1.2 .1Nguyên tắc quản lý thuế
2.2. Tổ chức thu thuế tài nguyên đá theo quy định của Pháp Luật quản
2.2.2. Tổ chức thu thuế tài nguyên đá
2.2.2.1. Bộ máy ngành Thuế của Tỉnh Hà Nam với nhiệm vụ quản lý Thuế
Cơ cấu tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ của Cục Thuế tỉnh Hà Nam được thực hiện theo Quyết định số 1135-TC/QĐ/TCCB ngày 14/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính). Cơ cấu tổ chức bộ máy Cục Thuế tỉnh Hà Nam gồm 11 phòng và 06 chi cục trực thuộc với 76 đội thuế. Cụ thể: Tại Văn phòng Cục thuế có 11 phòng chức năng tham mưu gồm:
(1) Phòng Tổng hợp- Nghiệp vụ- Dự toán
(2) Phòng tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế (3) Phòng kê khai và Kế toán thuế
(4) Phòng quản lý nợ và cưỡng chế thuế (5) Phòng quản lý thuế thu nhập cá nhân (6) Phòng Thanh tra thuế
(8) Phòng Hành chính- Quản trị- Tài vụ- Ấn chỉ (9) Phòng kiểm tra nội bộ
(10) Phòng Tin học
(11) Phòng tổ chức cán bộ
Tại các huyện, thị xã, thành phố có 6 Chi cục trực thuộc gồm:
(1) Chi cục Thuế thành phố Phủ Lý
(2) Chi cục Thuế huyện Thanh Liêm
(3) Chi cục Thuế huyện Bình Lục
(4) Chi cục Thuế huyện Lý Nhân
(5) Chi cục Thuế huyện Duy Tiên
(6) Chi cục Thuế huyện Kim Bảng
Cục Thuế Hà Nam đã trải qua 15 năm thành lập và hoạt động. Ngày đầu thành lập, toàn ngành có 344 cán bộ, công chức, viên chức trong đó 78 người có trình độ đại học, chiếm 22%, 223 người có trình độ trung cấp, chiếm 64% và 43 người chưa qua đào tạo. Đặc biệt, số lượng cán bộ, nhân viên là bộ đội, thương bệnh binh chuyển ngành chiếm tỷ lệ khá cao. Để bắt nhịp với ngành thuế cả nước và phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao, ngay từ thời gian đầu Cục Thuế Hà Nam đã chú trọng tập trung đến công tác đào tạo, từng bước chuẩn hoá cán bộ, công chức về các mặt: Trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ.
Sau 15 năm phấn đấu, đến nay ngành Thuế Hà Nam đã có bước tiến mạnh mẽ cả về lượng và chất; tỷ lệ cán bộ, công chức có trình độ đại học trở lên tăng cao, đạt xấp xỉ 50%, trong đó có 2 người có trình độ cao học; nhiều cán bộ đã hoàn thành chương trình lý luận trung, cao cấp, quản lý nhà nước, trình độ tin học cũng được nâng cao, đáp ứng được yêu cầu của ngành thuế trong thời kỳ đổi mới . Trong đó, thu thuế tài nguyên đá là một trong những
nhiệm vụ đang được các đơn vị thuế triển khai qua nhiều năm nay. Cục thuế bao gồm Chi cục thuế các huyện, thành phố tương ứng với đơn vi hành chính các cấp và văn phòng thuộc Cục thuế. Số đơn vị trực thuộc và cán bộ thuế được thống kê tại bảng sau:
Bảng 7. Cơ cấu tổ chức Cục Thuế Hà Nam (Phân theo văn phòng cục và các chi cục)
TT VP cục/ Chi cục Số đơn vị nghiệp
vụ trực thuộc Số cán bộ thuế
1 Văn phòng Cục Thuế 11 120
2 CCT Thành phố 12 90
3 CCT huyện Thanh Liêm 7 29
4 CCT huyện Bình Lục 59
5 CCT huyện Duy Tiên 7 38
6 CCT huyện Kim Bảng 3 17
( Ngu n: Báo cáo của Cục thuế tỉnh Hà Nam)
Năm 2007, Luật QLT được ban hành và có hiệu lực thi hành đã có tác động ảnh hưởng lớn đến công tác QLT của ngành thuế. Tổ chức bộ máy ngành thuế đã được xây dựng từ mô hình quản lý theo đối tượng nộp thuế sang mô hình quản lý theo chức năng, khắc phục được tình trạng chia cắt, tách biệt về phương thức quản lý giữa các loại thuế, tạo nền tảng cho việc áp dụng một cơ chế quản lý thuế tiên tiến, hiện đại theo hướng tự tính, tự khai, tự nộp thuế, đề cao quyền và trách nhiệm của người nộp thuế, tính chuyên sâu, chuyên nghiệp của cán bộ, công chức thuế được nâng lên. Nhờ đó, số thu về thuế và phí vào Ngân sách Nhà nước của ngành thuế Hà Nam luôn vượt dự
toán giao; tỷ lệ động viên thuế và phí trên GDP đạt và vượt chỉ tiêu do Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra qua các thời kỳ. 15 năm qua, tốc độ tăng thu bình quân mỗi năm trên 20%.
Trong những năm qua, bên cạnh việc nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu ngân sách, ngành thuế tỉnh Hà Nam đã đẩy mạnh triển khai thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính thuế, trong đó đã thường xuyên chỉ đạo duy trì việc công khai và thực hiện có hiệu quả các thủ tục hành chính, đảm bảo đúng quy định về trình tự, thẩm quyền và thời gian giải quyết; đặc biệt đã tập trung tổ chức triển khai tốt cơ chế “một cửa”, “một cửa” liên thông tại Cục thuế và CCT các huyện, thành phố. Qua đó, công tác cải cách thủ tục hành chính và công tác phục vụ người nộp thuế đã thu được kết quả khả quan, được cộng đồng doanh nghiệp và người nộp thuế nói chung đồng tình, ghi nhận [37]
2.2.2.2. Phân cấp quản lý thuế đối với các chủ thể khai thác đá
Năm 2011, có 142 đơn vị đang thực hiện hoạt động khai thác tài nguyên đá và là đối tượng quản lý của các cơ quan thuế tỉnh. Trong đó, CCT Thanh Liêm quản lý 28 đơn vị, CCT Duy Tiên 04 đơn vị, CCT huyện Lý Nhân 04 đơn vị, CCT Thành phố Phủ Lý 16 đơn vị, Phòng Kiểm tra Thuế cục thuế 70 đơn vị, CCT thuế huyện Kim Bảng 20 đơn vị. Việc phân chia đối tượng quản lý cho các cơ quan quản lý thuế dựa trên 03 yếu tố: địa điểm đặt trụ sở công ty, địa điểm mỏ khai thác và mô hình kinh doanh của doanh nghiệp. Hàng năm, các chi cục thuế báo cáo về tình hình nghĩa vụ nộp thuế của các doanh nghiệp khai thác đá đối với cơ quan quản lý cấp Cục để tiến hành tổng hợp số liệu thu. UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát, yêu cầu các doanh nghiệp khai thác đá và các cơ quan thuế báo cáo tình hình khai thác cũng như tình hình thu thuế tại địa phương mình.
Tại Văn phòng Cục Thuế: thực hiện mô hình quản lý thuế theo chức năng chuyên sâu, tháng 01/2007 Cục thuế tỉnh Hà Nam đã quyết định kiện toàn lại tổ chức bộ máy và thành lập 11 phòng thực hiện nhiệm vụ theo chức năng chuyên sâu. Trong đó, 5 phòng nghiệp vụ có liên quan trực tiếp tới công tác quản lý thu thuế đối với các tổ chức khai thác tài nguyên bao gồm cả tài nguyên đá, đó là: Phòng Tuyên truyền - hỗ trợ người nộp thuế; Phòng Kê khai và Kế toán thuế; Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế; Phòng Kiểm tra thuế; Phòng Thanh tra. Các phòng trên hoạt động độc lập với nhau nhưng lại có mối quan hệ phối hợp với nhau rất chặt chẽ trong quá trình quản lý thu thuế tài nguyên nói chung và tài nguyên đá nói riêng. Dưới đây là sự phân tích chức năng, công việc của từng phòng trong quản lý thu thuế tài nguyên đá:
+ Phòng Tuyên truyền, hỗ trợ NNT
Phòng này được phân công thực hiện các chức năng sau: i) Tuyên truyền giáo dục chính sách pháp luật thuế cho doanh nghiệp và mọi tầng lớp dân cư trong xã hội để làm cho các cấp các ngành và mọi người dân hiểu biết về thuế, thực hiện đúng luật thuế và lên án những hành vi vi phạm pháp luật thuế, hỗ trợ cơ quan thuế trong quản lý thu thuế; ii) Cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp nắm bắt nhu cầu và tổ chức các hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ doanh nghiệp sát với yêu cầu, đặc điểm của từng nhóm đối tượng nộp thuế với những nội dung, hình thức phù hợp đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp nhanh nhất và đầy đủ nhất, nhằm hỗ trợ tối đa để doanh nghiệp hiểu biết pháp luật thuế và kê khai thuế, nộp thuế đúng qui định của pháp luật thuế.
+ Phòng Kê khai và kế toán thuế
Phòng phải thường xuyên phối hợp với cơ quan cấp giấy phép khai thác tài nguyên đá để nắm bắt thông tin và đôn đốc các tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thực hiện đăng ký, kê khai thuế với cơ quan thuế theo qui định.
Sau khi nhận hồ sơ khai thuế tại bộ phận một cửa và bộ phận văn thư, tiến hành kiểm tra sơ bộ hồ sơ khai thuế, nếu phát hiện các hồ sơ khai thuế có lỗi số học, kê khai sai mẫu, sai số,... thì có văn bản yêu cầu NNT hoàn thiện, bổ sung, giải trình trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ khai thuế. Trường hợp hồ sơ khai thuế đã đầy đủ, đúng theo quy định thì tiến hành nhập số liệu kê khai thuế vào chương trình ứng dụng quản lý thuế của ngành để làm căn cứ cho các bộ phận tuyên truyền hỗ trợ, kiểm tra, thu nợ, thanh tra,... theo dõi và có biện pháp đôn đốc thu nộp tiếp theo cho phù hợp như: hướng dẫn người nộp thuế để tránh các lỗi đã mắc trong kê khai nếu việc mắc lỗi là do chưa hiểu rõ; hoặc xem xét sửa đổi mẫu tờ khai nếu tờ khai chưa phù hợp; hoặc đó là một dấu hiệu để xem xét, lựa chọn các trường hợp kiểm tra, thanh tra.
Phòng này còn nhận chứng từ nộp thuế, hạch toán số thuế đã nộp của doanh nghiệp khai thác đá, theo dõi thanh toán thuế, đảm bảo tính đúng nợ thuế của đối tượng nộp thuế theo từng khoản thuế phải nộp, để khâu cưỡng chế thu nợ thuế thực hiện đôn đốc và cưỡng chế doanh nghiệp nộp thuế vào NSNN.
+ Phòng Quản lý nợ và Cưỡng chế thuế
Mục tiêu của công tác cưỡng chế thu nợ thuế là kịp thời phát hiện và xử lý các đối tượng nộp thuế cố ý chây ỳ, nợ thuế, chiếm đoạt tiền thuế và các khoản tiền phạt liên quan đến thuế, để đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu vào NSNN, phù hợp với pháp luật thuế.
+ Phòng Kiểm tra thuế
Trên cơ sở hồ sơ khai thuế của NNT nộp tại cơ quan thuế, hàng tháng phòng kiểm tra thuế phân công cán bộ tiến hành kiểm tra 100% hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế. Quá trình kiểm tra thấy doanh nghiệp khai thác nộp thuế thực hiện kê khai thuế không đúng quy định hoặc có dấu hiệu bất thường (tăng hoặc
giảm) so với kỳ kê khai thuế trước về doanh thu chịu thuế, thuế đầu vào được khấu trừ, số thuế được miễn, giảm,... thì yêu cầu người nộp thuế kê khai điều chỉnh, bổ sung, giải trình. Nếu việc kê khai điều chỉnh, bổ sung, giải trình của người nộp thuế không phù hợp hoặc chưa rõ thì yêu cầu người nộp thuế kê khai điều chỉnh, bổ sung lại. Nếu kê khai điều chỉnh, bổ sung, giải trình lần 2 vẫn chưa thấy phù hợp và chưa rõ thì tiến hành trình lãnh đạo Cục thuế ban hành quyết định kiểm tra thuế trực tiếp tại trụ sở người nộp thuế hoặc chuyển sang Phòng Thanh tra thuế để tiến hành thanh tra thuế theo quy định.
+ Phòng Thanh tra thuế
Trên cơ sở hồ sơ do bộ phận kiểm tra thuế chuyển sang và danh sách các đơn vị thanh tra trong năm theo kế hoạch đã xây dựng từ đầu năm, phân công cán bộ thực hiện thu thập thông tin từ các bộ phận, các cơ quan có liên quan, phân tích, xử lý hồ sơ khai thuế, báo cáo quyết toán thuế, báo cáo tài chính của người nộp thuế tại cơ quan thuế sau đó trình lãnh đạo Cục thuế ban hành quyết định thanh tra thuế tại trụ sở của doanh nghiệp khai thác đá. Công tác thanh tra thuế đối với các doanh nghiệp khai thác đá tại tỉnh Hà Nam thường tập trung vào những đơn vị có dấu hiệu bất thường về kê khai, nộp thuế, nợ thuế lớn, mô hình kinh doanh lớn, đa dạng, nhiều ngành nghề…
Đối với các chủ thể khai thác tài nguyên đá, hoạt động thanh tra phải có sự phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền liên quan, cụ thể là Sở tài nguyên Môi trường. Căn cứ trên số liệu đo đạc thực tế của sở tài nguyên môi trường, phòng thanh tra sẽ tiến hành ước tính số thuế phải nộp và so sánh với số thuế kê khai của doanh nghiệp khai thác đá cũng như số liệu của cơ quan thuế để xác định tình trạng vi phạm của doanh nghiệp.
Tại CCT các huyện, thành phố: công tác quản lý thu thuế nói chung và thuế tài nguyên đá nói riêng trên địa bàn các huyện, thành phố thuộc tỉnh Hà Nam được thực hiện như sau:
Đối với các đơn vị khai thác tài nguyên đá nộp thuế theo phương pháp kê khai (ngoài các đơn vị Cục thuế quản lý nêu trên) thì được thực hiện kê khai, nộp thuế tài nguyên với các đội thuế tại chi cục thuế, mô hình các đội được thực hiện giống như các bộ phận quản lý thu tại Văn phòng Cục thuế.
Đối với các tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên đá nộp thuế theo phương pháp trực tiếp, khoán thuế thì thực hiện kê khai, nộp thuế trực tiếp tại các đội thuế xã, phường nơi người nộp thuế khai thác tài nguyên. Giá tính thuế đối với các trường hợp này được căn cứ vào Bảng giá tính thuế tài nguyên do UBND tỉnh Hà Nam ban hành.
Số thuế thu được từ hoạt động khai thác đá được nộp vào KBNN các cấp, từ đó kho bạc tiến hành hạch toán nguồn thu riêng cho ngân sách địa phương và ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. VD: Thuế GTGT đối với hoạt khai thác đá ngân sách địa phương được giữ lại 100%...
2.2.2.3. Các sắc thuế cơ bản phải thu đối với hoạt động khai thác tài nguyên đá tại tỉnh Hà Nam
Tài nguyên đá tại Tỉnh Hà Nam là một loại tài nguyên được khai thác, sử dụng chủ yếu phục vụ cho sản xuất vật liệu xây dựng hoặc xi măng. Với trữ lượng lớn và tiềm năng khai thác rộng mở, tài nguyên đá tại Hà Nam đã và đang được khai thác trên quy mô rộng. Trước tình hình đó, các Sở, Ban, Ngành đã đưa ra nhiều biện pháp, cách thức để quản lý được hoạt động nói trên. Hiện nay, biện pháp quản lý bằng các loại thuế đang được coi là một trong những biện pháp hàng đầu trong việc kiểm tra, giám sát các hoạt động khai thác đá. Ngoài thuế thu nhập doanh nghiệp, các chủ thể khai thác đá còn phải nộp các loại thuế đặc thù sau đây:
Thuế giá trị gia tăng (GTGT): Là một loại thuế tiêu dùng, tính trên
trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Thuế GTGT là công cụ hiệu quả trong việc động viên nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Thuế GTGT được áp dụng ở nước ta từ 1/1/1999 thay cho thuế doanh thu trước đây.
Thuế giá trị gia tăng đối với tài nguyên đá được tính theo c ng thức sau: Thuế GTGT phải nộp trong kỳ = Số lượng tiêu thụ trong kỳ x Giábán chưa có thuế x Thuế suất Trong đó:
+ Đối tượng chịu thuế GTGT: là đá đã được khai thác hoặc chế biến
+ Đối tượng nộp thuế GTGT: là Tổ chức khai thác hoặc chế biến đá thành xi măng hoặc làm VLXD
+ Giá tính thuế giá trị gia tăng đối với các chủ thể khai thác đá được UBND tỉnh quy định cụ thể
Theo quyết định số 84/QD-UBND ngày 31/3/2011 của UBND tỉnh Hà Nam đã đưa ra giá của loại đá hộc để sản xuất xi măng là 75.000đ/1m3, đá sx ra các VLXD khác là 65.000 đ/1m3.
+ Số lượng tiêu thụ trong kỳ là sản lượng tài nguyên đá mà các chủ thể nộp thuế đã khai thác và tiêu thụ trong kỳ
+ Thuế suất thuế GTGT đối với tài nguyên đá là 5% tính trên giá chưa có thuế. Các doanh nghiệp khai thác đá trên địa bàn tỉnh Hà nam bao gồm: các doanh nghiệp trực tiếp khai thác đá để bán làm VLXD hoặc bán cho các doanh nghiệp thu mua khác để sản xuất ra xi măng, sản xuất hóa chất; hoặc các doanh nghiệp trực tiếp khai thác để tiếp tục sản xuất ra xi măng hay làm