Nguyên liệu đóng một vai trò rất quan trọng đối với ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi. Chất lượng của nguyên liệu quyết định tới chất lượng của sản phẩm. Đồng thời sản phẩm có đảm bảo chất lượng hay không là phụ thuộc một phần vào các loại nguyên liệu đó có đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật hay không.
Hiện nay công ty đang phải nhập hầu hết các loại ngô, khô đậu và phụ gia của Ấn Độ, Achentina và một số nước để phục vụ sản xuất, lý do là khô đậu và ngô trong nước và một số các nước ngoài chưa đáp ứng đủ số lượng để đáp ứng nhu cầu của sản xuất. Bởi trong thời gian qua một số nước như Trung Quốc cho đến Mỹ cũng chưa đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất của các nước. Vì vậy công ty nhập nguyên liệu của rất nhiều nước nếu nhập như vậy thì khó kiểm soát về chất lượng. Như vậy công ty vẫn chưa chủ động nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất. Muốn mở rộng thị trường công ty phải có đủ nguyên liệu để dự trữ cho sản xuất đồng thời cũng phải dự trữ thành phẩm để bán trực tiếp trên các thị trường.
- Nội dung thực hiện: Tăng cường tìm nguồn nguyên liệu trong nước và một sóo nước có nguồn nguyên liệu như ngô khô đỗ để thay thế dần nguyên liệu phải nhập từ một số nước cố định như Ấn Độ và Achentina. Ngoài việc chất lượng nguyên liệu nước ta còn kém so với các nước trong khu vực và trên thế giới còn một số nguyên liệu khó có thể đáp ứng cho thị trường trong
nước. Do vậy công ty chỉ sử dụng sắn miếng, đỗ tương và khô cải trong nước làm nguyên liệu sản xuất thức ăn.
Liên kết với một số khách hàng nước ngoài là các hãng cung cấp nguyên liệu nhằm tìm kiếm các loại nguyên liệu phù hợp với tình hình sản xuất của công ty. Đồng thời công ty có thể sử dụng được vốn của họ trong thời gian ngắn.
Tìm địa chỉ của các nhà sản xuất, nhà cung cấp nguyên liệu ở nước ngoài, những nhà nhập khẩu nguyên liệu trong nước, tìm hiểu các loại nguyên liệu mà họ có, lấy mẫu những loại nguyên liệu đó. Sau đó tiến hành kiểm tra phân tích nguyên liệu đó. Nếu như loại nguyên liệu nào phù hợp chúng ta có thể đặt hàng với họ. Phải tính toán số lượng vật tư nguyên vật liệu cần nhập mỗi lần, thời điểm nhập nhằm bảo đảm quá trình sản xuất diễn ra liên tục, đồng thời tránh tình trạng lượng vật tư dự trữ cũng không gây ra tình trạng ứ đọng vốn, làm giảm vòng quay vốn.