Chương 2 NỘI DUNG QUYỀN CÔNG TỐ
2.1. Sự hình thành việc tổ chức và thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự tranh tụng
2.1. Sự hình thành việc tổ chức và thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự tranh tụng. tố tụng hình sự tranh tụng.
Loại hình quyền công tố trong tố tụng hình sự tranh tụng là sản phẩm của các nước tư bản. Các nhà nước tiền tư bản chưa có loại hình công tố theo kiểu tranh tụng.
Theo cách tiếp cận của PGS.TS. Phạm Hồng Hải, cách thức tổ chức quyền lực của nhà nước bao giờ cũng ảnh hưởng tới cách thức tổ chức tố tụng hình sự bao gồm tổ chức các cơ quan tiến hành tố tụng, thủ tục và nội dung của các hoạt động và hành vi tố tụng, thủ tục và nội dung của các hoạt động và hành vi tố tụng mà cách thức tổ chức tố tụng hình sự thực chất là kiểu tố tụng hình sự[13, tr.28].
Trong các nhà nước chiếm hữu nô lệ, với chính thể quân chủ tuyệt đối, quyền lực nhà nước tập trung trong tay nhà vua. Cách thức tổ chức và hoạt động tố tụng hình sự vào thời kỳ này chủ yếu bảo vệ lợi ích của giới cầm quyền. Trong các nhà nước chiếm hữu nô lệ, tố tụng hình sự chỉ xuất hiện khi có người nào đó tố cáo các tội phạm với nhà nước. Lời khai, lời tố cáo là căn cứ làm xuất hiện quá trình vụ án hình sự. Người La Mã có câu: không có người tố cáo thì không có quan toà. Thủ tục tố tụng hình sự ở đây được giải quyết theo thủ tục do giới cầm quyền đặt ra và không được quy chuẩn thành văn. Đây có thể coi là loại hình tố tụng hình sự tố cáo mà đặc trưng của nó là nghĩa vụ chứng minh tội phạm thuộc về người tố cáo và người bị tố cáo. Nhà nước chỉ chủ động, tích cực trong các vụ án xâm phạm đến lơi ích của nhà nước.
Trong chế độ phong kiến, thủ tục tố tụng hình sự có một số thay đổi. Tố tụng hình sự tố cáo dần dần được thay thế bằng tố tụng hình sự xét hỏi mặc dù lời tố cáo vẫn được coi là một trong những chứng cứ quan trọng nhất. Trong loại hình tố tụng này, quan toà giữ vai trò trọng tâm của tố tụng hình sự vì đó là người làm tất cả các nhiệm vụ điều tra, buộc tội, xét xử, và thi hành án. Những người buộc tội và những người tham gia tố tụng khác hoàn toàn
thụ động và chỉ được trả lời những câu hỏi do quan tòa đặt ta. PGS. TS. Phạm Hồng Hải đánh giá rằng so với tố tụng hình sự tố cáo thì tố tụng hình sự xét hỏi có phần tiến bộ hơn nhưng bản chất nó vẫn là phi dân chủ.[13, tr.28].
Qua đó có thể nhận thấy rằng tố tụng tranh tụng không xuất hiện trong các nhà nước tiền tư bản. Việc tố cáo trong các xã hội tiền tư bản được khởi xuất từ phía người dân. Nhà nước cũng đứng ra đảm nhận việc buộc tội trong các nhà nước phong kiến. Nhưng đặc trưng của quyền công tố ở các nhà nước tiền tư bản là không có sự tách biệt giữa quyền công tố với các hoạt động điều tra, xét xử và thi hành án, thậm chí cả với hoạt động hành chính. Một quan chức của chính quyền có thể đảm nhận tất cả các hoạt động này. Công tố chưa được thực thi bởi một tổ chức độc lập của chính quyền. Chính vì chưa có những sự tách biệt công tố với các hoạt động tố tụng khác, mặc dù các nhà nước phong kiến ít nhiều đã có sự tranh tụng giữa người buộc tội và người gỡ tội (trạng sư và quan toà ) nhưng loại hình tố tụng tranh tụng chưa xuất hiện.
Loại hình tổ chức và thực hành quyền công tố theo tố tụng tranh tụng ra đời trong các nền dân chủ tư sản. Tuy nhiên không phải tất cả các nhà nước tư sản đều chấp nhận loại hình này. Do những yếu tố đặc thù của truyền thống luật án lệ ở Anh và Mỹ, nơi đây là quê hương hình thành loại hình tổ chức và thực hành quyền công tố theo kiểu tố tụng hình sự tranh tụng. Ngày nay, nói đến tố tụng hình sự tranh tụng thì hệ thống tố tụng hình sự của Anh, và Mỹ có thể được xem là điển hình. Anh, Mỹ có thể coi là những quê hương của tố tụng hình sự tranh tụng.
Hệ thống tố tụng hình sự tranh tụng chính thức được thành lập ở Anh khoảng 15 năm nay. Truớc năm 1984, cảnh sát đảm nhiệm việc truy tố tội phạm. Tuy nhiên, cảnh sát không trực tiếp truy tố mà để bắt đầu hoạt động tố
Ví dụ: Bao Công- người đứng đầu phủ Khai phong là một ông quan hành chính. Nhưng đồng thời Bao Công cũng là một quan tư pháp. Với tư cách là ông quan tư pháp, Bao Công có quyền điều tra tội phạm, buội tội trước công đường, và thi hành án.
tụng đối với nghi can, cảnh sát phải thuê luật sư tư vấn và luật sư bào chữa- những người sẽ đại diện cho cảnh tại phiên toà. Lực lượng cảnh sát cũng có các luật sư riêng của họ để giải quyết các vụ án đặc biệt nghiêm trọng. Các luật sư này chỉ là những người làm thuê cho cảnh sát cho nên họ không có quyền quyết định về tình tiết và mức độ truy tố. Trong trường hợp luật sư của cảnh sát có nhiều việc bận rộn thì cảnh sát phải thuê luật sư ngoài.
Văn phòng giám đốc công tố được thành lập ở Anh vào năm 1979. Mặc dù vậy, Văn phòng này vẫn phát triển rất chậm cho đến giữa những năm 1980. Trước năm 1985, vai trò của Văn phòng này chỉ giới hạn trong những vụ án đặc biệt nghiêm trọng và phức tạp. Tuy nhiên, sau khi Luật truy tố tội phạm được ban hành năm 1995, vai trò của Văn phòng này đã dần dần được thay đổi, để thực hiện nhiệm vụ mới thì cơ cấu hạn chế của Văn phòng này rất khó đảm nhiệm. Chính vì vậy, Luật truy tố tội phạm đã thành lập lực lượng công tố Hoàng gia. Chánh công tố Hoàng gia chịu trách nhiệm về các hoạt động trong lực lượng của mình. Chi nhánh của lực lượng công tố Hoàng gia tại mỗi khu vực được quyền truy tố trước một nhóm các toà vi cảnh (tuy nhiên không được truy tố trước toà án Hoàng gia). Mỗi chi nhánh do các công tố viên đảm trách đều để giám sát công việc của các công tố viên Hoàng gia và các nhân viên khác trong chi nhánh. Mặc dù lực lượng công tố Hoàng gia được thành lập, quyết định khởi tố vụ án vẫn thuộc về cảnh sát. Thực tế cho thấy, các quyết định khởi tố do cảnh sát đề xuất và chức năng có tính nguyên tắc của lực lượng công tố Hoàng gia là kiểm tra lại các vụ án đã được cảnh sát chuyển tới để truy tố. Nghĩa là, sau khi cảnh sát kết thúc điều tra, lực lượng công tố Hoàng gia mới tham gia vào vụ án. Lực lượng công tố Hoàng gia không có quyền được thông tin về vụ án và không được sử dụng bất kỳ công cụ nào của mình một khi cảnh sát chưa kết thúc điều tra. Như vậy việc thành lập ra lực lượng công tố Hoàng gia là nhằm để cho nhân viên của tổ chức này
xử lý phần lớn công việc truy tố ra toà vi cảnh. Tuy nhiên do khối lượng công việc lớn và biên chế của lực lượng này còn hạn chế nên phấn lớn các vụ án vẫn do các luật sư tư vấn và luật sư bào chữa xứ lý. [24, tr146]. Có một sự khác biệt so với thời kỳ chưa có lực lượng công tố Hoàng gia là thay vì trước đây các luật sư này do cảnh sát thuê thì bây giờ do lực lượng công tố Hoàng gia thuê.
Khi một người bị cảnh sát khởi tố, hồ sơ vụ án sẽ được chuyển tới chi nhánh địa phương của lực lượng công tố Hoàng gia. Tại đây các bằng chứng sẽ được kiểm tra lại. Các luật sư của lực lượng công tố Hoàng gia sẽ xác định xem những chứng cứ như vậy đã đúng và đủ chưa và có thể quyết định đình chỉ vụ án nếu thấy việc truy tố không được bảo đảm, trong trường hợp cần truy tố về tội khác nữa, các luật sư có thể bổ sung hồ sơ khi đưa bị cáo ra toà. Việc cho phép các luật sư của lực lượng công tố Hoàng gia có quyền đình chỉ vụ án là điểm mới lớn nhất so với thời kỳ trước năm 1985. Khi cảnh sát có toàn quyền khởi tố và truy tố, các luật sư được thuê thực chất chỉ làm theo ý muốn của cảnh sát. Ngày nay, tuy không có quyền khởi tố, lực lượng công tố Hoàng gia vẫn có quyền xác định có tiếp tục truy tố hay không và nếu tiếp tục thì truy tố về tội gì ?
Trong quá trình xét xử, công tố viên Hoàng gia không có quyền đề nghị mức án mà chỉ trình bầy toàn bộ các nội dung, tình tiết trước toà của vụ án, còn quyết định tội danh và mức án đối với bị cáo do Hội đồng xét xử quyết định. Trong những trường hợp nhất định, công tố viên Hoàng gia có quyền kháng nghị bản án, quyết định của toà án. Tuy nhiên, họ ít khi thực hiện quyền này. Số liệu thống kê hàng năm cho thấy cơ quan công tố Hoàng gia mỗi năm truy tố khoảng 1,4 triệu vụ án trong toàn quốc nhưng chỉ kháng nghị khoảng 80 vụ. [24, tr.147].
Khác với Anh, hệ thống cơ quan công tố của Mỹ được hình thành và phát triển sớm hơn rất nhiều. Không giống các đồng nghiệp của mình ở Anh, công tố viện của Mỹ có quyền quyết định tương đối lớn trong tất cả các giai đoạn tố tụng.
Trước những năm 50 của thế kỷ XIX, tư tố đóng vai trò quan trọng hơn công tố trong hệ thống tư pháp hình sự của Mỹ. Trong thời gian này, nếu người bị hại muốn khiếu kiện người khác thì phải chịu trách nhiệm tự khởi kiện đối với người đó. Người bị hại thông báo với thẩm phán toà án về sự buộc tội. Sau đó người bị hại sẽ phải tham gia phiên toà xét xử, bảo đảm sự tham gia của người làm chứng và thuê luật sư theo đuổi vụ kiện nếu họ không muốn tự mình làm việc này, tức là mỗi người phải tự theo đuổi vụ kiện. Trong thời gian này, Uỷ viên hội đồng thành phố và thẩm phán toà án là những người có vai trò quan trọng trong tố tụng hình sự.
Vào những năm 1880 khi mà chưa có lực lượng cảnh sát có tổ chức quy mô được thành lập nên việc thực thi pháp luật thời kỳ này trước hết là nhiệm vụ của các thành viên trong cộng đồng. Phương thức mà công dân thời kỳ này thường sử dụng để khởi tố một vụ án hình sự là khởi kiện tại Văn phòng của Uỷ viên Hội đồng thành phố gần nhất. Tất cả các vụ kiện hình sự đều được bắt đầu theo cách này. Tuy Uỷ viên Hội đồng thành phố không phải là người ra quyết định cuối cùng trong vụ kiện, nhưng Văn phòng của Uỷ viên Hội đồng thành phố là nơi quyết định vụ án sẽ được xử lý đến đâu. Khi Uỷ viên Hội đồng thành phố chấp nhận một vụ án, vụ án sẽ được chuyển đến đại bồi thẩm đoàn để phán xét. Như vậy, vai trò của công tố viên trong thời kỳ này là rất nhỏ. Hầu hết các vụ án hình sự được xét sử ở cấp công dân- Uỷ viên Hội đồng thành phố. Mặc dù Uỷ viên Hội đồng thành phố là công chức, nhưng họ cũng phần nào lệ thuộc vào các công dân vì một phần thu nhập của họ là lệ phí thu được trong việc khởi kiện. Vì có vai trò tư pháp nên các Uỷ
viên Hội đồng thành phố không thể tự mình khởi kiện vụ án hình sự. Cho nên các công dân không khởi kiện thì Uỷ viên Hội đồng thành phố cũng không thể khởi tố vụ án thay cho công dân.
Tuy nhiên, không phải là thời kỳ đó không tồn tại công tố viên. Trước năm 1850, chức danh chính thức của những người này là “phó tổng trưởng lý.” Họ có nhiệm vụ khởi tố những vụ án nghiêm trọng hay những “ sai lầm lớn.” Tuy nhiên, do hầu hết các vụ án chỉ là những vụ hình sự nhỏ nên hoàn toàn do Uỷ viên Hội đồng thành phố giải quyết, rất ít khi công tố viên được huy động. Như vậy, những vụ án mà Uỷ viên Hội đồng thành phố quyết định không cần chuyển tới đại bồi thẩm đoàn thì công tố viên hoàn toàn không có vai trò gì. Trong những vụ án còn lại, chức năng của công tố viên gần giống như vai trò của thư ký toà án, nghĩa là bố trí lịch xét xử là trình bầy vụ án trước đại và tiểu bồi thẩm đoàn. Công tố viên làm nhiệm vụ công tố trong rất nhiều nhưng không phải tất cả các vụ án hình sự nghiêm trọng.Trong hầu hết các vụ án, công tố viên có thể bị thay thế bởi các luật sư. Nghĩa là công tố viện chỉ có vai trò rất hạn chế trong việc quyết định vụ án sẽ được xử lý như thế nào.
Vai trò hạn chế của công tố viên thời kỳ đó là do vai trò của công dân được nhấn mạnh. Trong thời kỳ này, tại bất kỳ thời điểm nào các bên cũng có thể kết thúc tố tụng chỉ bằng cách hoà giải vụ án của họ và không tiếp tục hiện diện trước toà.
Sau đó, các công tố viên và công dân bắt đầu đổi vai trò cho nhau. Vào năm 1950, hoạt động của cảnh sát được tăng cường để giải quyết các vấn đề công cộng đang ngày càng gia tăng trong thời kỳ này và đến năm 1954, các lực lượng cảnh sát đã được hợp nhất. Cũng trong năm 1954, chức danh luật sư truy tố đã chính thức được chuyển thành công tố viên quận và các văn phòng công tố viên được thiết lập. Lần đầu tiên các công tố viên quận được ký các
văn bản truy tố và thực hiện quyền công tố tại phiên toà hình sự với tư cách là đại diện cuả Nhà nước. Quyền quyết định của công tố viên quận được tăng cường thêm trong vòng 25 năm ( mặc dù tư tố đã bộc lộ một số bất cập như sự thoả thuận riêng giữa Uỷ viên Hội đồng thành phố và các bên, và việc tư tố không chịu ra trước đại hay tiểu bồi thẩm đoàn về nội dung quá sơ sài của vụ án ...) Đến năm 1974 đại diện của nhà nước ( cảnh sát và công tố viên ) trở thành những người có vai trò quan trọng trong những vụ án hình sự. Cảnh sát và công tố viên không còn là nhân viên của toà án. Họ trở thành cơ quan thi hành pháp luật độc lập với nhiệm vụ đưa một số vụ án ra trước toà và giải quyết những vụ án còn lại bằng những cách khác. Tỉ lệ các vụ án hình sự nghiêm trọng được đưa ra toà xét xử tăng lên, tỉ lệ buộc tội cũng tăng lên khi tỉ lệ những vụ bị bác bỏ giảm đáng kể. Việc chuyển từ hệ thống tư pháp hình sự đưa việc công dân khởi tố sang Nhà nước khởi tố đã làm cho văn phòng công tố có địa vị như ngày nay.
Điều đáng lưu ý là tư tố đã không hoàn toàn bị bác bỏ ở Mỹ. Tại một số toà án, người bị hại vẫn có thể thực hiện tư tố nhưng phải chịu mọi phí tổn. Tư tố viên phải hoạt động dưới sự giám sát của Văn phòng công tố địa phương, nhưng họ tạo cơ hội cho người bị hại trong những vụ án mà công tố ít quan tâm ( ví dụ tội phạm hình sự nhỏ). Tuy vẫn có sự tồn tại của tư tố trong một số bang như vậy, công tố đã hoàn toàn có vai trò quan trọng đặc biệt trong hệ thống tư pháp hình sự của Mỹ.
Hiện nay hệ thống cơ quan công tố của Mỹ có hệ thống cơ quan công tố liên bang và hệ thống cơ quan công tố tiểu bang. Ngoài hai hệ thống này, trong quân đội của Mỹ cũng như trong một số khu vực đặc biệt (dành riêng cho thổ dân) có những cơ quan công tố riêng.