Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn áp dụng pháp luật về quản lý thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên đá trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 82 - 85)

1.2 .1Nguyên tắc quản lý thuế

2.3 Đánh giá thực tiễn áp dụng Pháp luật quản lý thuế đối với hoạt

2.3.1. Những kết quả đạt được

2.3.1.1. Về tổ chức, phân cấp QLT

Trong những năm qua, công tác phân cấp quản lý thu thuế tài nguyên đá trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã đạt được hiệu quả tích cực. Được sự uỷ quyền của Tổng cục thuế, Cục trưởng Cục thuế đã triển khai thực hiện phân cấp cho cơ quan thuế tại địa phương quản lý thu thuế trên địa bàn. Trong những năm qua, việc uỷ quyền cho Cục trưởng Cục thuế tỉnh quản lý và phân cấp quản lý thu đã tạo sự chủ động cho cơ quan thuế, đảm bảo cân đối nguồn

nhân lực giữa Cục thuế và CCT trong quản lý thu đối với các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên, trong đó có tài nguyên đá. Việc phân cấp cho Cục thuế quản lý thu đối với các doanh nghiệp nhà nước trung ương, nhà nước địa phương, doanh nghiệp nhà nước chuyển sang cổ phần, doanh nghiệp kinh doanh nhiều ngành nghề trên nhiều địa bàn, thường xuyên phát sinh hoàn thuế, xuất nhập khẩu chiếm tỷ trọng phần lớn trong tổng thu nội địa. Điều này đã cho phép ngành thuế Hà Nam tập trung đầu tư trang thiết bị hiện đại tại Cục thuế, tránh đầu tư dàn trải, không hiệu quả, trong điều kiện nguồn kinh phí của ngành còn hạn hẹp. Đồng thời đội ngũ cán bộ cấp Cục thuế hầu hết đã có trình độ đại học, thường xuyên được cử về Tổng cục trực tiếp bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, do vậy đáp ứng được yêu cầu quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn.

Việc phân cấp quản lý cụ thể, rõ ràng tạo nên sự chủ động, linh hoạt trong quá trình quản lý đối tượng nộp thuế của các cơ quan thuế đồng thời giúp cơ quan quản lý thuế cấp trên dễ dàng nhận định và đánh giá tình hình hoạt động của từng đơn vị. Mặt khác trên cơ sở những báo cáo, đánh giá hàng năm, bộ máy quản lý thuế của Tỉnh được rà soát, sắp xếp, bổ sung và kiện toàn phù hợp với việc thực hiện các quy trình quản lý thuế và mô hình quản lý theo chức năng, đảm bảo cải cách và hiện đại hoá hành chính thuế; đội ngũ cán bộ từng bước được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

2.3.1.2. Về quan hệ phối hợp giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền:

Quán triệt tinh thần của luật QLT về trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan quản lý thu với các cơ quan nhà nước, các sở, ban, ngành cùng với Nghị quyết đại hội Đảng bộ Tỉnh Hà Nam lần thứ XVIII về vấn đề mở rộng khai thác khoáng sản, Cục thuế tỉnh Hà Nam luôn tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo

của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, Bộ Tài chính, Tổng cục thuế và phối hợp tốt với các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương các cấp trong tỉnh để tổ chức triển khai thực hiện quản lý thu đối với các loại khoáng sản, trong đó có tài nguyên đá đạt hiệu quả. Cục thuế tỉnh thường xuyên tự kiểm tra và phối hợp với các cơ quan pháp luật (tòa án, công an), cơ quan cấp giấy phép khai thác tài nguyên ( Sở kế hoạch đầu tư, sở tài nguyên – môi trường của Tỉnh) để tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về khai thác, chế biến khoáng sản, từ đó, kiểm tra nghĩa vụ nộp NSNN đối với các tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên, thông qua đó, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm chính sách thuế. Tại Tỉnh Hà Nam, Các đơn vị khi tiến hành khai thác tài nguyên khoáng sản nói chung và tài nguyên đá nói riêng cần phải được sự đồng ý và cấp phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Chỉ khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản, đối tượng nộp thuế mới có thể thực hiện các giai đoạn tiếp theo và từ đó trở thành đối tượng quản lý của cơ quan thuế. Do vậy, Cục thuế Hà Nam đã không ngừng quan tâm đến vấn đề phối hợp giữa các sở, ban, ngành có liên quan.

2.3.1.3. Về quy trình, thủ tục thu thuế

Các quy trình và thủ tục thu thuế nói chung và đối với khai thác đá nói riêng đã được Cục Thuế tỉnh Hà Nam thực hiện theo hướng đơn giản, rõ ràng, công khai, dân chủ, minh bạch và thuận lợi hơn cho người nộp thuế như đơn giản hoá các thủ tục, hồ sơ trong các khâu mua hoá đơn, thủ tục miễn, giảm thuế; cải tiến và giảm thời gian chờ đợi việc đăng ký cấp mã số thuế, xác nhận nghĩa vụ thuế, trả lời chính sách thuế, thời gian hoàn thuế; chuyển từ chế độ chuyên quản khép kín sang tổ chức quản lý thuế tách ba bộ phận độc lập theo Luật QLT và các quy trình nghiệp vụ của Tổng cục thuế; doanh nghiệp thực hiện tự tính, tự khai và nộp thuế theo thông báo của cơ quan thuế, đã hạn chế được hiện tượng tiêu cực trong công tác quản lý thu thuế theo kiểu

khép kín trước đây, thực hiện chuyên môn hoá quản lý thuế theo chức năng chuyên sâu, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế.

Mặt khác, việc ứng dụng tin học vào công tác xử lý, phân tích hồ sơ khai thuế đã đáp ứng được yêu cầu quản lý thuế trong thời kỳ mới. Toàn bộ hồ sơ khai thuế của người nộp thuế ở cấp Cục Thuế quản lý và hầu hết các tờ khai thuế của các doanh nghiệp ở cấp Cct quản lý đã được xử lý bằng hệ thống máy tính, từ việc quét mã vạch hai chiều, xác định số thuế phải nộp, tính nợ, tính phạt; theo dõi số thu nộp và truyền các báo cáo về số thu lên cấp trên, cung cấp các thông tin kịp thời phục vụ cho việc chỉ đạo thu của lãnh đạo Cục thuế và CCT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn áp dụng pháp luật về quản lý thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên đá trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)