Thực trạng quyền công tố trong tố tụng hình sự Việt Nam và những đề xuất vận dụng một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền công tố trong tố tụng hình sự tranh tụng và việc vận dụng trong điều kiện việt nam luận văn ths luật 5 05 14 (Trang 52 - 75)

Chương 2 NỘI DUNG QUYỀN CÔNG TỐ

3.2. Thực trạng quyền công tố trong tố tụng hình sự Việt Nam và những đề xuất vận dụng một

những đề xuất vận dụng một số yếu tố hợp lý của việc tổ chức và thực hành quyền công tố theo tố tụng hình sự tranh tụng.

3.2.1 Tổ chức quyền công tố.

Theo Hiến pháp và Luật tổ chức Viện kiểm sát hiện hành, quyền công tố được giao cho một hệ thống cơ quan độc lập là Viện kiểm sát. Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân là một trong bốn phân hệ trong cấu trúc quyền lực ở Việt Nam. Từ năm 1960 đến nay, Viện kiểm sát tách khỏi hành pháp, do Quốc hội thành lập và chịu sự giám sát của Quốc hội.

Việc tổ chức Viện kiểm sát ở Việt Nam từ năm 1960 đến nay được tiến hành theo loại hình của Liên Xô (cũ), gắn liền với lý thuyết pháp chế xã hội chủ nghĩa của Lênin. Lênin đã đặt ra yêu cầu về tính thống nhất của pháp chế xã hội chủ nghĩa, nghĩa là các đạo luật và các văn bản dưới luật hiện hành mang tính chất đa dạng như thế nào thì nền pháp chế cũng chỉ có thể là một. Lênin viết: “ Pháp chế không thể là pháp chế của tỉnh Ca-lu-ga hoặc của tỉnh Ca-dan được mà phải là pháp chế duy nhất cho toàn nước Nga và cho cả toàn thể liên bang của các nước cộng hoà xôviết nữa.”[29, tr.232.]. Sự thống nhất của pháp chế xã hội chủ nghĩa nhằm đảm bảo để tất cả các cơ quan địa phương, từng xí nghiệp và tổ chức đều thực hiện một cách thống nhất các quyết định cơ bản chung của cả nước, của chính quyền trung ương. Một yêu cầu khác mà Lênin đặt ra đối với pháp chế xã hội chủ nghĩa là tính chất chung của pháp chế, tức là khẳng định thái độ đối với các luật với tính chất là các văn bản có tính chất bắt buộc đối với tất cả mọi người, không có ngoại lệ. Địa vị cao, chức vụ lớn, sự không hiểu biết pháp luật hoặc những nguyên nhân nào khác đều không thể biện hộ cho việc vi phạm phạm pháp luật.[30, tr.90.]. Để đảm bảo cho tính thống nhất, và tính chung của pháp luật, Lênin đã thành

lập ra một thiết chế đặc thù của chính quyền xô viết là Viện kiểm sát. Viện kiểm sát được sinh ra có chức năng chính yếu là kiểm sát việc tuân theo pháp luật của trung ương, mà chúng ta gọi là kiểm sát chung. Nói cách khác, kiểm sát chung để đảm bảo pháp chế xã hội hội chủ nghĩa là lý do cho sự ra đời của Viện kiểm sát.

Thiết chế Viện kiểm sát là một thiết chế của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, mà đứng đầu là Liên Xô, khi mà họ cảm thấy cần giám sát theo tư tưởng không phải là song trùng trực thuộc một chiều của cấp trên để bắt các chủ thể, nhất là địa phương và cấp dưới phải luôn luôn tuân theo pháp luật, quyết định cũng như ý chí của cấp trên, là cấp Trung ương. Viện kiểm sát như là thiết chế đại diện cho cấp Trung ương và bao giờ cũng phải là đúng, buộc các cấp chính quyền địa phương và các ban, ngành trực thuộc cấp dưới, kể cả công dân phải chấm dứt hoặc thay đổi ngay các hoạt động không phù hợp với các quyết định và luật của các cơ quan nhà nước cấp trên.[ 8, tr.43.]

Từ chức năng chính là kiểm sát việc tuân theo pháp luật mới sinh ra các chức năng công tố. Qua kiểm sát việc tuân theo pháp luật, phát hiện những hành vi phạm tội, Viện kiểm sát có quyền truy tố người phạm tội ra trước toà- công tố. Vì vậy, ở nước ta trước đây công tố được hiểu là một trong những nội dung của hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật. Công tố, như vậy, là một hoạt động đi kèm theo chức năng kiểm sát chung.

Trong các quy phạm Hiến pháp của Nga cũng như của Việt Nam trước đây, chức năng công tố không được ghi nhận. Mãi đến Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992, chức năng công tố buộc tội mới được ghi nhận cho Viện kiểm sát, nhưng vẫn được đặt sau chức năng kiểm sát chung. [8, tr44].

Với việc sửa đổi Hiến pháp Việt Nam vào năm 2001, chức năng chính của Viện kiểm sát là kiểm sát chung đã không còn thay vì chỉ còn những chức

năng đi kèm với chức năng chính là công tốkiểm sát hoạt động tư pháp. Mặc dù tên gọi là Viện kiểm sát nhân dân nhưng chức năng chính của thiết chế này hiện nay không phải là kiểm sát mà là công tố. Từ chức năng chính là công tố mới sinh ra chức năng kèm theo là kiểm sát hoạt động tư pháp như: kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự của các cơ quan điều tra và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử các vụ án hình sự. Mục đích của hoạt động kiểm sát tư pháp này là để phục vụ cho việc thực hành quyền công tố. Nếu như trước kia hoạt động công tố được sinh ra kèm theo với chức năng kiểm sát thì ngày nay hoạt động kiểm sát lại là kèm theo chức năng công tố. Cái phụ đã trở thành cái chính và cái chính lại chuyển thành cái phụ.

Tuy nhiên, kiểm sát tư pháp cũng có những phần độc lập với công tố như kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật; Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành bản án, quyết định của Toà án nhân dân; Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù. Nhưng thực tiễn cho thấy đây chỉ là một phần nhỏ trong tổ chức và hoạt động của ngành kiểm sát.

Về mặt tổ chức, hiện nay biên chế ngành kiểm sát là 9.500 người. Trong đó khoảng 70% nhân sự của ngành kiểm sát được bố trí đảm nhận việc thực hành quyền công tố. Những chủ thể đảm nhận việc thực hành quyền công tố cũng đồng thời là chủ thể thực hiện những công tác kiểm sát tư pháp bổ trợ cho hoạt động công tố. Về mặt hoạt động, đối với những chủ thể như vậy khoảng 99% công việc là thực hành quyền công tố.

Như vậy, chúng tôi cho rằng chức năng chính của Viện kiểm sát nhân dân hiện nay không phải là kiểm sát mà là công tố. Tức là tên gọi của thiết chế này không sát hợp với tính chất công việc mà nó đảm nhiệm. Việc sinh ra một hệ thống Viện kiểm sát trực thuộc Quốc hội, độc lập với Chính phủ, Toà án, là để đảm nhận chức năng kiểm sát chung nhằm đảm bảo tính thống nhất của pháp chế xã hội chủ nghĩa. Nhưng nếu như chức năng chính của Viện kiểm sát là kiểm sát chung không còn thì không còn lý do cho sự tồn tại một hệ thống Viện kiểm sát độc lập như hiện nay.

Tên của một chủ thể cần phải được gọi sát hợp với chức năng mà chủ thể đó đảm nhiệm. Nếu như chức năng chính của Viện kiểm sát là công tố thì cần phải tính đến việc chuyển Viện kiểm sát thành Viện công tố. Theo loại hình quyền công tố trong tố tụng hình sự tranh tụng, cũng như nhìn lại lịch sử quyền công tố ở Việt Nam được tổ chức theo Sắc lệnh số 7/SL ngày 15/1/1946 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành, Viện công tố nằm trong cấu trúc của hành pháp. Đây là một điều rất hợp lý. Hành pháp là quyền tổ chức thực hiện pháp luật trong đời sống xã hội. Việc phát hiện và truy tố hành vi phạm tội gắn với bản chất của quyền hành pháp. “Nhập cuộc” vào đời sống pháp luật thì mới có điều kiện để phát hiện ra những hành vi phạm tội và tiến hành công tố. Chính vì vậy chúng tôi đề nghị bố trí quyền công tố về ngành hành pháp, thành lập Viện công tố thuộc Chính phủ.

3.2.2. Thực hành quyền công tố.

Mối quan hệ giữa công tố và tư tố.

Quyền tư tố được manh nha ở Việt Nam theo điều 88 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 và Điều 105 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Theo Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành, những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các Điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131, và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại

hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc chể chất.

Quy định trên không hẳn là thừa nhận tư tố vì người bị hại không trực tiếp khởi tố mà quyền khởi tố vẫn thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng, người bị hại chỉ có quyền yêu cầu khởi tố. Trong tiến trình dân chủ hoá và xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay, các quyền của cá nhân cần phải được đề cao và tôn trọng, trong đó có quyền tư tố. Vì vậy chúng tôi cho rằng cần thừa nhận quyền tư tố. Cụ thể là người bị hại không chỉ có quyền yêu cầu các cơ quan tiến hành tố tụng khởi tố mà phải có quyền trực tiếp khởi tố, điều tra và thực hiện việc buộc tội trước toà. Nhưng tư tố phải được coi là một quyền chứ không phải là nghĩa vụ của công dân.

Phạm vi của quyền tư tố cũng cần phải được mở rộng. Nên mở rộng quyền tư tố đối với những loại tội phạm không liên quan đến lợi ích chung của nhà nước, lợi ích của xã hội và cộng đồng, an ninh quốc gia ; đó là các loại tội phạm xâm phạm quyền sở hữu của cá nhân, danh sự, nhân phẩm, sức khoẻ của cá nhân. Việc mở rộng quyền tư tố sẽ có ý nghĩa làm giảm gánh nặng cho hoạt động công tố của nhà nước.

Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra.

Căn cứ theo Điều 112 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, Viện kiểm sát có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:

1. Khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị cạn; yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can theo quy định của Bộ luật này;

2. Đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu cơ quan điều tra tiến hành điều tra; khi xét thấy cần thiết, trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật này; 3. Yêu cầu thủ trưởng cơ quan điều tra thay đổi điều tra viên

theo quy định của Bộ luật này; nếu hành vi của điều tra viên có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố về hình sự;

4. Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam và các biện pháp ngăn chặn khác; quyết định phê chuẩn, quyết định không phê chuẩn các quyết định của cơ quan điều tra theo quy định của Bộ luật này. Trong trường hợp không phê chuẩn thì trong quyết định không phê chuẩn phải nêu rõ lý do;

5. Huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ trái pháp luật của cơ quan điều tra; yêu cầu cơ quan điều tra truy nã bị can; 6. Quyết định việc truy tố bị can; quyết định đình chỉ hoặc

tạm đình chỉ vụ án.

So với Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988, Bộ luật tố tụng hình sự mới đã có xu hướng cải cách theo tinh thần áp dụng những hạt nhân hợp lý của loại hình tố tụng tranh tụng. Một trong những biển hiện của điều này là một số điểm mới về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra. Theo loại hình tranh tụng, cơ quan công tố chỉ đạo điều tra. Luật tố tụng hình sự của Việt Nam chưa quy định Viện kiểm sát chỉ đạo điều tra nhưng đã có tinh thần gắn kết công tố với điều tra. Bộ luật mới đã bổ sung cho Viện kiểm sát thẩm quyền quyết định phê chuẩn, quyết định không phê chuẩn các quyết định của cơ quan điều tra. Theo điều 126 của Bộ luật tố tụng hình sự mới, trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can, cơ quan

điều tra phải gửi quyết định khởi tố và tài liệu liên quan đến việc khởi tố bị can đó cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn việc khởi tố. Trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát phải quyết định phê chuẩn hoặc quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố bị can và gửi ngay cho cơ quan điều tra. Trong trường hợp phát hiện có người đã thực hiện hành vi phạm tội chưa bị khởi tố thì Viện kiểm sát yêu cầu cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can. Sau khi nhận hồ sơ và kết luận điều tra mà Viện kiểm sát phát hiện có người khác đã thực hiện hành vi phạm tội trong vụ án chưa bị khởi tố thì Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố bị can. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can Viện kiểm sát phải gửi cho cơ quan điều tra để tiến hành điều tra. Theo quy định tại Điều 81 của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành về việc phê chuẩn lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp, trong trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát phải trực tiếp gặp, hỏi người bị bắt trước khi xem xét, quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn... Mặc dù Bộ luật tố tụng hình sự mới đã có những điểm sửa đổi bổ sung liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra nhưng chưa có những thay đổi căn bản. GS.TS. Đỗ Ngọc Quang cho rằng: “ Xét về bản chất, hoạt động điều tra thu thập chứng cứ của cơ quan điều tra nằm trong hoạt động công tố của Viện kiểm sát.”[ 20, tr.265.] Nếu như hoạt động điều tra nằm trong hoạt động công tố thì cơ quan công tố phải trực tiếp điều tra, và trong trường hợp không điều tra thì phải trực tiếp chỉ đạo quyết định nội dung cần điều tra. Tuy nhiên, pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam chưa cải thiện mối quan hệ giữa công tố và điều tra theo hướng công tố chỉ đạo nội dung điều tra. Điều này làm cho quyền công tố chưa là một thực quyền vì có sự cắt khúc giữa điều tra và công tố.

nhưng lại chịu sự chỉ đạo về mặt hành chính của các Bộ. Việc tổ chức như vậy không tạo ra một sự ràng buộc giữa cơ quan công tố và cơ quan điều tra. Cho nên, cơ quan công tố không thể chỉ đạo nội dung điều tra theo hướng của mình, mà việc điều tra vẫn theo sự chỉ đạo của cơ quan hành chính. Theo Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành, Viện kiểm sát có quyền phê chuẩn các lệnh, quyết định của cơ quan điều tra như phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp, quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam...và phải chịu trách nhiệm về việc phê chuẩn đó. Điều này làm cho quyền công tố trở nên không thực quyền, bị đặt vào tình thế “sự đã rồi”, dẫn đến hệ quả là nhiều khi kết quả điều tra không phục vụ cho hoạt động công tố. Việc gián đoạn giữa điều tra và công tố, việc công tố không chỉ đạo trực tiếp điều tra là một trong những nguyên nhân dẫn đến các vụ án oan sai, án bị đình chỉ điều tra, án bị hoàn trả hồ sơ để điều tra bổ sung, làm kéo dài thời gian giải quyết vụ án, chất lượng điều tra và công tố không cao.

Theo Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành một trong những căn cứ để cơ quan điều tra và Viện kiểm sát đình chỉ điều tra là hành vi không cấu thành tội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền công tố trong tố tụng hình sự tranh tụng và việc vận dụng trong điều kiện việt nam luận văn ths luật 5 05 14 (Trang 52 - 75)