quan điểm của Đảng và Nhà nước về mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân
Nhà nước pháp quyền là một phương thức tổ chức nhà nước trên cơ sở phân công hợp lý giữa các nhánh quyền lực (lập pháp, hành pháp và tư pháp) trong mối quan hệ cân bằng, đối trọng và chế ước lẫn nhau. Nhà nước pháp quyền có một hệ thống pháp luật hồn chỉnh, trong đó các đạo luật đóng vai trị tối thượng, khơng có cá nhân, tổ chức nào đứng trên và đứng ngồi pháp luật, khơng có bất kỳ ngoại lệ nào; pháp luật của nhà nước pháp quyền mang tính cơng bằng, nhân đạo, vì lợi ích chung của con người. Trong nhà nước pháp quyền, mối quan hệ giữa nhà nước và cơng dân mang tính bình đẳng cả về quyền và nghĩa vụ, khơng chỉ cơng dân có trách nhiệm với nhà nước mà nhà nước cũng phải có trách nhiệm với cơng dân. Nhà nước pháp quyền bảo
con người. Nhà nước pháp quyền XHCN của Việt Nam cịn có đặc trưng là được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, dựa trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức. Nhà nước pháp quyền XHCN đòi hỏi pháp chế XHCN phải không ngừng được tăng cường; mọi cá nhân, tổ chức được phép làm những gì pháp luật khơng cấm, cịn các cơ quan nhà nước, các công chức nhà nước chỉ được phép làm những gì pháp luật cho phép.
Tăng cường QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực giáo dục đại học phải quán triệt quan điểm trên, phù hợp với mục tiêu cải cách hành chính nhà nước, xây dựng nhà nước pháp quyền vững mạnh.
Trước hết, phải hoàn thiện hệ thống pháp luật về giáo dục đại học. Xây dựng hệ thống pháp luật giáo dục đại học làm cơ sở cho việc hoàn thiện bộ máy QLNN trong lĩnh vực này. Hệ thống pháp luật trong lĩnh vực giáo dục đại học phải đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, ổn định, minh bạch và khả thi. Tính thống nhất có vai trị quyết định, chi phối các tính chất khác của hệ thống pháp luật. Trong lĩnh vực giáo dục đại học, tính thống nhất của hệ thống pháp luật được thể hiện trước hết ở sự phù hợp với Hiến pháp của tất cả các văn bản luật và dưới luật, bảo đảm tính thứ bậc hiệu lực pháp lý của văn bản trong hệ thống pháp luật; các luật, pháp lệnh được ban hành trên cơ sở thể chế hoá các nguyên tắc, chế định của Hiến pháp, nội dung không được mâu thuẫn, triệt tiêu hiệu quả của nhau; các nghị định, quyết định, chỉ thị, thông tư ban hành phải phù hợp với luật, pháp lệnh theo nguyên tắc “văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành phải phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên”, “ văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp, trái với văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bãi bỏ, đình chỉ việc thi
hành”. Ngồi ra, hệ thống pháp luật giáo dục đại học còn phải phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của đất nước, phù hợp với giá trị truyền thống của dân tộc, đặc biệt là về “đạo học”, phù hợp với pháp luật quốc tế cũng như xu hướng phát triển trên thế giới trong lĩnh vực này.
Tính ổn định của pháp luật thể hiện trong sự nhất quán về chính sách của nhà nước đối với giáo dục đại học, thể hiện ở sự ổn định về tổ chức cơ cấu bộ máy QLNN. Các quan hệ xã hội trong cuộc sống hiện đại vô cùng sinh động, đa dạng, đơi khi có những diễn biến khơng đồng nhất, thậm chí bất thường và do đó, sự lạc hậu tương đối của các quy định pháp luật so với thực tiễn đời sống là điều khó tránh khỏi. Về ngun tắc, pháp luật khơng thể và cũng không cần thiết phải điều chỉnh hết tất cả các quan hệ xã hội vì pháp luật cịn có thể kết hợp với các phương tiện điều chỉnh khác như đạo đức, tập quán để tác động tới hành vi và quan hệ xã hội của con người. Tuy nhiên, bên cạnh việc phải thay đổi để thích ứng với sự phát triển của xã hội, luật pháp còn phải bảo đảm tính ổn định tương đối. Sự ổn định của pháp luật trong lĩnh vực giáo dục đại học cũng là sự phản ánh tính ổn định trong sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, nhờ vậy tạo nên trạng thái tâm lý xã hội ổn định, củng cố niềm tin của các cơ quan, tổ chức và công dân đối với pháp luật của nhà nước, từ đó xây dựng ý thức tuân thủ pháp luật và có thái độ nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.
Tính minh bạch là một yêu cầu tất yếu đối với hệ thống pháp luật trong nhà nước pháp quyền, thậm chí cịn được coi là một thuộc tính của nhà nước pháp quyền. Tính minh bạch của pháp luật thể hiện ở sự thống nhất, dễ hiểu và dễ vận dụng của các quy định pháp luật. Nếu như trong việc xây dựng, ban hành và thực thi pháp luật có những “cú sốc bất ngờ, ngạc nhiên cho đối tượng bị áp dụng” thì khơng chỉ những trường hợp cá biệt đó, mà cả hệ thống
pháp luật sẽ bị suy giảm mức độ tin cậy, an tồn và do đó trở nên phản tác dụng.
Tính khả thi của hệ thống pháp luật địi hỏi pháp luật được ban hành phải có cơ sở xã hội, đảm bảo pháp luật phải dễ dàng đi vào cuộc sống, phát huy vai trò điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực giáo dục đại học, mang lại những giá trị và lợi ích cho toàn xã hội, cho nhà nước và cho mỗi công dân. Các quy định pháp luật được coi là khả thi khi chúng thể hiện được lợi ích của số đông và phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, kể cả những cái hợp lý đang tồn tại cũng cần được nghiên cứu, xem xét để chọn lọc đưa vào pháp luật [50, tr. 44]. Một hệ thống pháp luật đúng đắn và khả thi sẽ đưa ra được những phương án tối ưu cho sự lựa chọn cách thức hành xử phù hợp quy luật, lợi ích cá nhân và trật tự xã hội.