1.2 .1Nguyên tắc quản lý thuế
3.2. Một số kiến nghị
3.2.2. Xác định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước co thẩm quyền
trong việc quản lý thu thuế đối với tài nguyên đá
Quản lý thuế là hoạt động thuộc trách nhiệm của hệ thống các cơ quan thuế. Tuy nhiên, để triển khai các quyền năng của mình, cơ quan thuế không chỉ triển khai các quy định của Chính Phủ, Bộ Tài chính, của cơ quan cấp trên
là Tổng cục thuế mà còn phải thực hiện theo chủ chương, chính sách do chính quyền địa phương mà cụ thể là các chính sách của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân tỉnh ban hành. Các chính sách của tỉnh được coi là hành lang pháp lý cho sự hoạt động của các cơ quan thuế. Hàng năm, Cục thuế tỉnh nhận và triển khai nhiệm vụ thu NSNN do Bộ Tài chính, Hội đồng nhân dân tỉnh giao đồng thời thực hiện tích cực các Đề án liên quan đến hoạt động quản lý thu thuế. VD: Từ năm 2011, Cục Thuế tỉnh đã tích cực triển khai Đề án phát triển hệ thống tin học trong ngành Thuế và đăng ký lộ trình thực hiện trao đổi hồ sơ điện tử trong hệ thống ngành Thuế; Đề cương quản lý hoạt động khoáng sản và thu thuế trên địa bàn tỉnh Hà Nam… Sự chỉ đạo trực tiếp của các cấp chính quyền, địa phương có vai trò quan trọng trong định hướng quản lý nguồn thu của Cục thuê tỉnh. Sự chỉ đạo đó càng sát sao thì hoạt động quản lý Thuế càng được thực hiện đầy đủ, đúng quy trình, phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội của tỉnh
Hoạt động khai thác khoáng sản nói chung và khai thác tài nguyên đá nói riêng đã và đang được triển khai mạnh mẽ trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Với những tiềm năng và giá trị mang lại từ hoạt động trên, UBND tỉnh cần đưa ra những chỉ đạo mang tính hệ thống, có tầm bao quát không chỉ riêng đối với ngành thuế mà còn cả các cơ quan có liên quan, các doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn Tỉnh. VD: Năm 2011, UBND tỉnh đã có chỉ thị về việc tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh, trong đó yêu cầu các sở ban ngành như Sở Tài nguyên môi trường, Sở Công thương, Sở xây dựng, CỤc thuế tỉnh và UBD các cấp nơi có khoáng sản tích cực triển khai các biện pháp nghiệp vụ để thẩm định tài nguyên, quy hoạch hạ tầng và kiểm soát trữ lượng khai thác, trên cơ sở đó tính toán khối lượng, trữ lượng khai thác và nguồn thu NSNN từ hoạt động khai thác khoáng sản nói chung và tài nguyên đá nói riêng. Thiết nghĩ, sự chỉ đạo sâu sát đó của
UBND có tác dụng thúc đẩy hoạt động quản lý nhà nước nói chung và quản lý thuế nói riêng, nâng cao tính trách nhiệm của từng ban ngành, góp phần tích cực trong quá trình quản lý nguồn thu vào ngân sách nhà nước. Trên cơ sở chỉ đạo của cấp chính quyền, các sở, ban, ngành cùng nhau nỗ lực và phối hợp trong công tác quản lý, tạo nên một hệ thống chặt chẽ, có sự tương hỗ và giám sát lẫn nhau trong quá trình thực hiện.
Không những vậy, để tăng cường công tác quản lý nhà nước nói chung và quản lý thu thuế nói riêng đối với hoạt động khai thác khoáng sản, cụ thể là khai thác tài nguyên đá, UBND tỉnh cũng cần quan tâm đến việc cải cách các thủ tục hành chính liên quan đến thủ tục cấp, thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản, hợp đồng thuê đất trong khai thác, chế biến khoáng sản, yêu cầu Sở Tài chính và cục thuế Tỉnh xác định chính sác giá các loại khoáng sản ( đối với tài nguyên đá là giá của các loại đá) , truy thu thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường theo chức năng , nhiệm vụ của đơn vị đối với doanh nghiệp; yêu cầu UBND các huyện, thành phố, thị xã phối hợp cùng sở Tài nguyên- môi trường có trách nhiệm đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện lập bản đồ hiện trạng mỏ, đánh giá khối lượng, trữ lượng đá đã khai thác đồng thời tiến hành thẩm định kết quả đã thực hiện được của các doanh nghiệp.
Như đã phân tích ở trên, hoạt động quản lý nguồn thu đối với khai thác khoáng sản nói chung và tài nguyên đá nói riêng là hoạt động cần có sự phối hợp liên ngành. Để thực hiện tốt nguồn thu từ khai thác khoáng sản, Cục thuế Hà Nam cần đầy mạnh hơn nữa quá trình hợp tác, phối hợp với các cơ quan chức năng như Sở Tài nguyên môi trường, Sở Công Thương, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch đầu tư, Kho bạc Nhà nước…Mỗi cơ quan đóng một vai trò khác nhau trong quá trình kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác khai thác đá như sở tài nguyên môi trường có nhiệm vụ kiểm tra hiện trạng, khai thác chế biền tài nguyên, lên báo cáo Tổng thể các danh mục mỏ được phép khai thác, trữ
lượng khai thác và tình hình khai thác của từng mỏ đá qua các năm, sở xây dựng rà soát về điều kiện , năng lực khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng…Sự phối hợp giữa các cơ quan có tác động trực tiếp đến các chủ thể khai thác, chế biến tài nguyên đá trong quá trình hoạt động. Đặc biệt, sở Tài nguyên môi trường tỉnh thường xuyên có sự phối hợp với cơ quan thuế để trao đổi, đối chiếu, cung cấp thông tin về tình hình hoạt động khai thác tài nguyên đá trên địa bàn, lựa chọn các tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên đá để thông nhất với Cục thuế danh sách những doanh nghiệp cần tiến hành đo đạc. Những việc làm trên tác động không nhỏ tới quá trình quản lý nguồn thu của Cục thuế tỉnh. Cục thế trên cơ sở đối chiếu số liệu với các cơ quan liên quan, tiến hành xác định đối tượng thu, phân loại các đối tượng căn cứ vào tổng mức đầu tư, quy mô dự án, trình độ khai thác đồng thời xác định cụ thể nguồn thuế thu được từ các đối tượng. Đối với các đối tượng có dấu hiệu vi kê khai, nộp thuế không đúng, trốn thuế, lậu thuế…Cục thuế cần có sự phối hợp với các cơ quan công an, Tòa án thực hiện thu thấp chứng cứ, xác minh tình trạng vi phạm để từ đó có biện pháp xử lý thích hợp, tránh tình trạng để lọt đối tượng, gây ảnh hưởng đến nguồn thu NS của Tỉnh. Bên cạnh đó, Cục thuế tỉnh và các cơ quan liên quan cần có sự trao đổi, tham khảo lẫn nhau trong quá trình ban hành các văn bản cần thiết liên quan đến hoạt động thu ngân sách, tránh sự lệch lạc, thiếu thống nhất, gây khó hiểu cho các chủ thể nộp thuế. VD: Cơ quan Thuế chỉ tiến hành thu thuế tài nguyên đối phí bảo vệ môi trường với các tổ chức, cá nhân được cấp phép khai thác khoáng sản được cung cấp bởi Sở Tài nguyên môi trường…
Bên cạnh đó, qua quá trình quản lý thu thuế đối với hoạt động tài nguyên đá trên địa bàn tỉnh cho thấy công tác phối hợp giữa cơ quan cấp giấy phép khai thác tài nguyên với cơ quan thuế trong việc rà soát các đơn vị được cấp phép khai thác tài nguyên với các đơn vị đã thực hiện đăng ký, kê khai,
nộp thuế còn hạn chế và chưa được thường xuyên, chưa có quy chế phối hợp trong việc cung cấp thông tin, luân chuyển hồ sơ sau khi cấp giấy phép khai thác tài nguyên sang cơ quan thuế để theo dõi và quản lý thu dẫn đến nhiều tổ chức cá nhân đã được cấp Giấy phép khai thác tài nguyên nhưng chưa thực hiện kê khai thuế kịp thời, đầy đủ, gây thất thu NSNN. Để nâng cao hiệu quả trong công tác phối hợp, khắc phục hạn chế, góp phần để ngành thuế quản lý được kịp thời, đầy đủ các đơn vị khi được cấp giấy phép khai thác tài nguyên, tránh thất thu NSNN, Cục thuế Hà Nam phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như UBND tỉnh, cơ quan Tài nguyên môi trường, sở Kế hoạch đầu tư cấp giấy phép khai thác tài nguyên tổ chức xây dựng quy chế phối hợp luận chuyển hồ sơ, cung cấp thông tin sau khi cấp phép khai thác tài nguyên cho người nộp thuế, định kỳ hàng quý tổ chức phối hợp rà soát thông tin về tình hình cấp giấy phép, tình hình hoạt động khai thác tài nguyên và tình hình kê khai, nộp thuế của các đơn vị khai thác tài nguyên giữa các cơ quan với nhau. Qua đó sẽ nắm được đơn vị nào chưa thực hiện đăng ký, kê khai, nộp thuế để cơ quan thuế có biện pháp quản lý.
Sự phối hợp liên ngành giữa Cục thuế và các cơ quan liên quan sẽ tạo thành một mạng lưới bao quát, kiểm soát tình hình khai thác đá, tác động mạnh mẽ tới ý thức của các đối tượng nộp thuế, buộc họ phải chủ động tìm hiểu các quy định có liên quan đến lĩnh vực hoạt động từ đó tích cực, tự giác thực hiện các nghĩa vụ của mình đối với cơ quan quản lý nhà nước trong đó có nghĩa vụ nộp thuế với cơ quan thuế của Tỉnh.