Kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về quyền bình đẳng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam Luận văn ThS. Luật 60 38 01 03 (Trang 99 - 101)

3.2. Một số kiến nghị, giải pháp góp phần tăng cƣờng hiệu quả bảo đảm

3.2.1. Kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về quyền bình đẳng

đẳng giữa vợ và chồng

Thứ nhất, cụ thể hóa hơn nữa các quy định pháp luật hiện hành về quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong HN&GĐ theo hƣớng thực tế hơn có tính áp dụng đúng với thực tế.

Đặc biệt các quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận. Để đảm bảo cho các quan hệ giữa vợ chồng không bị phá vỡ bởi yếu tố vật chất, bên cạnh việc quy định theo hƣớng vợ chồng có quyền tự do thỏa thuận lựa chọn chế độ tài sản thì vẫn cần quy định thỏa thuận đó phải đảm bảo lợi ích chung của gia đình, có nhƣ vậy lợi ích của cá nhân vợ chồng không lấn át lợi ích của gia đình dẫn đến mâu thuẫn bản chất của hôn nhân là tính chất cộng

đồng và bản chất của gia đình là “bổn phận và trách nhiệm” [5, tr.110].

Có thể thấy trong thời kỳ này, sự chung thủy giữa vợ chồng đã đƣợc chú trọng hơn thể hiện sự bình đẳng hơn trong quan hệ vợ chồng, tuy nhiên trong các văn bản hƣớng dẫn chƣa có những quy định chi tiết về vấn đề này dẫn đến việc áp dụng chƣa đúng, ảnh hƣởng đến cuộc sống HN&GĐ. Trong điều kiện kinh tế xã hội ngày nay, những quan niệm về tình yêu, HN&GĐ không còn mang nguyên ý nghĩa truyền thống. Mỗi thế hệ, mỗi cá nhân quan

niệm khác nhau về cái gọi là “chung thủy”. Luật HN&GĐ quy định đó là

nghĩa vụ chung của vợ chồng. Và bên cạnh đó đã đƣa ra những cơ chế nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đó. Hiện nay, pháp luật đã quy định một số chế tài kèm theo khi vợ chồng vi phạm nghĩa vụ này đó là hủy việc kết hôn trái pháp luật khi vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng, tuyên bố không công nhận họ là vợ chồng…Hoặc áp dụng xử phạt hành chính, áp dụng chế tài hình sự. Tuy vậy, việc áp dụng chế tài này chỉ đƣợc một số trƣờng hợp khi có đủ những điều kiện nhất định. Trên thực tế có rất nhiều hành vi vi phạm nghĩa vụ chung thủy nhƣng không thể áp dụng chế tài với họ đƣợc.

Thực tế hiện nay có mấy dạng vi phạm nghĩa vụ chung thủy hay còn gọi là ngoại tình. Tuy nhiên những trƣờng hợp này đều rất khó xác định ngƣỡng để áp dụng chế tài. Do đó để có thể áp dụng triệt để chế tài đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ chung thủy cần xét trên các nguy cơ gây ra những hậu quả nhất định về vật chất, tinh thần cho gia đình. Bên cạnh đó, nếu một bên vi phạm nghĩa vụ chung thủy thì có thể coi đó là một lý do chính đáng để bên kia có quyền yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng. Nếu họ ly hôn thì trong một chừng mực có thể coi hành vi ngoại tình là một tình tiết tăng nặng để khấu trừ một phần tài sản của họ theo một số phần trăm nhất định. Có thể thấy, thực hiện nghĩa vụ chung thủy là cơ sở để xây dựng gia đình dân chủ, hòa thuận, hạnh phúc. Do đó, các văn bản hƣớng dẫn cần quy định chi tiết về vấn đề này, xây dựng những cơ chế bảo vệ cần thiết cả về mặt xã hội và pháp lý nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng, quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong gia đình.

Thứ hai, cần luật hóa chế độ ly thân trong HN&GĐ để tạo hành lang pháp lý điều chỉnh thực trạng này, đặc biệt là để bảo vệ quyền lợi chính đáng hợp pháp cho mỗi bên vợ chồng. Ly thân là khoảng thời gian cần thiết để các cặp vợ chồng đang mâu thuẫn nhìn nhận lại mối quan hệ giữa hai bên, từ đó cân nhắc kỹ lƣỡng có thể tiếp tục chung sống, hay quyết định ly hôn. Dó đó, Luật HN&GĐ cần bổ sung chế định ly thân với tƣ cách là một quyền mới của các cặp vợ chồng, nhƣng tất nhiên, việc sử dụng quyền này hay không là do các cặp vợ chồng quyết định, chứ luật không khuyến khích cứ xảy ra mâu thuẫn vợ chồng là nên ly thân. Khi luật hóa chế định ly thân, thủ tục đăng ký và chấm dứt ly thân, thời gian ly thân, hậu quả pháp lý, nghĩa vụ nuôi con, nghĩa vụ cấp dƣỡng,…cần đƣợc quy định cụ thể, làm cơ sở điều chỉnh các bất cập phát sinh trong thực tiễn. Bên cạnh đó, nếu hai bên không có yêu cầu bức thiết thì không nên chia tài sản chung và chia trách nhiệm nuôi con trong thời

gian ly thân, vì rất có thể chính việc phân chia này sẽ tạo thêm mâu thuẫn, khiến quan hệ vợ chồng không thể hàn gắn đƣợc. Tuy nhiên, nếu phân chia cả

tài sản lẫn trách nhiệm nuôi dƣỡng con cái thì ly thân cũng sẽ “na ná” ly hôn.

Do vậy, luật cần quy định, kể từ thời điểm ly thân, hai bên có quyền xác lập tài sản riêng để hạn chế các tranh chấp phức tạp nảy sinh sau đó [31].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam Luận văn ThS. Luật 60 38 01 03 (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)