Có thể nói, hoạt động QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực giáo dục đại học đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, đặc biệt là sự kiện Luật Giáo dục năm 2005 được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/1/2006. Hệ thống văn bản pháp luật về giáo dục đã và đang từng bước được hoàn thiện; việc tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật và đưa các văn bản pháp luật vào cuộc sống ngày càng được chú trọng; công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giáo dục đại học được tiến hành thường xuyên và góp phần vào việc chấn chỉnh những hiện tượng tiêu cực, ổn định từng bước các quan hệ xã hội trong lĩnh vực này.
Nguyên nhân của những hạn chế nói trên trước hết là do nhận thức về vai trò của pháp luật đối với việc QLNN trong lĩnh vực giáo dục đại học còn một số điểm bất cập, từ đó chưa có giải pháp tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực này.
Năng lực của các cán bộ, chuyên viên được giao nhiệm vụ soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đại học còn hạn chế. Các cơ quan phối hợp thực hiện pháp luật cịn nhiều ý kiến khác nhau (ví dụ như quy định đối với các trường của tổ chức chính trị-xã hội, của lực lượng vũ trang,....), có trường hợp phải chờ giải quyết trong phạm vi rộng mới có thể quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành trong lĩnh vực giáo dục đại học. Cơ chế quản lý
giáo dục chậm đổi mới, bộ máy quản lý giáo dục còn nặng nề, kém hiệu quả, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới. Đội ngũ cán bộ quản lý còn nhiều bất cập về năng lực điều hành và tổ chức hoạt động. Tình trạng vi phạm kỷ cương, nền nếp, các biểu hiện “thương mại hoá” giáo dục đại học chưa được ngăn chặn kịp thời.
Công tác thanh tra giáo dục đại học còn yếu và chưa được quan tâm đúng mức, chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động QLNN hiện nay.
Những chậm trễ trong việc cải cách hành chính nhà nước, trong việc đổi mới quản lý kinh tế, tài chính, sử dụng lao động, chính sách tiền lương, các quy định trong Luật Giáo dục và trong các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành của Chính phủ, của các Bộ, ngành hoặc là chưa đầy đủ, hoặc không khả thi hoặc chưa phù hợp với tình hình mới nảy sinh trong quá trình phát triển giáo dục đại học cũng là những yếu tố cản trở việc giải quyết hiệu quả những vướng mắc trong công tác quản lý nhà nước về giáo dục đại học cũng như trong việc huy động sức mạnh tổng hợp của tồn xã hội vì sự nghiệp phát triển nền giáo dục quốc dân.
Những sai phạm dẫn đến lãng phí và sử dụng kém hiệu quả các nguồn kinh phí trong lĩnh vực đào tạo, ngoài nguyên nhân trực tiếp như chưa cập nhật đầy đủ các chế độ, chính sách hoặc cố tình vi phạm, cịn có ngun nhân quan trọng khác là sự khiếm khuyết trong cơ chế, chính sách của Nhà nước về quản lý tài chính trong lĩnh vực đào tạo.
Việc kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng chưa được tiến hành thường xuyên. Điều 8 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2002) quy định: “Cơ quan nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thường xun rà sốt, định kỳ hệ thống
hoá các văn bản quy phạm pháp luật; nếu phát hiện có quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo hoặc khơng cịn phù hợp với tình hình phát triển của đất nước thì tự mình hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành”. Mục tiêu của việc kiểm tra, rà soát và hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật là nhằm xây dựng một hệ thống văn bản pháp luật hồn thiện, thống nhất, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và hợp lý, phục vụ trực tiếp cho hoạt động quản lý của nhà nước. Trên thực tế, công tác này trong lĩnh vực giáo dục (bao gồm cả giáo dục đại học) chưa đạt được kết quả như mong muốn. Trước khi Luật Giáo dục năm 1998 được ban hành, ngành giáo dục đã tiến hành 2 đợt rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật. Đợt 1 được tiến hành nhằm thực hiện Chỉ thị số 166/CT ngày 20/6/1989 của Hội đồng Bộ trưởng về việc rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật. Bộ Giáo dục đã tiến hành rà soát tổng số 323 văn bản được ban hành từ năm 1976 đến năm 1989 (trong đó có 60 văn bản do Hội đồng Bộ trưởng ban hành; 233 văn bản do Bộ ban hành, 30 văn bản liên tịch); đề nghị sửa đổi, bổ sung 50 văn bản; đề nghị bãi bỏ 123 văn bản và đề nghị xây dựng mới 3 văn bản. Đợt 2 được tiến hành nhằm thực hiện Quyết định số 335/TTg ngày 28/5/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập ban chỉ đạo của Chính phủ về tổng rà sốt và hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật từ năm 1976 đến năm 1998; kết quả là Bộ Giáo dục đã rà soát tổng số 744 văn bản và đề nghị bãi bỏ 174 văn bản. Tuy nhiên, kể từ khi Luật Giáo dục đầu tiên ra đời năm 1998 cho đến trước khi ban hành Luật Giáo dục năm 2005, Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa tiến hành việc rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật như thời kỳ trước đó. Hạn chế này đã dẫn tới tình trạng một số văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực nhưng vẫn cịn được áp dụng do đối tượng thi hành khơng biết điều đó; một số văn bản khác lại trở nên lạc hậu, chưa thích nghi với sự thay đổi của xã
hội, chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời, từ đó gây khó khăn cho việc tổ chức thực hiện pháp luật.
Trình độ QLNN về giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng chưa theo kịp với thực tiễn và nhu cầu phát triển. Mặc dù nền kinh tế đã chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường nhưng ngành giáo dục vẫn chưa hồn tồn thốt khốt tư duy quản lý cũ, vẫn còn những tàn dư của kiểu quản lý theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp, chậm đề ra các định hướng chiến lược và chính sách vĩ mô đúng đắn để xử lý mối tương quan giữa quy mô, chất lượng và hiệu quả giáo dục đại học. Nhiều vấn đề lý luận về giáo dục đại học trong thời kỳ đổi mới vẫn còn bỏ ngỏ đối với các nhà quản lý giáo dục cũng như các nhà nghiên cứu khác, do đó chưa kịp luận chứng cho các chủ trương, chính sách của nhà nước. Bên cạnh đó, các văn bản pháp luật về giáo dục đại học chưa kịp thời được ban hành, một phần do năng lực soạn thảo văn bản cịn hạn chế. Cơng tác pháp chế của ngành giáo dục chưa được quan tâm đúng mức. Vụ Pháp chế (với nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện chức năng QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực giáo dục) chỉ mới được thành lập vào năm 2003 theo tinh thần Nghị định số 85/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Công tác tuyên truyền, phổ biến và kiểm tra việc thực hiện pháp luật về giáo dục đại học chưa thực sự được coi trọng đúng mức. Các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành, nhưng chưa được phổ biến, tuyên truyền rộng rãi đến các đối tượng thi hành, đặc biệt là các cơ sở giáo dục đại học. Giáo dục đại học vẫn chỉ được xem là công việc riêng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của các trường đại học, cao đẳng, mà chưa tạo được sự liên kết hiệu quả giữa các ngành, các cấp khác cũng như với toàn xã hội.
Trong điều kiện cơ chế thị trường chưa hồn thiện, q trình cải cách hành chính cịn đang trong q trình thực hiện với nhiều thách thức cũng là những trở ngại cho công tác QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực giáo dục đại học thời gian qua.
Chƣơng 3