1 .Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
6. Kết cấu của luận văn
2.5. Về Hội đồng quản trị
2.5.2. Các chức năng chủ yếu của HĐQT
* Chức năng giám sát và kiểm soát chiến lược [10, tr24]:
HĐQT có vai trò quan trọng trong việc giám sát và kiểm soát chiến lược của công ty. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, HĐQT có các thẩm quyền sau đây trong lĩnh vực này:
- Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển trung hạn và dài hạn, kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty. Tuy nhiên, với tư cách là một cơ quan quản lý, HĐQT không tham gia công việc quản lý hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc/Tổng giám đốc. Theo quy định tại điểm h khoản 2 Điều 108 Luật Doanh nghiệp, HĐQT có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc/Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định.
- Giám sát hoạt động của Giám đốc.
- Thành lập các tiểu ban của HĐQT. Theo Thông tư 121/2012/TT-BTC, HĐQT của công ty niêm yết có thể thành lập các tiểu ban để hỗ trợ hoạt động của HĐQT, bao gồm: tiểu ban chính sách phát triển, tiểu ban nhân sự, tiểu ban tiền lương thưởng và các tiểu ban đặc biệt khác theo nghị quyết của ĐHĐCĐ. HĐQT quy định chi tiết việc thành lập, trách nhiệm của các tiểu ban và của từng thành viên.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm Thư ký công ty. Cũng như các tiểu ban của HĐQT, Thư ký công ty là chức danh quy định riêng đối với các công ty đại chúng quy mô lớn và công ty niêm yết. Theo đó, HĐQT phải chỉ định ít nhất 01 người làm Thư ký công ty. Thư ký công ty có các nhiệm vụ sau: (1) chuẩn bị các cuộc họp HĐQT, BKS và ĐHĐCĐ theo yêu cầu của HĐQT hoặc BKS; (2) tư vấn về thủ tục các cuộc họp; (3) tham dự các cuộc họp; (4) đảm bảo các nghị quyết của HĐQT phù hợp với luật pháp; (5) cung cấp các thông tin tài chính, bản sao biên bản họp HĐQT và các thông tin khác cho thành viên HĐQT và thành viên BKS.
- Thành lập và chấm dứt hoạt động của các công ty con, chi nhánh và văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác.
- Ban hành quy chế nội bộ về quản trị công ty. HĐQT công ty niêm yết có trách nhiệm xây dựng và ban hành Quy chế nội bộ về quản trị công ty. Quy chế này không được trái với các nguyên tắc và quy định hiện hành về quản trị công ty.
* Chức năng liên quan đến quyền lợi của cổ đông [10, tr24]:
HĐQT có trách nhiệm duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp ĐHĐCĐ, triệu tập họp ĐHĐCĐ hoặc lấy ý kiến để ĐHĐCĐ thông qua quyết định.
HĐQT cũng có nhiệm vụ phải đưa vào chương trình nghị sự của ĐHĐCĐ những kiến nghị của cổ đông hoặc nhóm cổ đông nắm giữ trên 10% số cổ phần có quyền biểu quyết trong liên tục ít nhất 06 tháng.
* Chức năng liên quan đến tài sản và vốn điều lệ [10, tr24]:
- HĐQT có quyền quyết định việc chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác (điểm c khoản 2 Điều 108 Luật Doanh nghiệp 2005, khoản 2 Điều 149 Luật Doanh nghiệp 2014).
- Bên cạnh đó, trừ phi Điều lệ công ty quy định khác, HĐQT cũng có quyền quyết định về loại trái phiếu, tổng giá trị trái phiếu và thời điểm phát hành nhưng phải báo cáo và đệ trình những tài liệu phù hợp có liên quan tới việc phát hành trái phiếu lên ĐHĐCĐ tại cuộc họp gần nhất (khoản 3 Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2005, khoản 4 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2014).
- HĐQT có quyền quyết định mua lại không quá 10% tổng số cổ phần của từng loại đã được chào bán trong mỗi mười hai tháng và giá mua lại cổ phần (Điều 91 Luật Doanh nghiệp 2005, Điều 130 Luật Doanh nghiệp 2014).
- HĐQT có quyền thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty (điểm g khoản 2 Điều 108 Luật Doanh nghiệp; tại Điều 149 Luật Doanh nghiệp 2014, tỷ lệ này là 35%).
* Chức năng liên quan đến việc kiểm soát, công bố và minh bạch hóa thông tin [10, tr25]:
- Tại thời điểm kết thúc năm tài chính, HĐQT phải chuẩn bị các báo cáo sau: (i) báo cáo về tình hình kinh doanh của công ty; (ii) báo cáo tài chính; (iii) báo cáo đánh giá công tác quản lý, điều hành công ty (khoản 1 Điều 128 Luật Doanh nghiệp 2005).
- HĐQT cũng có trách nhiệm phê chuẩn sơ bộ các báo cáo tài chính đã được kiểm toán và gửi đến BKS để thẩm định trước khi trình ĐHĐCĐ xem xét, thông qua lần cuối (điểm m khoản 2 Điều 108 và khoản 3, 4 Điều 128 Luật Doanh nghiệp 2005).
Về phía BKS, Luật Doanh nghiệp quy định BKS chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ về việc giám sát tình hình tài chính của công ty và đảm bảo sự tuân thủ của công ty đối với các quy định của pháp luật. Để thực hiện nhiệm vụ của mình, ngoài quyền được cung cấp thông tin, BKS còn được trao một số quyền khác như: được triệu tập họp ĐHĐCĐ bất thường, đề nghị họp HĐQT; kiến nghị HĐQT hoặc ĐHĐCĐ các biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành của công ty; được quyền sử dụng tư vấn độc lập.
Nhìn chung, có thể thấy các quy định pháp luật của Việt Nam về HĐQT và BKS đã tiếp cận khá gần với các yêu cầu của nguyên tắc quản trị công ty OECD.