1.4.1 .Lược sử tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc trên Biển Đông
2.1. Quan điểm của các bên trong Vụ kiện
2.1.1. Diễn biến Vụ kiện
Ngày 22/01/2013, Philippines đã khởi kiện Trung Quốctại Tòa trọng tài theo
Phụ lục VII UNCLOS bằng Thông báo và Bản yêu sách “Liên quan đến tranh chấp
với Trung Quốc về quyền tài phán trên biển của Philippines ở vùng biển Tây Philippines” [65], chỉ định thẩm phán Rudiger Wolfrum là thành viên của Tòa trọng tài đại diện cho quyền lợi của quốc gia mình. Sau khi thủ tục được thiết lập, Philippines gửi Thông báo này tới Trung Quốc, Trung Quốc có 30 ngày kể từ ngày nhận được Thông báo để chỉ định một trọng tài viên.
Ngày 19/02/2013, Trung Quốc đã gửi Philippines Công hàm ngoại giao, trong
đó đưa ra “Quan điểm của Trung Quốc đối với các vấn đề ở Biển Đông” và từ chối,
trả lại Thông báo của Philippines [65]. Sự phản đối của Trung Quốc không phải là trở ngại để Tòa trọng tài tiếp tục thụ lý vụ việc, bằng chứng là ngày 25/03/2013, Chánh án Tòa ITLOS đã bổ nhiệm Thẩm phán Stanislaw Pawlak, người Ba Lan đại diện cho Trung Quốc tham gia vụ kiện, sau khi Trung Quốc không cử đại diện trong vòng 60 ngày theo quy định của UNCLOS [66, tr.16].
Ngày 21/06/2013, Hội đồng trọng tài được thành lập gồm 05 thành viên (thành phần Hội đồng Trọng tài và thành phần đại diện của Philippines đã được nêu cụ thể tại mục 1.4.2) [66, tr.16]. Ngày 11/07/2013, Tòa trọng tài đã có phiên họp đầu tiên bàn về tiến trình xét xử vụ kiện tại Hà Lan. Trong phiên họp này, Tòa trọng tài đã ban hành Lệnh Tố tụng (Procedural Order) đầu tiên và lịch trình dự kiến cho công việc của Trọng tài và thông qua các Nguyên tắc tố tụng (Rules of Procedure). Tòa trọng tài mời PCA là cơ quan thư ký trong quá trình tố tụng diễn ra.
Trong trình tự tố tụng đầu tiên, Tòa trọng tài đã chính thức thông qua các Nguyên tắc tố tụng và lấy ngày 30/03/2014 là ngày Philippines phải nộp Bản Bị vong
lục trình bày “tất cả các vấn đề”, bao gồm vấn đề khả năng thụ lý các yêu sách của Philippines, thẩm quyền của Tòa và các vấn đề thực chất của vụ kiện.
Cũng vào thời gian này, trưởng nhóm luật gia của Philippines đã đích danh kêu gọi Việt Nam và Malaysia cùng với một số nước tranh chấp khác góp sức cùng với Philippines trong vụ kiện. Sự góp mặt của Việt Nam và Malaysia cùng với Philippines trong vụ kiện đường chín đoạn của Trung Quốc sẽ thực sự “hữu ích” theo như tuyên bố của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines.
Với lịch trình đã ấn định tại Lệnh tố tụng số 1, ngày 30/03/2014, Philippines đã đệ trình Bản bị vong lục (Memorial) gồm 10 tập, 40 bản đồ và tổng cộng gần 4000 trang [66, tr.19]. Bản bị vong lục không được công bố công khai toàn bộ nội dung, nhưng với những gì được PCA công bố cũng cho thấy sự kỹ lưỡng trong việc chuẩn bị tài liệu tố tụng của Philippines. Trung Quốc tiếp tục nhấn mạnh quan điểm không chấp nhận thẩm quyền của Tòa và không tham gia vào vụ kiện thông qua Công hàm của Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Lan gửi tới PCA.
Ngày 02/06/2014, Tòa trọng tài ban hành Lệnh tố tụng số 2, ấn định ngày 15/12/2014 Trung Quốc sẽ nộp Bản phản bị vong lục để trả lời những vấn đề được nhắc đến trong Bản bị vong lục của Philippines [66, tr.20].Chỉ một tuần sau đó, Đại
sứ quán của Trung Quốc tại Hà Lan đã gửi Công hàm tới PCA đề cập về “vào ngày
07/12/2014, Bộ Ngoại giao của Trung Quốc đã được ủy quyền để ban hành Tài liệu quan điểm của Chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về vấn đề thẩm quyền của Tòa trọng tài Biển Đông được khởi xướng bởi Philippines” [66, tr.21]. Việc Trung Quốc tiếp tục không đệ trình Bản phản bị vong lục như ấn định tại Lệnh tố tụng số 2 lại một lần nữa cho thấy sự bất hợp tác của nước này.
Ngày 16/12/2014, Tòa trọng tài ban hành Lệnh tố tụng số 3. Theo đó, bên cạnh việc ấn định thời hạn cho Philippines đệ trình tài liệu thì Tòa cũng ấn định ngày 16/06/2015 là thời hạn cho Trung Quốc đưa ra các bình luận hay đệ trình tài liệu tới Tòa [66, tr.21]. Mặc dù tuyên bố không tham gia vào vụ kiện, nhưng những động thái của quốc gia này lại cho thấy điều ngược lại khi vào tháng 02/2015, Đại sứ quán
tài…rõ ràng không có thẩm quyền giải quyết vụ việc”. Chính phủ Trung Quốc “có quyền phản đối tất cả các thủ tục hoặc các bước yêu cầu sự trả lời của Trung Quốc”
[66, tr.23].
Ngày 16/03/2015, Philippines thể hiện sự chuẩn bị kỹ lưỡng khi đệ trình tài liệu theo yêu cầu của Tòa trọng tài, gồm 11 Chương, 573 Phụ lục [66, tr.23]. Bằng việc ban hành Lệnh Tố tụng Số 4, Tòa trọng tài đã ấn định thời hạn diễn ra Phiên điều trần về thẩm quyền.
Từ ngày 07/07/2015 đến ngày 13/07/2015, Tòa trọng tài tổ chức phiên điều trần về thẩm quyền và khả năng thụ lý trong vụ việc này ở Cung điện Hòa Bình, trụ sở của Tòa trọng tài thường trực tại La Hay, Hà Lan.Thành phần tham gia chỉ có đại diện của Philippines và đại diện các nước khác đóng vai trò là quan sát viên. Trung Quốc không cử đại diện tham gia phiên điều trần. Tại ngày cuối của Phiên điều trần về thẩm quyền, Philippines đệ trình Phụ lục 574 tới Phụ lục 583 đã được viện dẫntrong các Phiên điều trần trước đó [76], tiếp tục đệ trình các tài liệu trả lời các câu hỏi của Tòa (Phụ lục 584 – Phụ lục 606) vào ngày 23/07/2015 [52].
Ngày 29/10/2015, một thắng lợi đầu tiên cho Philippines khi Tòa trọng tài ban hành Phán quyết về thẩm quyền và khả năng thụ lý vụ việc dài 151 trang [66], trong đó Tòa trọng tài khẳng định các nội dung khởi kiện của Philippines thuộc thẩm quyền của Tòa và không nằm trong Tuyên bố bảo lưu theo Điều 298 UNCLOS của Trung Quốc, và việc Trung Quốc không tham gia không trở thành rào cản để khiến Tòa thụ lý vụ việc.
Ngày 29/10/2015, PCA ra Thông cáo báo chí lần thứ 6 thông báo về việc ấn định thời gian diễn ra các phiên điều trần về nội dung của vụ kiện, từ ngày 24-25-26- 30/11/2015 [36]. Trong những ngày diễn ra điều trần, Philippines đã đệ trình nhiều tài liệu đã chuẩn bị từ trước cũng như những tài liệu trả lời các câu hỏi mà Tòa trọng tài đặt ra cho Philippines tại phiên điều trần, như các vấn đề về đảo Ba Bình [51], việc phá hủy các rặng đá ngầm [50] hay bình luận về tài liệu của các bên khác [54] [39] [55].
Sau khi cân nhắc quan điểm của các bên, ngày 29/06/2016, Tòa trọng tài ra thông cáo báo chí ấn định ngày ban hành Phán quyết cuối cùng. Như những gì đã được ấn định trong Thông cáo, 11h sáng 12/07/2016, Tòa trọng tài ban hành Phán quyết dài 479 trang trong sự hoan nghênh của cộng đồng quốc tế nói chung, nhân dân Philippines nói riêng[62].