Di tích Mộ và Đền thờ Trần Quý Khoáng – Nghệ An

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vi phạm di tích lịch sử, văn hóa danh lam thắng cảnh - Thực trạng và giải pháp (Trang 51 - 69)

2.2 Một số vi phạm di tích điển hình

2.2.3 Di tích Mộ và Đền thờ Trần Quý Khoáng – Nghệ An

Tại xóm Đức Thịnh, xã Hưng Lộc, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An có ngôi Đền Trung và một ngôi mộ cổ. Ngôi mộ được xây bằng xi măng, nằm trong khuôn viên rộng khoảng 600m2

có tường bao, đắp chữ “Trùng Quang Đế” và câu đối. Sát khuôn viên mộ là Đền Trung, tọa lạc trên một mảnh đất rộng chừng 1.000m2. Năm 1962, ngôi đền bị phá dỡ, chuyển dịch về phía sau, cách nền cũ khoảng 70m để làm kho của hợp tác xã. Đồ thờ của Đền được gửi

vào nhà thờ họ Trần cùng xóm (cách đền và mộ khoảng 500m). Về sau, nhà kho bị cháy, nay chỉ còn tường, mái, xà, cột, trong đó có một số xà được chạm khắc, sơn son thếp vàng.

Khoảng cuối những năm 1990, một số ngời dòng tộc họ Trần trong xóm cho rằng Đền Trung thờ vua Trần Quý Khoáng và ngôi mộ gần Đền Trung là một vị vua này. Đồng thời họ khẳng định vua Trần Quý Khoáng chính là ông tổ của dòng họ Trần ở xóm Đức Thịnh, xã Hưng Lộc, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Do vậy, các vị trong họ đã lập hồ sơ đề nghị ngành văn hóa công nhận nhà thờ họ Trần là di tích lịch sử. Sở Văn hóa-Thông tin ghệ An (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nghệ An) nhất trí đề nghị Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cấp bằng công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia cho “Nhà thờ họ Trần và mộ Trần Quý Khoáng”, nhưng lại đổi tên là “Mộ và đền thờ Trần Quý Khoáng”. Ngày 12/02/1999, Bộ Văn hóa-Thông tin đã cấp bằng xếp hạng di tích lịch sử quốc gia cho di tích này với tên gọi như Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nghệ An đề nghị.

Mảnh đất nơi có nhà thờ họ Trần là đất thờ tự của ông Trần Quảng Sinh với diện tích 2.482m2. Nhà thờ họ do bố ông Sinh là cụ Trần Quảng Vần cùng một số anh em dòng tộc họ Trần xây dựng từ năm 1930. Năm 1991, do công tác và sinh sống ở thành phố Vinh, ông Sinh đã giao lại cho vợ chồng chú ruột là ông Trần Quảng Tuận và bà Nguyễn Thị Minh đến ở và trông coi nhà thờ. Gia đình ông Tuận, bà Minh đã sinh sống ổn định từ đó đến nay. Năm 2004, UBND thành phố Vinh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số Y281183 cho bà Minh, vợ ông Tuận (ông Tuận đã mất trước đó). Theo gia đình bà Minh thì ông Sinh đã bán đất cho bà và đã nhận số tiền 1.200.000đ. Tuy nhiên, ông Sinh nói chỉ nhờ trông giúp đất và nhà thờ họ, khi bà Minh làm sổ đỏ ông không được biết. Còn về số tiền, ông khẳng định chỉ cầm 200.000đ vào năm 1991 như là tiền quà cáp, chứ không phải tiền bán đất.

Ngày 20/10/1995, Hội đồng gia tộc họ Trần làm tờ trình (có ý kiến đề nghị của UBND xã Hưng Lộc và UBND thành phố Vinh) xin các cấp có thẩm quyền xem xét để xếp hạng Mộ Trần Quý Khoáng và Nhà thờ họ Trần là di tích lịch sử cấp quốc gia. Sau hơn 03 năm khảo sát, nghiên cứu thực trạng, được các cơ quan có thẩm quyền ở Nghệ An cho phép, Bảo tàng tỉnh Nghệ An xúc tiến lập hồ sơ di tích để trình các cấp xét duyệt.

Đối tượng được thể hiện trong hồ sơ di tích từ tập tài liệu khảo sát, tập bản vẽ, đạc họa kiến trúc, tập ảnh khảo tả di tích là Mộ Trần Quý Khoáng và Nhà thờ họ Trần.

Căn cứ đề nghị của Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An và qua xét duyệt hồ sơ, ngày 12/02/1999, Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã có Quyết định số 05/1999-QĐ-BVHTT công nhận Mộ và đền thờ Trần Quý Khoáng xã Hưng Lộc, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An là di tích lịch sử.

Sự việc trở nên phức tạp khi gia đình con trai bà Minh (là Trần Quảng Phước và vợ là Lê Thị Lý) xây nhà trong khu đất, và bị quy kết là lấn chiếm đất của di tích. Ngày 27/3/2009, UBND thành phố Vinh ra Quyết định số 1097/QĐ-UBND thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bà Nguyễn Thị Minh với lý do Giấy chứng nhận sử dụng đất cấp chồng lấn lên phần diện tích khoanh vùng bảo vệ di tích.

Kể từ giữa năm 2008 đến thời gian gần đây, Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã nhận được hàng chục đơn thư từ phía con cháu họ Trần tộc đại tôn ở xóm Đức Thịnh, xã Hưng Lộc, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, có nội dung khác nhau: tố cáo, khiếu nại, phản ánh, kiến nghị, yêu cầu… Người gửi có người ở gần, người ở xa (thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đà Lạt, Đồng Nai, Hà Nội…) nhiều đơn ký tên cá nhân hoặc một nhóm người, có đơn ký tập thể.

Các con bà Minh đã làm đơn gửi các cấp chính quyền từ tháng 02/2008 cho đến nay khiếu nại với lý do đất gia đình đã ở từ năm 1991 trước khi có

Bằng xếp hạng di tích năm 1999 và nhà thờ họ Trần trên mảnh đất đó không phải là Đền thờ Trần Quý Khoáng như Bằng xếp hạng di tích đã ghi.

Phía tộc họ Trần mà chủ tịch Hội đồng gia tộc là ông Trần Trung Khiêm cũng gửi đơn đến các cơ quan có thẩm quyền khẳng định Trần Quý Khoáng chính là ông tổ tộc họ Trần ở Đức Thịnh và nhà thờ họ Trần này chứ không phải Đền Trung được xếp hạng di tích lịch sử vì, theo ông, bài vị, long ngai ở Đền Trung đã hợp tự về đây từ năm 1962. Ông cũng đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đổi tên Bằng xếp hạng di tích là “Mộ và nhà thờ Trần Quý Khoáng” chứ không phải là “Mộ và đền thờ Trần Quý Khoáng”.

Về phía các chị, em, con, cháu, dâu, rể ông Trần Quảng Tuân và bà Nguyễn Thị Minh:

- Tố cáo Ban liên lạc họ Trần tự tiện đưa tượng đức vua Trần Quý Khoáng vào di tích trái phép.

- Khiếu nại việc khoanh vùng bảo vệ di tích 648m2 (theo Quyết định số 05/1999-QĐ-BVHTT ngày 12/02/1999 của Bộ Văn hóa – Thông tin là vi phạm pháp luật, vi phạm quyền sử dụng đất của bà Minh đã được cấp sổ đỏ năm 2004).

- Tố cáo việc dựng hồ sơ giả về Đền thờ Trần Quý Khoáng để được công nhận di tích cấp quốc gia, mượn nhà thờ họ để rước bằng công nhận di tích, biến nhà thờ thành đền thờ rồi chiếm luôn. Việc khoanh vùng bảo vệ di tích trên đất gia đình là vi phạm pháp luật.

- Ngôi nhà thờ tọa lạc trên đất của gia đình bà Nguyễn Thị Minh là nhà thờ họ Trần chứ không phải là đền thờ vua Trần Quý Khoáng.

- Nhà thờ họ Trần những năm 1962 về trước thờ đức thủy tổ Trần Lộc Hành.

- Kiến nghị di dời bằng di tích và đồ tế lễ liên quan đến Trần Quý Khoáng, ra khỏi nhà thờ họ Trần. Khôi phục lại Đền Trung thờ Trần Quý Khoáng. Thu hồi hoặc hủy bỏ biên bản, sơ đồ quy định khu vực bảo vệ di tích

Đền thờ Trần Quý Khoáng, thu hồi bằng công nhận di tích, thu hồi Quyết định số 1097/QĐ-UBND ngày 24/3/2009 của UBND thành phố Vinh.

Về phía vợ chồng bà Trần Thị Thu Hương và ông Nguyễn Thiên Chí, bà Trần Thị An Thuyên.

- Tố cáo dòng họ xoay xở, móc nối với một số người ở xã Hưng Lộc và Sở Văn hóa-Thông tin Nghệ An dựng hồ sơ giả để được công nhận bằng di tích, âm mưu chiếm đoạt nhà thờ họ Trần thành Đền thờ Trần Quý Khoáng, mưu đồ chiếm đất, biến đất tư thành đất công.

- Khoanh vùng bảo vệ di tích trong vòng bí mật, thủ tục hành chính không công khai, minh bạch, không đúng pháp luật.

- Việc ban hành quyết định, hủy bỏ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bà Minh là hết sức sai trái, thô bạo, bất chấp pháp luật, hành xử theo luật giang hồ.

- Không hề có chuyện Mộ và Đền thờ Trần Quý Khoáng ở xóm Đức Thịnh. Không hề có chuyện Trần Quý Khoáng chết, vớt xác mai táng ở Đức Thịnh, Đó là di tích lịch sử dởm.

- Trần Quý Khoáng không phải là thủy tổ họ Trần ở Đức Thịnh.

- Đề nghị thu hồi hoặc hủy bỏ bằng công nhận di tích, phục dựng Đền Trung, đưa các đồ tế khí liên quan ra khỏi nhà thờ họ.

Về phía dòng họ Trần tộc đại tôn

- Đề nghị trả lại diện tích thửa 450B trong bản đồ giải thửa 299 cho nhà thờ họ Trần từ tôn (648m2

).

- Bác bỏ các nội dung khiếu nại tố cáo của bà Trần Thị Thu Hương, tố cáo và đề nghị xử lý bà Hương về tội vu khống, gây mất đoàn kết, quấy rối, làm mất an ninh trật tự xã hội, không đồng tình và không cho phép bà Hương lấy danh nghĩa đại diện con cháu họ Trần ở các tỉnh Nam Bộ để quay lưng lại với tổ tiên.

- Nói rõ sự xuyên tạc, bịa đặt, vu cáo của bà Lê Thị Lý và các người khiếu kiện nhằm mục đích chiếm cho được thửa đất rộng 2.482,1m2

(trong đó có đất khoanh vùng bảo vệ di tích).

- Cho rằng nếu thu hồi bằng di tích là nối giáo cho giặc để phá hoại di sản văn hóa dân tộc.

- Xác nhận quyền thừa kế hợp pháp đất ở của ông Trần Quảng Sinh. - Bày tỏ sự đau lòng về việc đức thủy tổ họ Trần bị vợ chồng Trần Thị Thu Hương và Nguyễn Thiện Chí dựng lên để làm bia ngắm bắn.

- Đề nghị xử lý nghiêm minh, giải quyết kịp thời, có lý có tình, có tính hướng thiện, có lợi cho nhân dân và hậu thế.

- Dòng họ không tham gia bàn bạc việc xây dựng Đền Trung.

Trong gần 2 năm qua, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành nhiều văn bản và cử nhiều đoàn thanh tra đến làm việc với các ban ngành của địa phương để tìm hiểu tình hình và trực tiếp nghe các đối tượng gửi đơn khiếu nại, tố cáo trình bày, tìm phương án phù hợp giải quyết vụ việc. Cụ thể như sau:

Ngày 05/9/2008, Cục Di sản văn hóa có công văn số 730/DSVH-DT chuyển đơn thư nhân dân về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nghệ An đề nghị trả lời và báo cáo.

Ngày 26/9/2008, Cục Di sản văn hóa có công văn số 812/DSVH-DT chuyển đơn thư nhân dân về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nghệ An đề nghị trả lời và báo cáo.

Ngày 15/10/2008, Cục Di sản văn hóa và Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp kiểm tra, khảo sát tại di tích, nhằm nghiên cứu, kiểm tra và đề xuất đối với đơn thư của công dân xem xét lại việc xếp hạng di tích, ngày 30/10/2008, Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có báo cáo số 395/TTr với nội dung như sau:

Sau khi xem xét hồ sơ thấy vào thời điểm Quyết định 05/QĐ- BVHTTDL ngày 12/02/1999 của Bộ Văn hóa-Thông tin công nhận di tích, hồ

sơ đã làm theo quy trình, thủ tục quy định của Pháp lệnh bảo vệ di tích danh thắng của Nhà nước năm 1984, có sự đề nghị của Hội đồng gia tộc họ Trần và chấp thuận của các cấp chính quyền từ xã, thành phố và đề nghị của UBND tỉnh Nghệ An với Bộ Văn hóa-Thông tin. Khi đo đạc khoanh vùng bảo vệ đều có đại diện cấp chính quyền và Hội đồng gia tộc họ Trần.

- Theo công văn số 88/VSH ngày 19/11/1998 đã được Viện Sử học thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn xác minh nhân vật lịch sử Trần Quý Khoáng, đánh giặc Minh và bị bắt, trên đường giải về Trung Quốc qua Nghệ An, ông nhảy xuống sông tự vẫn, được nhân dân địa phương đưa về an táng tại làng Đức Thịnh, xã Hưng Lộc, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An ngày nay, hiện tại vẫn còn mộ và nhà thờ Trần Quý Khoáng.

Trong văn bản này của Viện Sử học không nói rõ về sự liên quan của Nhà thờ họ Trần và Đền thờ Trần Quý Khoáng.

- Theo hồ sơ di tích:

+ Các văn bản đề nghị của Gia tộc họ Trần không nhất quán trong việc đề nghị đền thờ (đền Trung) nhà thờ họ Trần để thờ Trần Quý Khoáng: Bản xin công nhận quần thể di tích họ Trần ngày 11/01/1995 chỉ đề nghị đền thờ theo gia phả để lại của họ Trần Đại Tôn là đền Trung – Phụng sự đức thánh Trần; Tờ trình xin công nhận di tích ngày 20/10/1995 có xác nhận của chính quyền xã Hưng Lộc và Phòng Văn hóa-Thông tin thành phố Vinh lại đề nghị nhà thờ họ Trần.

+ Lý lịch di tích do Bảo tàng tổng hợp thuộc Sở Văn hóa-Thông tin Nghệ An (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) lập tháng 01/1999 trình Bộ Văn hóa-Thông tin phần “Khu đền thờ” chỉ mô tả nhà thờ họ Trần thực tế hiện nay.

Trong các văn bản trên của Hồ sơ di tích không đề cập hoặc nói rõ vị trí đền thờ Trần Quý Khoáng đã được hợp nhất đặt trong nhà thờ họ Trần.

- Nhà thờ họ Trần: Theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp ngày 24/02/2004 của UBND thành phố Vinh thì nhà thờ nằm trong khuôn viên 2.482,1m2 đất, trong đó có 648m2 là đất khoanh vùng bảo vệ di tích thể hiện trên bản đồ khi lập hồ sơ. Từ năm 1999 khi có Quyết định công nhận di tích tới nay chưa có cắm mốc bảo vệ di tích. Hiện tại, hộ gia đình bà Lê Thị Lý là vợ của một người cháu trong dòng tộc họ Trần (một trong những người có đơn), đã xây nhà cao tầng và có một phần diện tích lấn chiếm vào 648m2

đất khu vực 2 của di tích. Đất khuôn viên nhà thờ là đất thổ cư của dòng họ, việc thừa kế hiện nay có nhiều vấn đề phức tạp, đặc biệt từ khi UBND thành phố Vinh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng 2.482,1m2

đất cho bà Nguyễn Thị Minh (mẹ chồng bà Lý), trong đó có cả 648m2

đất khoanh vùng bảo vệ di tích đã được lập trong hồ sơ.

- Mộ Trần Quý Khoáng: Mộ cách nhà thờ họ Trần khoảng 400m, ở ngoài khuôn viên nhà thờ họ.

- Đền thờ Trần Quý Khoáng: Theo hồ sơ di tích và báo cáo của Phòng Quản lý di sản (thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nghệ An) thì có 2 ngôi đền đều thờ Trần Quý Khoáng là đền Trung và đền Thượng. Đền Thượng cũng ở trong làng nhưng cách xa Mộ, đền Trung ở sát ngay ngôi Mộ. Do thời gian, thời tiết và chiến tranh nên cả hai đền đều bị phá hỏng từ mấy chục năm trước, đền Trung còn nền đất khi xưa và 1 ít kèo cột bị cháy làm nhà kho hợp tác xã bỏ hoang.

Theo báo cáo của Phòng Quản lý di sản, UBND xã Hưng Lộc, dòng tộc họ Trần và thực tế cho thấy các hiện vật thờ vua Trần Quý Khoáng như long ngai, bài vị, sắc phong,… sau khi hai ngôi đền Trung và Thượng bị phá hủy, từ những năm 1959 – 1960, các cụ thế hệ trước trong dòng tộc họ Trần đã mang về bảo quản thờ phụng ở nhà thờ họ. Như vậy, trước khi được Nhà nước xếp hạng di tích năm 1999, việc thờ vua Trần Quý Khoáng, đã được dòng họ hợp nhất đền thờ vào nhà thờ để thờ phụng trước đấy hơn 30 năm.

- Việc công nhận di tích vào thời điểm năm 1999, theo Pháp lệnh bảo vệ di tích danh lam thắng cảnh năm 1984, còn nhiều điểm chưa chặt chẽ, nên việc lập hồ sơ còn sơ sài, Bộ Văn hóa-Thông tin chưa thẩm tra thực tế cụ thể rồi mới xét công nhận.

- Ở địa phương, theo báo cáo của các cụ đại diện cho dòng tộc với Đoàn kiểm tra, trong gia phả để lại của dòng tộc họ Trần có vị tướng họ Trần

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vi phạm di tích lịch sử, văn hóa danh lam thắng cảnh - Thực trạng và giải pháp (Trang 51 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)