Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong pháp luật hôn nhân và gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam Luận văn ThS. Luật 60 38 01 03 (Trang 53 - 88)

đình Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám (1945) đến nay

2.2.3.1. Giai đoạn 1945 – 1954

Ở Việt Nam, mục tiêu nam nữ bình quyền nói chung và vấn đề quyền

bình đẳng giữa vợ và chồng nói riêng đã đƣợc đƣa ra từ “Chánh cương vắn

tắt” của Đảng và Bác Hồ từ năm 1930. Năm 1945, ngay sau khi Cách mạng

tháng Tám thành công, nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, quyền bình đẳng giữa vợ chồng đã đƣợc đƣa vào luật pháp, chính sách, chƣơng trình hoạt động của Nhà nƣớc một cách có hệ thống.

Trong lĩnh vực HN&GĐ, Nhà nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa non trẻ đã ban hành hai Sắc lệnh đầu tiên điều chỉnh các quan hệ HN&GĐ, đó là Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/5/1950 của Chủ tịch nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa về sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật và Sắc lệnh số 159/SL ngày 17/11/1950 của Chủ tịch nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa quy định về vấn đề ly hôn. Sắc lệnh số 97/SL gồm có 8 điều quy định về HN&GĐ và 5 điều quy định các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự. Cho đến nay các nguyên tắc này vẫn đƣợc thừa kế và phát triển trong hệ thống pháp luật HN&GĐ của Nhà nƣớc ta. Vấn đề bình đẳng giữa vợ và chồng trong gia đình

(Điều 5 Sắc lệnh số 97/SL); “Người đàn bà có chồng có toàn năng lực về mặt

hộ” (Điều 6 Sắc lệnh số 97/SL) [5, tr.85]. Đặc biệt, tại Điều 9 Hiến pháp năm

1946 của Nhà nƣớc ta, văn bản pháp luật có hiệu lực cao nhất đã ghi nhận “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện”. Nhƣ vậy, theo các quy định này, lần đầu tiên quyền gia trƣởng của ngƣời chồng bị xóa bỏ, quan hệ vợ chồng bình đẳng về mọi mặt cả về quyền nhân thân và tài sản trong gia đình. Quy định mang tính nguyên tắc này đã thể hiện bản chất của nền pháp chế mới dân chủ, tiến bộ hơn hẳn so với hệ thống pháp luật dƣới thời thực dân, phong kiến ở nƣớc ta.

Về chế độ tài sản của vợ chồng pháp luật chƣa dự liệu cụ thể, tuy nhiên, tại Sắc lệnh số 90/SL ngày 10/10/1945 của Chủ tịch nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa cho phép vận dụng pháp luật cũ có chọn lọc. Từ đó chúng ta có thể suy luận mặc dù Sắc lệnh số 97/SL không quy định về phần tài sản chung của vợ chồng thì chế độ tài sản của vợ chồng đƣợc áp dụng theo tinh thần của các sắc lệnh trên là chế độ cộng đồng toàn sản (đã đƣợc áp dụng trong DLBK và DLTK). Toàn bộ tài sản của vợ chồng dù có trƣớc hoặc đƣợc tạo dựng trong thời kỳ hôn nhân, không phân biệt nguồn gốc, công sức tạo dựng…đều thuộc khối tài sản chung của vợ chồng và trên nguyên tắc bình đẳng; vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt ngang nhau đối với tài sản chung [5, tr.86]. Nhƣ vậy, so với DLBK và DLTK, Sắc lệnh 90/SL và Sắc lệnh 97/SL của Nhà nƣớc ta đã thể hiện bản chất tốt đẹp, dân chủ của chế độ xã hội mới; bảo đảm quyền con ngƣời, quyền bình đẳng giữa vợ và chồng về mọi phƣơng diện mà hệ thống pháp luật dƣới chế độ thực dân, phong kiến không thể có đƣợc.

Về ly hôn, Sắc lệnh 159/SL cũng đã ghi nhận quyền bình đẳng giữa vợ chồng khi thực hiện quyền yêu cầu ly hôn, công nhận quyền tự do ly hôn của vợ chồng, xóa bỏ sự phân biệt không bình đẳng về các duyên cớ ly hôn riêng

cho vợ và chồng trong các Bộ dân luật cũ, đồng thời quy định các căn cứ chung để Tòa án giải quyết việc ly hôn (Điều 2). Bên cạnh đó, Sắc lệnh số 159/SL cũng quy định điều khoản bảo vệ ngƣời vợ đang có thai trong việc yêu

cầu ly hôn “Trường hợp ly hôn mà người vợ có thai thì vợ hay chồng có thể

xin Tòa án hoãn đến sau kỳ sinh nở mới xử việc ly hôn” (Điều 5). Việc phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn Sắc lệnh 159/SL chƣa quy định rõ,

song Điều 6 quy định “Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi của các con vị thành

niên để ấn định việc trông nom, nuôi nâng và dạy dỗ chúng. Hai vợ chồng đã ly hôn phải cùng chịu phí tổn về việc nuôi dạy con, mỗi bên tùy theo khả năng của mình”. Có thể hiểu quy định này, khi ly hôn tài sản chung của vợ chồng phải đƣợc chia, tùy theo khả năng của mỗi bên vợ, chồng phải cùng có nghĩa vụ trong việc nuôi dạy con. Mặc dù, cả hai sắc lệnh đều không có quy định về nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng, nhƣng cũng có thể suy luận rằng tài sản chung của vợ chồng phải đƣợc chia đôi, mỗi bên vợ, chồng đƣợc chia một nửa giá trị tài sản chung, nguyên tắc này đã đƣợc áp dụng theo DLBK và DLTK trƣớc đây.

Sắc lệnh số 97/SL và Sắc lệnh số 159/SL đã góp phần quan trọng nhằm hạn chế và xóa bỏ những quy định lạc hậu của chế độ HN&GĐ thực dân, phong kiến, đặt nền tảng xây dựng một nền pháp chế mới dân chủ và tiến bộ trong lĩnh vực HN&GĐ của Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa trên đất nƣớc ta.

2.2.3.2. Giai đoạn 1954 – 1975

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta đã thắng lợi (1954) nhƣng đất nƣớc vẫn tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ khác biệt. Miền Bắc đƣợc giải phóng, bƣớc vào thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Miền Nam tiếp tục cuộc Cách mạng dân tộc, dân chủ, đấu tranh thống nhất nƣớc nhà. Chính sự khác biệt đó làm cho hệ thống pháp luật điều

chỉnh về HN& GD, đặc biệt là vấn đề quyền bình đẳng giữa vợ và chồng ở hai miền cũng khác nhau.

Ở miền Nam, về pháp luật điều chỉnh quan hệ vợ chồng trong HN&GĐ ở giai đoạn này, chế độ Ngụy quyền Sài Gòn theo thời gian đã cho ban hành và áp dụng ba văn bản pháp luật: Luật Gia đình ngày 02/01/1959 dƣới chế độ Ngô Đình Diệm; Sắc luật số 15/64 ngày 23/7/1964 dƣới chế độ Nguyễn Khánh quy định về giá thú, tử hệ và tài sản cộng đồng; Bộ luật Dân sự ngày 20/12/1972 dƣới chế độ Nguyễn Văn Thiệu [5, tr.72].

Nhìn chung, cả ba văn bản luật này vẫn bảo vệ quyền gia trƣởng của ngƣời chồng trong gia đình, trong xã hội duy trì đối kháng giai cấp, quyền lợi của ngƣời vợ trong gia đình không đƣợc bảo vệ chặt chẽ. Điểm chung các văn

bản pháp luật này đều có khuynh hƣớng “dân luật hóa” các quan hệ HN&GĐ,

coi trọng vấn đề tiền bạc, tài sản hơn là yếu tố tình cảm gắn bó trong quan hệ vợ chồng và quan hệ gia đình. Cả ba văn bản luật này đều dự liệu về chế độ tài sản ƣớc định, cho phép vợ chồng ký kết với nhau một hôn ƣớc thỏa thuận về vấn đề tài sản từ trƣớc khi kết hôn, miễn là sự thỏa thuận bằng hôn ƣớc đó không trái với trật tự công cộng, thuần phong mỹ tục và quyền lợi của con cái (Điều 45 Luật Gia đình năm 1959; Điều 49 Sắc lệnh số 15/64 và Điều 144, 145 Bộ luật Dân sự năm 1972). Trong trƣờng hợp hai vợ chồng không lập hôn ƣớc với nhau về tài sản thì áp dụng chế độ tài sản pháp định [5, tr73].

Theo Luật Gia đình năm 1959, chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định là chế độ cộng đồng toàn sản, cũng giống nhƣ chế độ tài sản của vợ chồng đã đƣợc áp dụng trong DLBK và DLTK trƣớc đây. Điều 48 Luật Gia đình năm 1959 quy định khối cộng đồng tài sản của vợ chồng bao gồm: tất cả của cải, động sản và bất động sản thuộc quyền sở hữu của vợ hay chồng khi lập hôn thú; các động sản và bất động sản của mỗi bên đƣợc hƣởng do đƣợc thừa kế hay tặng cho; các tài sản do hai vợ chồng có đƣợc hoặc do một bên

vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân; các hoa lợi thu đƣợc từ tài sản chung của vợ, chồng hoặc thu đƣợc từ tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng. Cũng nhƣ DLBK và DLTK, Luật Gia đình năm 1959 cũng dự liệu những tài sản mà vợ, chồng có từ trƣớc khi kết hôn thuộc quyền sở hữu riêng của vợ, chồng. Tuy nhiên, trong thời kỳ hôn nhân, những tài sản này đƣợc coi là tài sản chung của vợ chồng một cách tạm thời, trƣờng hợp phải phân chia tài sản của vợ chồng thì của riêng ai lại trả cho ngƣời đó. Theo Điều 54 Luật Gia đình năm 1959 thì tài sản chung của vợ chồng phải gánh chịu gồm: nợ của vợ hay chồng đã vay từ trƣớc khi kết hôn; những nợ của hai vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; những nợ do hành vi trái pháp luật của vợ hay chồng gây ra. Khác với DLBK và DLTK, Luật Gia đình năm 1959 đƣợc xây dựng theo quan điểm nhằm bảo đảm quan hệ bình đẳng giữa vợ và chồng (Điều 43), cả vợ chồng đều có đủ năng lực pháp lý. Vì vậy, trong việc thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản

chung của vợ chồng, Điều 49 ấn định rằng “vợ, chồng cùng quản lý khối tài

sản cộng đồng”. Tuy nhiên, quan hệ bình đẳng giữa vợ chồng về tài sản này vẫn chƣa đƣợc bảo đảm thực hiện trong đời sống xã hội, bởi lẽ về mặt pháp

lý, tại Điều 39 Luật Gia đình năm 1959 vẫn ghi nhận: “Người chồng là trưởng

gia đình và người vợ phải cùng nhau lo sự thịnh vượng của phối hiệp phu phụ và việc nuôi dưỡng cùng giáo dục con cái”. Mặt khác, xét về bản chất của chế độ xã hội cũng nhƣ tục lệ của xã hội phong kiến đã không chấp nhận quyền bình đẳng giữa vợ chồng. Quy định trong Luật Gia đình 1959 đã có những mâu thuẫn nội tại từ nội dung các điều luật dự liệu về quyền bình đẳng của vợ chồng. Khác với DLBK và DLTK, Luật Gia đình năm 1959 vấn đề phân chia tài sản chỉ đƣợc đặt ra khi một bên vợ hoặc chồng chết mà không dự liệu trong trƣờng hợp ly hôn, bởi lẽ, Luật Gia đình năm 1959 không chấp nhận vấn đề ly hôn của vợ chồng, duy nhất có ngoại lệ đã cho phép Tổng thống có quyền cho đôi vợ chồng đƣợc ly hôn, sau khi đã hỏi ý kiến Chánh án Tòa phá án và

Chánh nhất Tòa thƣợng thẩm, nơi cƣ trú của vợ chồng và sau khi nghe tộc trƣởng hai bên cùng ý kiến, nguyện vọng của hai vợ chồng (Điều 55). Nếu Tổng thống cho phép vợ chồng ly hôn, khi đó vấn đề phân chia tài sản của vợ chồng mới đƣợc giải quyết. Đối với trƣờng hợp vợ chồng ly thân, Luật Gia đình 1959 đã dự liệu cho khối cộng đồng tài sản vẫn tiếp tục theo Điều 66 “bản án tuyên bố ly thân không chấm dứt chế độ cộng đồng tài sản” [5, tr77]. Tuy vậy, do ly thân mà vợ chồng không cùng sống chung với nhau, dẫn tới phải có sự thay đổi về việc quản lý tài sản chung của vợ chồng, do Tòa án quyết định.

Khác với Luật Gia đình năm 1959, Sắc luật số 15/64 và Bộ luật Dân sự năm 1972 đã dự liệu chế độ tài sản áp dụng trong trƣờng hợp vợ chồng không lập hôn ƣớc là chế độ cộng đồng động sản và tạo sản; bên cạnh khối tài sản chung của vợ chồng, vợ chồng có khối tài sản riêng (nếu có) tồn tại độc lập. Điều này cho thấy, trong chế độ cộng đồng toàn sản mà các bộ DLBK, DLTK và Luật Gia đình năm 1959 dự liệu trƣớc đây, toàn bộ tài sản của vợ dù có trƣớc hoặc đƣợc tạo dựng trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản chung của vợ chồng, kỷ phần tài sản riêng của ngƣời vợ chỉ đƣợc lấy về trong trƣờng hợp phân chia khối tài sản, thì ngƣợc lại, trong Sắc luật số 15/64 và Bộ luật Dân sự 1972 đã quy định ngƣời vợ quyền có tài sản riêng hoàn toàn độc lập với khối tài sản chung của vợ chồng.

Tuy nhiên, trong việc quản lý tài sản, khác với Luật Gia đình năm 1959 dự liệu vợ và chồng đều có đủ năng lực về pháp lý, Sắc luật số 15/64 (Điều 42) và Bộ luật Dân sự năm 1972 (Điều 137) đã ghi nhận ngƣời chồng là gia trƣởng và hành xử quyền gia trƣởng theo quyền lợi của gia đình và con cái. Vợ cộng tác với chồng trong việc sinh hoạt gia đình, giáo dục và gây dựng cho con cái. Quy định này một lần nữa đặt ngƣời vợ vào tình trạng nhƣ là “vô năng lực”, với địa vị thấp kém so với ngƣời chồng – là ngƣời chủ gia đình.

Ngƣời vợ chỉ đƣợc hành xử nghề nghiệp riêng biệt, trừ khi chồng phản kháng (Điều 47 Sắc luật số 15/64; Điều 142 Bộ luật Dân sự năm 1972). Đối với tài sản chung của vợ chồng, Sắc luật số 15/64 (Điều 56) và Bộ luật Dân sự năm 1972 (Điều 153) đã dành cho ngƣời chồng có quyền quản lý tài sản chung nhƣ là chủ sở hữu duy nhất, trừ trƣờng hợp ngƣời chồng bị mất tích hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự, luật định cho ngƣời vợ thay thế chồng quản lý tài sản chung của gia đình. Ngoài ra, ngƣời chồng còn có quyền quản lý tài sản riêng của ngƣời vợ. Đối với tài sản riêng của ngƣời chồng thì ngƣời chồng có toàn quyền sở hữu với tƣ cách là chủ sở hữu [5, tr.80]. Về việc phân chia tài sản, Sắc lệnh 15/64 không dự liệu việc chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên vợ, chồng chết trƣớc mà chỉ dự liệu trong trƣờng hợp vợ chồng ly thân hoặc ly hôn; còn đối với Bộ luật Dân sự năm 1972 thì dự liệu việc phân chia tài sản chung của vợ chồng trong cả ba trƣờng hợp. Việc phân chia tài sản đƣợc phân biệt nhƣ sau: nếu có hôn ƣớc thì phải phân chia theo các điều khoản của hôn ƣớc; nếu không có hôn ƣớc thì chia theo nguyên tắc (tài sản của bên nào thì vẫn thuộc quyền sở hữu của bên đó; tài sản của vợ chồng đƣợc chia đôi cho vợ chồng, mỗi ngƣời một nửa) [Điều 94 Sắc luật số 15/64; Điều 201 Bộ luật Dân sự năm 1972].

Nhƣ vậy, quyền bình đẳng giữa vợ và chồng theo các văn bản pháp luật ở miền Nam nƣớc ta trƣớc ngày giải phóng đã đƣợc nhà làm luật dự liệu tƣơng đối cụ thể, ngƣời vợ phần nào đã có thêm những quyền tƣơng đƣơng với ngƣời chồng nhƣ có quyền tự do lập hôn ƣớc, thỏa thuận về vấn đề tài sản của vợ chồng nhằm duy trì trong suốt thời kỳ hôn nhân, quyền có tài sản riêng,…Tuy nhiên, cả ba văn bản luật này vẫn bảo vệ quyền gia trƣởng của ngƣời chồng – ngƣời chủ gia đình, điều đó thể hiện bản chất của chế độ HN&GĐ phong kiến, tƣ sản, quyền lợi của ngƣời vợ trong gia đình không

đƣợc đảm bảo, quan hệ bất bình đẳng giữa vợ và chồng vẫn tồn tại trong pháp luật và thực tế đời sống xã hội ở miền Nam thời bấy giờ.

Ở miền Bắc, sau ngày đƣợc giải phóng, ảnh hƣởng của những tàn dƣ tƣ tƣởng lạc hậu, nhất là các hủ tục, các quy định của hệ thống pháp luật dƣới chế độ cũ nhằm bảo vệ quyền gia trƣởng, phân biệt đối xử giữa vợ và chồng, quyền lợi của ngƣời vợ trong gia đình luôn bị coi rẻ…các quan niệm đó còn ảnh hƣởng rất sâu sắc và nặng nề trong xã hội và gia đình. Tình hình đó đòi hỏi trong cuộc cách mạng tƣ tƣởng và văn hóa cần phải xóa bỏ tận gốc những tàn dƣ lạc hậu của chế độ HN&GĐ thực dân, phong kiến. Vào bối cảnh này, Nhà nƣớc thấy sự cần thiết cần ban hành Luật HN&GĐ, sau các cuộc điều tra khảo sát tình hình thực tế các quan hệ HN&GĐ, lấy ý kiến thảo luận, đóng góp, bổ sung của nhân dân, Luật HN&GĐ đã đƣợc Quốc hội khóa I, kỳ họp thứ 11 chính thức thông qua ngày 29/12/1959. Luật HN&GĐ năm 1959 là

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam Luận văn ThS. Luật 60 38 01 03 (Trang 53 - 88)