đại học trên thế giới
Giáo dục đại học ở các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới có những nét đặc trưng khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế- xã hội của mỗi nước, nhưng có thể thấy rõ 2 khuynh hướng khác biệt như sau: giáo dục đại học các nước phát triển quan tâm đến những thách thức của quá trình cạnh tranh trong nền kinh tế tri thức, phát triển “nguồn nhân lực trí thức”, “doanh nghiệp trí thức”, “hệ thống quản lý tri thức”,v.v.. Trong khi đó, giáo dục đại học ở các nước đang phát triển lại quan tâm đến việc tiếp cận các chuẩn mực quốc tế, tin học hoá đào tạo và quản lý các trường đại học, phát triển hệ thống đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục, tranh thủ hợp tác quốc tế để tăng cường nội lực của mình,v.v. Một điểm dễ nhận thấy ở hầu hết các nước trên thế giới là sự phân biệt giữa trường công và trường tư, tuy nhiên sự phân biệt này phần lớn dựa vào mức độ đóng góp của xã hội (chủ yếu là của người học) đối với nguồn tài chính của nhà trường, chứ khơng có ý nghĩa về mặt sở hữu, tức là khơng có nghĩa trường cơng là hồn tồn của nhà nước và trường tư thuần tuý là của tư nhân. Nói cách khác, dù là trường cơng hay trường tư thì vẫn ln nhận được sự hỗ trợ của nhà nước về mặt tài chính và đương nhiên cả hai mơ hình đào tạo này đều phải chịu sự quản lý của Nhà nước, mà trong đó pháp luật là công cụ quan trọng nhất.
Trong xu thế đổi mới giáo dục đại học nhằm tạo điều kiện hội nhập quốc tế nhanh và mạnh hơn nữa, việc tham khảo kinh nghiệm QLNN bằng công cụ pháp luật ở các nước trên thế giới, qua đó có sự nghiên cứu, học hỏi và rút ra những bài học cần thiết thực sự là một việc nên làm.
Nghiên cứu hoạt động QLNN bằng pháp luật đối với lĩnh vực giáo dục đại học tại một số quốc gia trên thế giới, chúng ta có thể thấy những điểm đáng chú ý sau:
Một là, trong công tác xây dựng pháp luật, hầu hết các nước đều có Luật Giáo dục điều chỉnh hoạt động giáo dục đại học. Luật Giáo dục được
xem là luật chung, quy định những nguyên tắc chung nhất điều chỉnh hoạt động của toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó có giáo dục đại học. Bên cạnh luật chung cịn có các luật chuyên ngành về giáo dục đại học và các luật khác có liên quan, tạo thành một hệ thống pháp luật chặt chẽ và tương đối hoàn chỉnh trong lĩnh vực giáo dục đại học.
Chẳng hạn, tại Cộng hoà Liên bang Nga (sau khi Liên Xô tan rã), pháp luật giáo dục đại học nằm trong hệ thống pháp luật giáo dục chung của liên bang, song cũng có vị trí độc lập tương đối. Luật Giáo dục Liên bang Nga năm 1992 quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc cung ứng các dịch vụ giáo dục cho người dân, đối với đại học cơng lập thì nhà nước sẽ cấp ngân sách (miễn học phí và cấp học bổng) cho 30% tổng số sinh viên đã qua thi tuyển; số trường đại học cơng lập cịn lại có thu học phí, nhưng đều mang tính chất “phi lợi nhuận”, một số hoạt động khác của trường đại học ngoài chức năng giáo dục thì có thể tn theo các luật khác ngoài luật giáo dục, nhưng trường đại học vẫn không thể là “tổ chức thương mại” [2, tr.46]. Bên cạnh Luật giáo dục chung của liên bang cịn có Luật liên bang về giáo dục đại học và sau đại học, trong đó có đề ra những chuẩn quốc gia trong lĩnh vực
này. Chức năng cơ bản của pháp luật Liên bang Nga về giáo dục đại học được xác định là: phân định thẩm quyền trong lĩnh vực giáo dục đại học giữa các cơ quan chính quyền trung ương và các cơ quan quản lý giáo dục đại học; bảo đảm và bảo vệ quyền học tập của công dân được quy định trong Hiến pháp; xây dựng và bảo đảm về mặt pháp lý cho các hoạt động giáo dục đại học cũng như sự phát triển tự do trong khuôn khổ pháp luật của các trường đại học; xác định quyền, nghĩa vụ của các thể nhân, quyền hạn và trách nhiệm của các pháp nhân khi tham gia vào các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực giáo dục đại học. Tính dân chủ trong pháp luật của Liên bang Nga về giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng có những điểm đáng ghi nhận: tính dân chủ gắn liền với tính cơng khai, được thể hiện trong pháp luật của nhà nước và điều lệ của chính các trường đại học; tính dân chủ khơng chỉ giới hạn trong nội bộ ngành giáo dục, vai trị giám sát của cơng dân đối với công tác quản lý giáo dục của nhà nước ngày càng được nâng cao; công dân ngày càng có nhiều cơ hội hơn trong việc tham gia hoạt động giáo dục ở trình độ cao. Hoạt động giáo dục đại học tuân thủ nghiêm khắc các nguyên tắc quốc gia trong hoạt động của toàn bộ hệ thống giáo dục, đặc biệt là nguyên tắc “tự do, đa nguyên trong giáo dục, quản lý giáo dục theo tính chất dân chủ, xã hội-nhà nước. Tính tự trị của các cơ sở giáo dục”. Có thể nói tinh thần cơ bản có tính chất chỉ đạo trong chính sách quản lý nhà nước của Liên bang Nga đối với nền giáo dục quốc dân, trong đó có giáo dục đại học, chính là tính dân chủ hố sâu sắc gắn với tính nhân bản và nhân văn, kế thừa và phát huy các truyền thống giáo dục tốt đẹp được xây dựng từ thời Xơ viết trước đây, đồng thời thích nghi với những xu thế giáo dục tiến bộ trên thế giới trong hiện tại. Một phần nhờ những cải cách liên tục về mặt pháp luật đối với giáo dục đại học nên hiện nay, chất lượng giáo dục đại học của Nga vẫn được thế giới đánh giá cao, nhất là các nước phát triển ở phương Tây.
Vương quốc Bỉ áp dụng mơ hình quản lý giáo dục kiểu Pháp và cũng có một hệ thống các đạo luật về giáo dục tương đối hoàn thiện, ngồi luật chung cịn có những đạo luật chuyên ngành về giáo dục. Pháp luật về giáo dục đại học của Bỉ có tính ổn định cao, đa số văn bản luật này được ban hành từ rất lâu nhưng vẫn có hiệu lực đến ngày nay. Có thể kể tên một số luật về giáo dục đại học như Luật về bảo vệ những học vị cấp cao (được ban hành ngày 11/9/1933), Luật bắt buộc sinh viên các trường đại học quốc gia, các cơ sở giáo dục cao đẳng quốc gia tương đương với các trường đại học về việc khám sức khoẻ để phát hiện bệnh lây (ngày 31/12/1949), Luật về giáo dục sư phạm phối hợp (ngày 30/4/1957), Luật về giáo dục nghệ thuật đối với nhiều cấp học, trong đó có bậc đại học (ngày 14/5/1955), Luật về kiểm tra sức khoẻ trong các nhà trường (ngày 21/3/1964),.... Những quy định cụ thể của pháp luật chuyên ngành cũng xác định rõ đối tượng và phạm vi điều chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng trong thực tế. Ví dụ như Điều 1 của Luật về bảo vệ những học vị cấp cao quy định: “Khơng có người nào được chấp nhận để thi học vị phó tiến sĩ nếu người ấy khơng có một trong những điều kiện được luật phối hợp này quy định về dự thi tốt nghiệp phó tiến sĩ về triết và văn, phó tiến sĩ khoa học, phó tiến sĩ về khoa học tự nhiên và y học, phó tiến sĩ kỹ sư dân sự hay phó tiến sĩ kỹ sư về nơng học; nhà vua quyết định một trong các điều kiện đó mà thí sinh phải thực hiện” (Sự tham dự của nhà vua vào việc quản lý nhà nước đối với lĩnh vực giáo dục đại học là một điểm khác biệt của Bỉ vì nước này vẫn duy trì chế độ quân chủ lập hiến, các quy định của pháp luật về giáo dục ln có sự hài hồ trong việc điều chỉnh quyền hạn và nhiệm vụ giữa nhà vua và chính phủ).
Tại Thái Lan, Luật Giáo dục được ban hành năm 1999. Cơ quan trung ương chuyên trách về quản lý giáo dục có tên là Bộ Giáo dục, Tơn giáo và Văn hố. Bộ này có trách nhiệm phân quyền về quản lý và điều hành giáo dục
liên quan đến các vấn đề về học thuật, ngân sách, tổ chức nhân sự và tổng hợp một cách trực tiếp tới các cơ sở giáo dục, trong đó có các trường đại học. Theo quy định của Luật Giáo dục Thái Lan hiện hành, tất cả các cơ sở giáo dục đại học có thẩm quyền cấp văn bằng phải có tư cách pháp nhân và được phép hoạt động khơng hạn chế. Các trường đại học có thể phát triển hệ thống quản lý và điều hành một cách linh hoạt, tự do về chương trình giảng dạy, dưới sự giám sát của hội đồng nhà trường, phù hợp với Luật cơ sở giáo dục (điều chỉnh hoạt động của các cơ sở giáo dục thuộc tất cả các cấp). Thái Lan cũng đang trong quá trình tổ chức lại hệ thống quản lý giáo dục theo nguyên tắc thống nhất trong chính sách và đa dạng trong việc thực thi, tiến hành phân cấp quản lý tới các trường đại học. Pháp luật về giáo dục của Thái Lan cũng dành sự quan tâm đúng mức tới khu vực giáo dục tư nhân, đặc biệt là cơ sở giáo dục đại học tư nhân. Bên cạnh đó, Thái Lan cịn có sự kết hợp giữa QLNN về giáo dục đại học với việc quản lý giáo dục về dạy nghề tư nhân.
Tuy nhiên, không phải tất cả các nước đều có Luật Giáo dục. Nước Mỹ cho tới năm 2000 mới ban hành Luật Giáo dục, cịn trước đó hơn 200 năm kể từ khi lập quốc (1776), nước này đã khơng có Luật Giáo dục thống nhất trong tồn liên bang để điều chỉnh hoạt động giáo dục đại học. Điều này có thể được lý giải một phần từ sự hình thành các trường đại học ở Mỹ. Hầu hết các trường đại học của Mỹ đều do tư nhân, các tập đoàn kinh doanh,.... thành lập, trong đó nổi tiếng nhất là trường đại học Havard. Các khoản kinh phí hoạt động của nhà trường chủ yếu là từ đóng góp của các cá nhân hảo tâm, các cựu sinh viên của trường và của các tổ chức xã hội khác. Nhà trường có thẩm quyền cấp văn bằng giáo dục đại học và chất lượng tấm bằng thường gắn liền với tên tuổi của trường, được kiểm định bằng chính cuộc sống. Người Mỹ quan niệm rằng xã hội, chứ không phải nhà nước, mới là người có vai trị quyết định giá trị tấm bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ. Vì lẽ đó, bản thân mỗi
trường đại học phải tự điều chỉnh mọi hoạt động của mình, tự xây dựng “thương hiệu” của mình và phải chịu sự giám sát chặt chẽ, sự định giá khắt khe của xã hội. Bởi vậy, nhà nước liên bang gần như được giải phóng khỏi trách nhiệm điều chỉnh lĩnh vực giáo dục đại học và do đó, khơng cần thiết phải ban hành Luật Giáo dục (tuy nhiên, mỗi bang cũng có thể ban hành Luật Giáo dục riêng). Sau này, cùng với sự thành lập Bộ Giáo dục liên bang (1979), vai trò của nhà nước trong việc quản lý giáo dục đã được nhận thức lại và năm 2000, Luật Giáo dục áp dụng thống nhất trong toàn liên bang đã được ban hành.
Hai là, trong công tác tổ chức thực hiện pháp luật, các nước đều có sự phân cấp quản lý mạnh mẽ cho chính quyền địa phương và các trường đại học, ngày càng nâng cao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học. Tuy vậy, nhà nước vẫn giữ quyền kiểm soát và thống nhất quản lý hệ thống giáo dục đại học trong tồn quốc.
Hoa Kỳ là một quốc gia điển hình theo cơ chế phi tập trung hoá trong lĩnh vực giáo dục, có sự phân cấp và phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền địa phương các bang và các quận trong công tác quản lý giáo dục, đồng thời nền giáo dục của quốc gia này mang tính thị trường rất cao trong hoạt động đào tạo. Chính quyền liên bang không trực tiếp quản lý giáo dục đại học mà giao quyền cho chính quyền các bang. Mặc dù Hoa Kỳ được thành lập từ năm 1776, nhưng hơn 200 năm sau, vào năm 1979, Bộ Giáo dục liên bang mới được thành lập. Cơ quan này chỉ tập trung thực hiện một số chức năng chính như xây dựng và triển khai thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục quốc gia; quản lý và điều phối các chương trình trợ giúp của liên bang dành cho công tác giáo dục mà trước đây thuộc chức năng của Bộ Y tế, Giáo dục và Phúc lợi; quản lý và giám sát các khoản tài trợ dành cho các trường đại
2000. Bộ Giáo dục liên bang của Hoa Kỳ không thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp và toàn diện về các mặt giáo dục đối với tồn bộ hệ thống giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng. Chính quyền các bang, các quận và các trường đại học có tính tự chủ rất cao trong việc quản lý mọi mặt hoạt động của nhà trường trong khuôn khổ pháp luật, phù hợp với Luật liên bang và các đạo luật của từng bang. Trách nhiệm QLNN về giáo dục thuộc về chính quyền các bang và các quận giáo dục (là các đơn vị hành chính về quản lý giáo dục), 90% kinh phí cho giáo dục do các bang và các quận giáo dục cấp. Các đạo luật và điều lệ liên bang được ban hành nhằm kiểm tra và giám sát các bang trong việc phân cấp nguồn kinh phí này ở từng bang và cho từng đối tượng (là các trường đại học cụ thể); kiểm tra và giám sát nội dung cũng như phương pháp giảng dạy cho sinh viên các trường đại học. Trong phạm vi của từng bang, các cơ quan quản lý giáo dục của bang có trách nhiệm và quyền hạn rất lớn, từ xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển giáo dục của bang đến công tác phân bổ nguồn tài chính, quản lý giáo viên, nội dung, chương trình đào tạo của các loại hình giáo dục trên cơ sở pháp luật liên bang và pháp luật của từng bang. Bên cạnh đó, các cộng đồng, các cơ quan lập pháp địa phương cũng có vai trị rất quan trọng trong việc quản lý nhà nước về giáo dục. Các hội đồng bang, mà đứng đầu là Thống đốc bang, có quyền lực thực sự trong việc quyết định những vấn đề về phân bổ và sử dụng ngân sách giáo dục của bang; xem xét và thơng qua các đạo luật, các quy định có liên quan đến hệ thống giáo dục của bang mình, trong đó có giáo dục đại học; quản lý tổ chức nhân sự của cơ quan quản lý giáo dục cấp bang, có quyền bổ nhiệm và miễn nhiệm chức danh người đứng đầu cơ quan quản lý giáo dục đó.
Ở Hoa Kỳ, chính quyền địa phương, nơi có trụ sở của trường đại học, cịn có vai trị rất tích cực trong việc quản lý giáo dục đại học. Chính quyền
địa phương ln tạo điều kiện tốt nhất cho trường đại học đóng trên địa bàn của mình. Việc cấp đất cơng để xây dựng các trường đại học luôn được đề cao, khuyến khích và chính quyền các bang luôn sẵn sàng thực hiện chính sách ưu tiên này đối với các cơ sở giáo dục đại học. Có thể nói, mối quan hệ giữa chính quyền địa phương và các trường đại học đóng trên địa bàn sở tại là rất khăng khít và có mối quan hệ tương hỗ, đặc biệt là mối quan hệ đặc biệt giữa hoạt động đào tạo và nghiên cứu của các trường đại học với nền kinh tế địa phương. Các sản phẩm là kết quả nghiên cứu khoa học thành công của các trường đại học luôn được ưu tiên ứng dụng ngay tại địa phương, góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế của địa phương đó.
Trong khi đó, tại Trung Quốc, Nhà nước ln nỗ lực điều chỉnh dịch vụ giáo dục đại học sao cho phù hợp với nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa