1 .Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
6. Kết cấu của luận văn
2.4. Về minh bạch và công bố thông tin
2.4.3. Kiểm toán hàng năm và trách nhiệm của đơn vị kiểm toán
Điều 10 Thông tư 52/2012 quy định BCTC năm của công ty đại chúng quy mô lớn và công ty niêm yết phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được UBCKNN chấp thuận theo điều kiện do Bộ Tài chính quy định (theo Quyết định số 89/2007/QĐ- BTC về việc ban hành Quy chế lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán). Để được chấp thuận cho phép kiểm toán doanh nghiệp niêm yết, công ty kiểm toán phải thỏa mãn những điều kiện nhất định như: có vốn điều lệ hoặc vốn chủ sở hữu từ 2 tỷ đồng trở lên đối với doanh nghiệp kiểm toán trong nước; vốn điều lệ tối thiểu là 300.000 USD đối với doanh nghiệp kiểm toán có vốn đầu tư nước ngoài; có số lượng kiểm toán viên hành nghề từ 7 người trở lên và có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 8 của Quy chế này; tối thiểu là tròn 3 năm tính từ ngày thành lập đến
năm tối thiểu là 30 đơn vị trong 2 năm gần nhất... Các yêu cầu này nhằm đảm bảo tính độc lập, trung thực, chuyên nghiệp của các tổ chức kiểm toán thực hiện kiểm toán đối với BCTC năm của doanh nghiệp niêm yết.
Tuy nhiên, trong khi Thông tư số 121/2012/TT-BTC đưa ra quy định tại Điều 21 “BKS có quyền lựa chọn và đề nghị ĐHĐCĐ phê chuẩn tổ chức thực hiện kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán các báo cáo tài chính của công ty đại chúng” được coi là một bước đi đúng hướng thì ngay trong mẫu điều lệ áp dụng cho các công ty đại chúng ban hành kèm theo Thông tư này lại có quy định: “ĐHĐCĐ thường niên chủ động chọn một công ty kiểm toán độc lập hoặc thông qua danh sách các công ty kiểm toán độc lập và ủy quyền cho HĐQT quyết định lựa chọn một trong số các đơn vị này tiến hành các hoạt động kiểm toán công ty cho năm tài chính tiếp theo dựa trên những điều khoản và điều kiện thỏa thuận với HĐQT”. Dẫn tới việc quy định lựa chọn và bổ nhiệm kiểm toán viên phải được ĐHĐCĐ phê duyệt chỉ được thực hiện một cách hình thức. Trong hầu hết các trường hợp, việc này được giao phó (ủy quyền) hoàn toàn cho HĐQT [25, tr36].
Về trách nhiệm của đơn vị kiểm toán, theo quy định tại Nghị định 105/2004/NĐ- CP, doanh nghiệp kiểm toán có nghĩa vụ sau: mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho kiểm toán viên hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp theo quy định của Bộ Tài chính; bồi thường thiệt hại do lỗi mà kiểm toán viên của chính mình gây ra cho khách hàng trong khi thực hiện dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ liên quan khác; trong quá trình kiểm toán, nếu phát hiện đơn vị được kiểm toán có hiện tượng vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán thì doanh nghiệp kiểm toán có nghĩa vụ thông báo với đơn vị được kiểm toán hoặc ghi ý kiến nhận xét vào báo cáo kiểm toán.
Để đảm bảo doanh nghiệp kiểm toán hoạt động một cách độc lập, Nghị định này cũng quy định doanh nghiệp kiểm toán không được thực hiện kiểm toán trong một số trường hợp sau: đang cung cấp dịch vụ ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính, dịch vụ kiểm toán nội bộ, định giá tài sản, tư vấn tài chính hoặc đã thực hiện các dịch vụ trên trong năm trước cho khách hàng; thành viên Ban lãnh đạo của doanh nghiệp kiểm toán có quan hệ kinh tế, tài chính với đơn vị được kiểm toán hoặc là bố, mẹ, vợ, chồng, con,
anh, chị em ruột với thành viên Ban lãnh đạo hoặc kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán.
Ngoài quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp kiểm toán, trách nhiệm của kiểm toán viên cũng được nhấn mạnh, theo đó, kiểm toán viên ký báo cáo kiểm toán và chịu trách nhiệm về hoạt động nghề nghiệp của mình; Từ chối làm kiểm toán cho khách hàng nếu xét thấy không đủ năng lực chuyên môn, không đủ điều kiện hoặc khách hàng vi phạm quy định của Nghị định này.
Ngoài ra, như trên đã nói, các tiêu chuẩn để doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho tổ chức niêm yết cũng nhằm đảm bảo tính chuyên nghiệp, hiệu quả của hoạt động kiểm toán.