Tác động của Phán quyết tới cục diện tranh chấp tại Biển Đông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp trên biển đông nhìn từ vụ kiện philippines trung quốc (Trang 59 - 68)

1.4.1 .Lược sử tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc trên Biển Đông

3.1. Ý nghĩa và tác động của Phán quyết tới cục diện tranh chấp tại Biển Đông

3.1.2. Tác động của Phán quyết tới cục diện tranh chấp tại Biển Đông

3.1.2.1. Phán quyết của Tòa trọng tài là “cú đấm thép” với yêu sách ngang ngược của Trung Quốc tại Biển Đông

Ngay sau khi Phán quyết được ban hành, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đăng tải một Tuyên bố về quan điểm của Chính phủ Trung Quốc về Phán quyết của Tòa trọng tài trong vụ kiện được khởi xướng bởi Philippines trên các phương tiện truyền

thông Trung Quốc [28], trong đó, Trung Quốc gọi quyết định của Tòa án là vô hiệu,

bất hợp phápkhông có cơ sở, do đó, Bắc Kinh không chấp nhận hay thừa nhận. Cũng trong cùng ngày, Chính phủ Trung Quốc ra Tuyên bố về chủ quyền, các quyền và lợi ích hàng hải của Trung Quốc trên Biển Đông, nội dung trong đó Trung Quốc hoàn toàn phớt lờ những gì đã được Tòa trọng tài phán quyết mà vẫn khăng khăng khẳng định những luận điệu:

III. Trên cơ sở thực tiễn hoạt động trong một thời gian dài, nhân dân Trung Quốc và Chính phủ Trung Quốc tiếp tục duy trì phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp Quốc về Luật Biển. Trung Quốc có chủ quyền lãnh thổ, các quyền và lợi ích hàng hải ở Biển Đông, bao gồm: i. Trung Quốc có chủ quyền đối với vùng biển Nam Hải(tức vùng biển Đông nằm trong yêu sách “đường chín đoạn” của Trung Quốc), bao gồm quần đảo Đông Sa (Dongsha Qundao), Tây Sa (Xisha Qundao tức quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam), Trung Sa (Zhongsha Qundao) và Nam Sa (Nansha Qundao tức quần đảo Trường Sa của Việt Nam); ii. Trung Quốc có nội thủy, lãnh hải và vùng tiếp giáp trong vùng biển Nam Hải; iii. Trung Quốc có vùng đặc quyền kinh tế và và thềm lục địa trong vùng biển Nam Hải; iv. Trung Quốc có các quyền lịch sử trên Biển Đông; Tất cả điều trên phù hợp với thực tiễn và pháp luật quốc tế có liên quan” [29].

Tuy nhiên, đó là phản ứng tiêu cực một chiều, dù muốn hay không, Trung Quốc cũng không thể né tránh được sự thật. Phán quyết của Tòa trọng tài chính là “cú đấm thép” vào yêu sách “đường chín đoạn” phi lý của Trung Quốc tại Biển Đông, tác động mạnh mẽ tới hình ảnh của Trung Quốc trên thế giới nói chung và trong khu vực nói chung. Điều này thể hiện:

Thứ nhất, các nội dung của Phán quyết làm suy yếu cơ sở pháp lý cho các yêu sách, tác động tiêu cực tới tham vọng bá vương của Trung Quốc tại Biển Đông:

(i) Phán quyết của Tòa trọng tài bác bỏ “quyền lịch sử” của Trung Quốc đối

với nguồn tài nguyên nằm bên trong “đường chín đoạn”;

(ii) Phán quyết của Tòa trọng tài làm rõ hơn quy chế pháp lý đối với các thực

thể địa lý tại quần đảo Trường Sa;

(iii) Phán quyết của Tòa trọng tài là cơ sở để pháp lý để khẳng định những

hành vi vi phạm nghiêm trọng Luật Quốc tế của Trung Quốc trên Biển Đông, trong đó nhấn mạnh tới hành vi hủy hoại môi trường biển thông qua các hoạt động xây dựng và cải tạo đảo nhân tạo trên các thực thể địa lý trên Biển Đông.

Thứ hai, Phán quyết của Tòa trọng tài là sự bác bỏ chính thống các luận điệu

thường trực được Trung Quốc sử dụng từ trước đến nay để né tránh việc giải quyết tranh chấp một cách thực chất. Từ đó, Tòa bác bỏ vị trí độc tôn của biện pháp đàm phán trong việc giải quyết tranh chấp như Trung Quốc vẫn vin vào như một cái cớ để kéo dài và làm trầm trọng thêm tranh chấp tại Biển Đông.

Thứ ba, Phán quyết trở thành một trở ngại lớn khiến Trung Quốc phải suy xét

tới những bước đi tiếp theo. Một ví dụ đưa ra, đó là Mỹ đã thực hiện chương trình Tự do hàng hải (FON) để bảo vệ quyền tự do hàng hải trên toàn thế giới trong nhiều thập kỷ kể từ năm1979. Việc Tòa trọng tài bác bỏ “đường chín đoạn” của Trung Quốc đồng nghĩa hải quân Mỹ có thể đi sát vào các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp và kiểm soát. Các chương trình tuần tra trong khuôn khổ FON của Mỹ có thể dẫn tới căng thẳng với Trung Quốc, chưa kể sự cố nguy hiểm đột biển [13].

Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn đang cố gắng tỏ ra bàng quan khi mà ngay trong ngày Tòa trọng tài ra Phán quyết, Trung Quốc đã tiến hành bay thử sân bay mới xây dựng phi pháp trên bãi đá Xu Bi và đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đây được coi là hai sân bay dự bị mới cho các chuyến bay trên khu vực Biển Đông, chỉ sau bãi Chữ Thập. “Trận pháp đảo hóa” của Trung Quốc đang dần trở thành trở thành hiện thực, khi mà các hạ tầng phụ trợ được xây dựng xong, Trung

bay ném bom tầm xa từ các sân bay mà nước này xây dựng. Điều này tạo ưu thế rất lớn cho Trung Quốc, đồng thời có thể trở thành tiền đề cho Trung Quốc áp đặt vùng nhận dạng phòng không (ADIZ), kiểm soát bầu trời và mặt nước Biển Đông, đẩy các nước tranh chấp khác trong khu vực vào tình thế hoàn toàn bất lợi và bị động.

Thứ tư,Phán quyết có tính chung thẩm, mặc dù Trung Quốc không công nhận

thẩm quyền của Tòa trọng tài và không tham gia tiến trình xét xử nhưng Trung Quốc vẫn phải có nghĩa vụ phải chấp hành và thực thi Phán quyết. Việc Trung Quốc không thi hành Phán quyết có ảnh hưởng lớn tới hình ảnh quốc gia này. Hơn nữa, với tư cách là thành viên của UNCLOS, nếu Trung Quốc có những hành động vi phạm Phán quyết của Tòa trọng tài, Trung Quốc có thể bị đình chỉ tham gia vào các cơ quan trong khuôn khổ của UNCLOS như ITLOS hoặc Cơ quan quyền lực đáy đại dương (International Seabed Authority) [26, tr.41].

Rõ ràng rằng, dù Trung Quốc tỏ thái độ bất hợp tác trong quá trình tố tụng cũng như việc thực thi phán quyết được ban hành, nhưng tác động của phán quyết là không thể chối bỏ đặc biệt tới quá trình tăng cường ảnh hưởng của Trung Quốc như một cường quốc toàn cầu.

3.1.2.2. Tác động của phán quyết tới các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới

*Tác động của phán quyết tới Việt Nam:

Là quốc gia trong khu vực chịu tác động lớn từ phán quyết của vụ kiện, Việt Nam luôn theo dõi sát sao tiến trình diễn ra vụ kiện.

Ngày 12/04/2014, Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan đã gửi Công hàm tới Tòa

trọng tài, trong đó nhấn mạnh “các quyền lợi pháp lý của Việt Nam có thể bị ảnh

hưởng” bởi Tòa trọng tài và yêu cầu rằng Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan sẽ nhận được tất cả các bản sao của các Bản biện hộ và các tài liệu kèm theo cũng như tất cả các tài liệu có liên quan của quá trình tố tụng [62, tr27]. Tòa trọng tài đã gửi Công hàm này tới Philippines và Trung Quốc. Phía Philippines cho rằng các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam trên Biển Đông không bị ảnh hưởng [62, tr27]. Tuy nhiên,

vì Việt Nam cũng là một quốc gia ven biển trong khu vực Biển Đông, nên Philippines đồng ý cung cấp bản sao của các Bản biện hộ, Bộ Tư pháp nước này sẽ cung cấp cho Việt Nam các tài liệu khác liên quan tới thủ tục tố tụng. Phía Trung Quốc không có bình luận nào về yêu cầu của Việt Nam. Ngày 24/04/2014, Tòa đã đồng ý cho Việt Nam truy cập vào Bản bị vong lục mà Philippines đã đệ trình cũng như tất cả các Phụ lục đi kèm và thông báo rằng Tòa sẽ cân nhắc yêu cầu của Việt Nam được truy cập bất cứ các tài liệu liên quan nào khác [62, tr28].

Ngày 05/12/2014, Đại sứ quán Việt Nam gửi “Tuyên bố của Bộ Ngoại giao

Việt Nam về những điểm chú ý trong quá trình tố tụng của vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc” tới Tòa trọng tài [62, tr28]. Tuyên bố của Việt Nam yêu cầu Toà xem xét quan điểm của Việt Nam liên quan đến:

(A) Ủng hộ việc tuân thủ đầy đủ và thực hiện tất cả các quy tắc và thủ tục của

Công ước, quan điểm của Việt Nam "không có nghi ngờ gì về Toà án có thẩm quyền trong vụ kiện này"; (B) Bảo vệ các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam; (C) lưu ý rằng Philippines không yêu cầu Toà án xem xét các vấn đề chủ quyền và phân định hàng hải; (D) "kiên quyết phản đối và từ chối" bất cứ tuyên bố nào của Trung Quốc dựa trên yêu sách "Đường chín đoạn"; Và (E) hỗ trợ thẩm quyền của Toà án để giải thích và áp dụng các Điều 60, 80, 194 (5), 206, 293 (1), và 300 của Công ước và các Hiệp định liên quan khác. Việt Nam có "quyền tìm cách can thiệp nếu thấy thích hợp và phù hợp với các nguyên tắc và quy tắc của luật pháp quốc tế, bao gồm các quy định có liên quan của UNCLOS ". Việt Nam cũng nhắc lại yêu cầu nhận bản sao của tất cả các tài liệu liên quan trong quá trình tố tụng trọng tài [62, tr.28].

Ngày 22/12/2014, Đại sứ quán Việt Nam gửi Công hàm tới Tòa trọng tài yêu cầu được cung cấp bản sao của Lệnh thủ tục số 3 và những liên lạc giữa Tòa và các bên [62, tr.28].

Quá trình nghiên cứu tài liệu vụ kiện đăng công khai trên trang thông tin điện tử của PCA (tính tới thời điểm ngày 10/10/2017) [44], người viết nhận thấy trong 15 nội dung trong bản Bị vong lục của Philippines có rất nhiều điểmxâm phạm đến chủ

quyền của Việt Nam tại Trường Sa, điều đó kéo theo những tác động từ phán quyết của Tòa trọng tài:

Tại Điểm 4, Bãi Vành Khăn và đá Ken Nan được giải thích là “những cấu tạo ngầm thuộc thềm lục địa của Philippines” [62, tr.122]. Đây là các đá thuộc cụm đảo Sinh Tồn và Bình Nguyên của quần đảo Hoàng Sa. Giải thích như vậy đã bác bỏ chủ quyền của Việt Nam tại hai đá này.

Tại Điểm 6: Đá Gaven và Xubi và Điểm 8 về đá Gạc Ma, Châu Viên và Chữ Thập, Philippines cho rằng chúng nằm dưới mực nước biển khi thủy triều lên cao nên không phải là đảo và cũng không nằm trên thềm lục địa Trung Quốc [62, tr.127].

Tuy nhiên, đá GaVen, Chữ Thập thuộc cụm Nam Yết, đá Xubi thuộc cụm Thị Tứ, Gạc Ma thuộc cụm Sinh Tồn, Châu Viên thuộc cụm Trường Sa. Chúng không nằm trên thềm lục địa của Trung Quốc mà thuộc quần đảo có chủ quyền lịch sử của Việt Nam. Các đá nêu trên nằm rải rác trong các cụm đảo, trở thành những bộ phận tạo thành một thể thống nhất của quần đảo Trường Sa, không thể tách rời để quy vào thềm lục địa của bất cứ quốc gia nào khác. Hơn nữa, chủ quyền của Việt Nam đối với các thực thể này là chủ quyền mang tính lịch sử. Các nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ đã xác lập chủ quyền trên nguyên tắc chiếm hữu thực sự và được cộng đồng quốc tế công nhận.

Bên cạnh đó, Phán quyết của Tòa cho rằng đá Châu Viên, đá Chữ Thập, đá

Gạc Ma, đá Ga Ven là đá trong khi đá Tư Nghĩa, đá Vành Khăn và đá Xu bi là các

bãi đá ngầm, chìm dưới nước khi thủy triều lên cao [62, tr.174]. Như vậy, đá Tư Nghĩa, đá Vành Khăn và đá Xu bi chỉ được hưởng vùng an toàn 500m quanh đảo, trong khi các thực thể còn lại có thể được hưởng lãnh hải rộng 12 hải lý.

Tại Điểm 10, Philippines yêu cầu Tòa trọng tài tuyên bố là Philippines được hưởng 12 hải lý lãnh hải, 200 hải lý đặc quyền kinh tế và thềm lục địa tính từ đường cơ sở quần đảo [62, tr.304]. Tuy nhiên, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines lại chồng lấn 12 hải lý với vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa.

Hơn nữa, dù rất thận trọng trong việc xem xét các vấn đề ảnh hưởng tới thẩm quyền thụ lý của Tòa, song liệu có phải Tòa tự cho mình quyền được vượt qua những

giới hạn đó khi tuyên bố: “… đá Vành Khăn và bãi Cỏ Mây nằm trong vùng đặc

quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines…”[62, tr.474]. Tòa trọng tài luôn khẳng định rằng Tòa không có thẩm quyền trong vấn đề phân định biển, vậy với Tuyên bố như thế này không những vượt thẩm quyền của Tòa mà còn nằm ngoài mong đợi của Philippines. Hay nói cách khác, Phán quyết của Tòa đã gián tiếp tước bỏ chủ quyền của Việt Nam, đồng thời trở thành rào cản pháp lý đối với việc thực hiện các quyền chủ quyền của Việt Nam đối với hai thực thể này.

Hệ quả là đối với những thực thể Tòa trọng tài tuyên là bãi ngầm, không có quyền hưởng vùng biển quá 500m hành lang an toàn hay các thực thể là đá chỉ được hưởng vùng biển 12 hải lý, sẽ giảm phạm vi khai thác của ngư dân Việt Nam trong việc thiết lập ngư trường quanh các thực thể này. Việt Nam cũng có thể phải từ bỏ tuyên bố chủ quyền của mình đối với bãi Vành Khăn và bãi Cỏ Mây vốn được Tòa tuyên bố là các thực thể lúc chìm lúc nổi và nằm trong vùng thềm lục địa của Philippines.

Với những phân tích trên, một vấn đề được đặt ra là tại sao Việt Nam lại không tham gia Phiên tòa với tư cách là bên thứ ba theo như lời kêu gọi của phía Philippines. Khi đó, Việt Nam hoàn toàn có quyền và lợi thế trực tiếp bày tỏ quan điểm của mình nhằm kịp thời phản bác lại yêu sách và quan điểm của Philippines làm phương hại đến chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Hơn nữa, ngay tại thời điểm Tòa đưa ra Phán quyết ngày 12/07/2016, Bộ Ngoại giao Việt Nam thông báo sẽ có tuyên bố về nội dung phán quyết. Tuy nhiên đến nay, tại thời điểm luận văn đang được hình thành ngày 11/06/2017, tức là gần một năm sau khi

Phán quyết được ban hành, Tuyên bố này vẫn chưa được công khai.

Điều này dẫn tới một hệ quả là Philippines sẵn sàng kiện ngược lại Việt Nam bất cứ lúc nào. Khi đó, việc không tham gia vụ kiện với tư cách là bên thứ ba hoặc im lặng trước những tác động tiêu cực của Phán quyết sẽ là những điểm vô cùng bất lợi

Tuy nhiên, không thể phủ nhận những tác động tích cực mà Phán quyết mang lại, đóng vai trò như một “vũ khí pháp lý” mạnh mẽ, thể hiện:

- Việc Tòa trọng tài bác bỏ “quyền lịch sử” đối với tài nguyên và vùng nước

bên trong “đường chín đoạn” của Trung Quốc là cơ sở pháp lý quan trọng cho Việt Nam bảo vệ quyền và lợi ích quốc gia đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

- Việc Tòa trọng tài xác định quy chế pháp lý đối với các thực thể địa lý

trong quần đảo Trường Sa mặc dù có những bất lợi (như đã phân tích ở trên) tuy nhiên cũng trở thành cơ sở pháp lý để phản bác lại các yêu sách của Trung Quốc đối với các vùng biển nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam mà Trung Quốc cho rằng có chồng lấn với lãnh hải hoặc đặc quyền kinh tế của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

- Việc Tòa trọng tài tuyên bố các hoạt động cải tạo và xây dựng đảo nhân tạo

của Trung Quốc trên Biển Đông là vi phạm luật pháp quốc tế trở thành cơ sở để Việt Nam viện dẫn và chống lại hành vi này tại bảy thực thể mà Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm đóng trái phép của Việt Nam trong quần đảo Trường Sa.

Bên cạnh đó, các phán quyết của Tòa về việc Trung Quốc đã hủy hoại môi trường biển thông qua các hoạt động xây dựng, cải tạo đảo nhân tạo; hành động cản trở quyền đánh bắt cá của ngư dân Philippines trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này cũng trở thành nguồn tham khảo quan trọng trong việc xây dựng cơ sở pháp lý chống lại những hành vi tương tự mà Trung Quốc đã thực hiện trong hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

*Đối với các quốc gia còn lại trong tranh chấp đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa:

Phán quyết đặt ra cơ hội ngang nhau cho các quốc gia này trong việc tận dụng sự thắng lợi của pháp lý và viện dẫn những cơ sở pháp lý quan trọng để chống lại yêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp trên biển đông nhìn từ vụ kiện philippines trung quốc (Trang 59 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)