi, sức khoẻ, trình độ tiếng Hàn, kinh nghiệm làm việc…(theo quy định của Hàn Quốc) với số lƣợng lao động nhiều hơn từ 3 đến 5 lần so với số lao động đƣợc cung ứng đã đƣợc ghi trong MOU. Sau đó gửi danh sách sang cho cơ quan đối tác phía Chính phủ Hàn Quốc (Liên đoàn Nhân lực Công nghiệp). Bắt đầu từ tháng 8/2005 sẽ tổ chức thi tiếng Hàn và đây là một điều kiện bắt buộc trong việc lựa chọn ngƣời lao động nƣớc ngoài.
Chủ doanh nghiệp có giấy chứng nhận thiếu nhân lực đƣợc trực tiếp chọn lao động trong danh sách ngƣời lao động nƣớc ngoài tìm kiếm việc làm tại Trung tâm ổn định việc làm và có thể tiếp nhận sau khi ký Hợp đồng lao động chuẩn với ngƣời lao động nƣớc ngoài.
Trƣờng hơp ngƣời lao động bỏ nơi làm việc ra ngoài cƣ trú và làm việc bất hợp pháp thì sẽ bị phạt tiền và trục xuất khỏi Hàn Quốc và sẽ bị vĩnh viễn cấm trở lại Hàn Quốc làm việc.
Hai là, đi ̣a vi ̣ pháp lý của người nước ngoài tại Hàn Quốc
Theo Luật liên quan đến việc tuyển dụng ngƣời lao động nƣớc ngoài, ngƣời lao động nƣớc ngoài đƣợc nhìn nhận nhƣ ngƣời lao động Hàn Quốc, trong thời gian lao động nhận đƣợc sự bảo hộ của luật liên quan về lao động nhƣ Luật Lao Động Cơ Bản và Luật Tiền Lƣơng Cơ Bản nhƣ ngƣời lao động Hàn Quốc. Riêng trƣờng hợp những ngƣời lao động trong nông lâm, chăn nuôi và thủy sản không đƣợc áp dụng những quy định về nghỉ giải lao, ngày nghỉ, thời gian làm việc theo nhƣ Luật Lao Động Cơ Bản. Tuy nhiên, theo Luật Lao Động Cơ Bản quy định, ngƣời này dù là lƣu trú bất hợp pháp nhƣng vẫn đƣợc thừa nhận là ngƣời lao động ta ̣i Hàn Quốc . Nghiêm cấm việc phân biệt ngƣời nƣớc ngoài: Với tƣ cách là ngƣời lao động nƣớc ngoài, việc phân biệt đối xử với họ mà không có lí do chính đáng là hành động phi pháp.
Bảo vệ theo hợp động lao động cơ bản: Chủ doanh nghiệp nếu muốn tuyển dụng ngƣời lao động nƣớc ngoài thì bắt buộc phải sử dụng hợp đồng lao động cơ bản và ký hợp đồng lao động với họ.
Ba là, tư cách cần thiết của người lao động nước ngoài
Ngƣời lao động nƣớc ngoài nếu muốn làm việc tại Hàn Quốc thì phải đỗ kỳ thi năng lực tiếng Hàn, đảm bảo đầy đủ những điều kiện nhất định đƣợc quy định trong pháp luâ ̣t nhƣ hoàn tất việc giáo dục định hƣớng... Riêng trƣờng hợp theo yêu cầu của chủ doanh nghiệp, ngƣời lao động nƣớc ngoài tái nhập cảnh trong vòng 1 tháng để đƣợc tái tuyển dụng thì sẽ đƣợc miễn kỳ thi năng lực tiếng Hàn và giáo dục định hƣớng.
Bắt đầu từ ngày 10/12/2009 Luật tái tuyển dụng đã đƣợc thay đổi nhƣ sau:
- Hiện tại sau khi kết thúc 3 năm làm việc, ngƣời lao động nƣớc ngoài về nƣớc khoảng 1 tháng và nhập cảnh lại làm tiếp 3 năm → Sau khi kết thúc 3 năm có thể gia hạn và làm thêm dƣới 2 năm nữa (làm việc liên tục tối đa 5 năm không phải về nƣớc).
- Thời gian hợp đồng lao động đƣợc ngƣời lao động và chủ doanh nghiệp quyết định tùy theo thỏa thuận trong phạm vi 3 năm (khi tái tuyển dụng cũng đƣợc tự do ký kết trong thời hạn 2 năm).
Bốn là, trình tự người lao động nước ngoài được tuyển làm việc như sau:
Trình tự tuyển người lưu trú diện E-9 (lao động phổ thông):
(1) Đăng ký danh sách tìm việc ngƣời nƣớc ngoài.
(2) Tiến cử tuyển dụng của Trung tâm hỗ trợ tuyển dụng. (3) Ký kết hợp đồng lao động.
(4) Đăng ký giấy cấp phép. (5) Nhập cảnh.
(6) Hoàn thành khóa học định hƣớng dành cho ngƣời lao động nƣớc ngoài. (7) Bắt đầu làm việc.
Trình tự tuyển người lưu trú diện H-2 (thăm thân nhân làm việc):
(1) Hoàn thành khóa học định hƣớng dành cho ngƣời lao động nƣớc ngoài. (2) Đăng ký tìm việc.
(3) Ký hợp đồng lao động. (4) Đăng ký ngƣời nƣớc ngoài. (5) Bắt đầu làm việc.
Trình tự tái tuyển dụng:
Trƣớc ngày ngƣời lao động nƣớc ngoài kết thúc thời hạn lao động 3 năm từ 90 đến 30 ngày, chủ doanh nghiệp đăng ký tái tuyển dụng ở Trung tâm hỗ trợ tuyển dụng thuộc Bộ Lao Động và đƣợc cấp giấy xác nhận (đăng ký tại cơ quan thi hành Chế độ cấp phép lao động).
Năm là, các tiêu chuẩn về lao động trong Luật lao động cơ bản của Hàn Quốc[30].
Luật lao đô ̣ng cơ bản của Hàn Quốc đã dành hẳn 20 Điều để quy đi ̣nh về các vấn đề nhƣ: điều kiê ̣n ký kết hợp đồng lao đô ̣ng ; các điều cấm khi tham gia ký kết hơ ̣p đồng ; quyền lơ ̣i của ngƣời lao đô ̣ng về lƣơng bổng ; thay đổi nơi làm viê ̣c; các loại bảo hiểm ; lƣơng hƣu... nhƣ sau: