Quyền tham gia họp và biểu quyết tại ĐHĐCĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việc tiếp nhận các nguyên tắc quản trị công ty của OECD trong pháp luật quản trị công ty niêm yết của việt nam luận văn ths (Trang 48 - 50)

1 .Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

6. Kết cấu của luận văn

2.1. Về quyền của cổ đông

2.1.3. Quyền tham gia họp và biểu quyết tại ĐHĐCĐ

* Về yêu cầu cổ đông phải được thông tin đầy đủ và kịp thời về thời gian, địa điểm và chương trình của ĐHĐCĐ cũng như thông tin đầy đủ và kịp thời về các vấn đề

cần được thông qua tại đại hội [10, tr18]:

Như trên đã nói, theo quy định tại Thông tư 52/2012/TT-BTC hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, công ty đại chúng phải công bố toàn bộ tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên/bất thường, bao gồm: thông báo mời họp, mẫu chỉ định đại diện theo ủy quyền dự họp, chương trình họp, phiếu biểu quyết, các tài liệu thảo luận làm cơ sở thông qua quyết định và dự thảo nghị quyết đối với từng vấn đề trong chương trình họp trên trang thông tin điện tử đồng thời với việc gửi thông báo về việc mời họp và hướng dẫn truy cập trang thông tin điện tử về việc họp và tài liệu họp cho các cổ đông trước khi khai mạc họp ĐHĐCĐ chậm nhất là 15 ngày (đối với các công ty cổ phần khác là 07 ngày làm việc, tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp 2014 đã quy định thời hạn này là 10 ngày trước ngày khai mạc) [25, tr23].

* Về yêu cầu cổ đông phải có cơ hội đặt câu hỏi cho HĐQT, kể cả câu hỏi liên quan tới kiểm toán độc lập, kiến nghị các vấn đề đưa vào chương trình nghị sự của

ĐHĐCĐ, và đề xuất các giải pháp trong giới hạn hợp lý [10, tr18]:

- Quyền kiến nghị các vấn đề đưa vào chương trình nghị sự [25, tr24]: Khoản 2 Điều 99 Luật Doanh nghiệp 2005 (khoản 2 Điều 138 Luật Doanh nghiệp 2014) quy định, cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng (hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty) có quyền kiến nghị vấn đề đưa vào chương trình họp ĐHĐCĐ. Kiến nghị phải bằng văn bản và được chuyển đến công ty chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày khai mạc, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định thời hạn khác. Tuy nhiên, Luật cũng cho phép người triệu tập họp ĐHĐCĐ được từ chối các kiến nghị của cổ đông/nhóm cổ đông nói trên khi kiến nghị được gửi đến không đúng hạn hoặc không đủ, không đúng nội dung hoặc vấn đề kiến nghị không thuộc thẩm quyền quyết định của ĐHĐCĐ.

- Quyền đặt câu hỏi: Luật không có quy định về quyền này của cổ đông, tuy nhiên, để thực hiện các quyền khác của ĐHĐCĐ như: thông qua BCTC hàng năm; xem xét và xử lý các vi phạm của HĐQT, BKS gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty thì trên thực tế, các cổ đông vẫn có thể đặt câu hỏi cho HĐQT, BKS và Ban Giám đốc điều hành tại cuộc họp ĐHĐCĐ [25, tr24].

* Về yêu cầu phải tạo điều kiện cho cổ đông tham gia hiệu quả vào việc ra quyết

định quản trị công ty [10, tr18]:

Như trên đã nói, cổ đông thông qua cơ quan đại diện của mình là ĐHĐCĐ, được tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của công ty như: quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT, thành viên BKS; quyết định thù lao của HĐQT và BKS;... [25, tr24] Không chỉ ghi nhận, pháp luật còn xây dựng cơ chế để đảm bảo cho cổ đông thực hiện quyền hạn của mình như chế độ họp ĐHĐCĐ bất thường; cho phép cổ đông/nhóm cổ đông sở hữu trên 10% số cổ phần phổ thông của công ty liên tục trong ít nhất 06 tháng được quyền xem xét, trích lục sổ biên bản và các nghị quyết của HĐQT, các báo cáo của BKS hay yêu cầu BKS kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết.

* Về yêu cầu cổ đông có thể biểu quyết trực tiếp hay vắng mặt và hai hình thức

biểu quyết này có hiệu lực ngang nhau [10, tr19]:

Luật Doanh nghiệp ghi nhận cả hai hình thức dự họp trực tiếp hoặc thông qua người ủy quyền, theo đó, cổ đông là cá nhân, người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức có thể trực tiếp hoặc ủy quyền bằng văn bản cho một người khác dự họp; với tính chất đại chúng, số lượng cổ đông lớn, quy định pháp lý về công ty niêm yết còn cho phép hình thức bỏ phiếu bằng thư bảo đảm hoặc bỏ phiếu từ xa, biểu quyết thông qua họp ĐHĐCĐ trực tuyến (Điều 3 Thông tư 121/2012/TT-BTC) [25, tr24]. Luật Doanh nghiệp 2014 cũng đã ghi nhận hình thức biểu quyết thông qua hội nghị trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác đối với các công ty cổ phần nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việc tiếp nhận các nguyên tắc quản trị công ty của OECD trong pháp luật quản trị công ty niêm yết của việt nam luận văn ths (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)