Về nhà thầu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quy chế đấu thầu quốc tế về mua sắm hàng hóa Luận văn ThS. Luật 60.38.60 (Trang 107 - 108)

e) Về phê duyệt và báo cáo

3.2.1. Về nhà thầu

Mặt trái của quy luật cạnh trạnh trong nền kinh tế thị trường nói chung và trong đấu thầu quốc tế nói riêng tạo ra những hạn chế cần phải được xem xét tới. Đối với các gói thầu quốc tế lớn, lợi nhuận cao, các nhà thầu cố gắng giành được hợp đồng bằng mọi cách đã gây ra những hoạt động ngồi khn khổ của luật pháp cho phép. Ví dụ: để trúng thầu có thể nhà thầu phải bỏ ra rất nhiều chi phí để tạo mối quan hệ, gây áp lực, tạo tình cảm, tranh thủ hỗ trợ, moi thông tin bất hợp pháp, lợi dụng tranh thủ sự ảnh hưởng… đối với những cán bộ mua sắm hoặc cơ quan thực hiện mua sắm, thẩm định, đánh giá thầu. Ngồi ra, nhà thầu có thể lợi dụng quy định lỏng lẻo của pháp luật để công bố các thông tin sai lệch về năng lực pháp lý và năng lực về kinh nghiệm của mình nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh đối với các đối thủ khác.

Nhà thầu cũng có thể có hành động cấu kết, thông đồng để đạt mục đích của mình. Đó là mưu đồ hay kế hoạch sắp xếp giữa hai hoặc nhiều nhà thầu, được hoặc không được Bên mời thầu biết, để tạo nên giá thầu giả tạo ở mức khơng có tính cạnh tranh. Nhóm các nhà thầu đó có thể lợi dụng quy định mời thầu rộng rãi để chào nhiều mức giá khác nhau cho mỗi hồ sơ dự thầu. Đây cũng là hình thức biến tướng tinh vi của chào giá không cố định.

Một thực tế nữa thường gặp trong đấu thầu là việc chào hàng về kỹ thuật và giá cả mập mờ có thể hiểu theo nhiều cách hoặc chào giá không cố

định. Khi chào về kỹ thuật, nhà thầu có thể tuyên bố đáp ứng hoàn toàn, nhưng đó chỉ là tuyên bố giả mạo, bất chấp sự kiểm tra kỹ lưỡng ca-ta-lô của nhà sản xuất để phát hiện ra hành vi gian lận này. Nhà thầu cũng có thể chào giá bằng chữ và số khác nhau hoặc tạo ra sai số số học để nhằn mục đích riêng. Đặc biệt là các điều khoản thương mại ln được nhà thầu tính tốn kỹ để tạo thuận lợi cho mình. Nhà thầu có thể dùng các chào giá lựa chọn, chào giá thay thế hoặc chào giá không cố định, giảm giá gắn liền với các điều kiện ràng buộc khác. Vì vậy, việc hướng dẫn nhà thầu và quy định về mua sắm phải chặt chẽ để tránh trường hợp nhà thầu căn cứ vào các thủ thuật trên để khiếu kiện kéo dài, gây tổn thất cho bên mời thầu- chủ đầu tư.

Đặc biệt, khi trượt thầu, các nhà thầu thường có tâm lý muốn biết tại sao mình bị trượt thầu. Họ thường địi hỏi bên mời thầu giải thích lý do. Nhưng dù với bất kỳ lí do nào thì việc có đồng quan điểm giữa hai bên là rất khó xảy ra. Do vậy, rất dễ dẫn đến viêc khiếu nại làm chậm tiến độ mua sắm giải ngân.

Đối với các nhà thầu được mời thương thảo để trao hợp đồng, đôi khi họ cũng gây khó dễ cho bên mua phải đáp ứng các điều kiện thương mại giao hàng, thậm trí sửa đổi tiêu chuẩn kỹ thuật, thay mơ-đen hàng hóa, năm sản xuất… để có được lợi nhuận cao nhất và ít rủi ro nhất về mình. Họ đánh giá được vị trí của mình và những khó khăn của Bên mời thầu nếu phải mời thầu, trình phê duyệt lại.

Những vấn đề gặp phải đối với nhà thầu là rất phức tạp và thay đổi theo từng hồn cảnh, bởi có rất nhiều nhà thầu trong đấu thầu cạnh tranh quốc tế với nhiều cách thức hành động khác nhau. Việc đánh giá, nghiên cứu vấn đề này phải thực sự nghiêm túc để có những quy định, hướng dẫn đấu thầu, hướng dẫn nhà thầu có hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quy chế đấu thầu quốc tế về mua sắm hàng hóa Luận văn ThS. Luật 60.38.60 (Trang 107 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)