Chương trình trách nhiệm xã hội

Một phần của tài liệu chiến lược đại dương xanh với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại việt nam (Trang 30 - 33)

Lợi ích cạnh tranh có thể được hiểu là lợi ích được tạo ra từ việc làm một điều gì đó khác với các đối thủ cạnh tranh để tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ khác biệt hoặc cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự nhưng với giá cả thấp hơn.

Các lợi ích có thể đạt được làm động lực cho DNV&N thực hiện các chương trình trách nhiệm xã hội (CSR) là một trong các lợi ích sau đây:

- Thu hút và giữ chân các nhân viên cam kết và có động lực làm việc - đặc biệt là do tốc độ thay đổi của thị trường và công nghệ làm tăng nhu cầu về các nhân viên biết linh hoạt và sẵn sàng gắn kết. Điều kiện làm việc tốt đạt được bằng thực tiễn kinh doanh và phong cách quản lý có trách nhiệm thường có những tác động tích cực đến tinh thần nhân viên và dẫn đến một sự thỏa mãn công việc và cam kết đối với DN cao hơn của các DN. CSR ngày càng trở thành một yếu tố khác biệt quan trọng cho các DN đang phải đối mặt với cạnh tranh ngày càng lớn để thu hút công nhân có tay nghề cao tốt nhất.

- Phát triển và đào tạo nhân viên: Các nhân viên hoặc người quản lý của một DN có thể có được những kỹ năng và năng lực mới thông qua sự tham gia tự nguyện với cộng đồng địa phương và điều này cũng có thể dẫn đến việc chuyển giao kiến thức và tiếp cận thông tin mới có lợi cho DN.

- Giành được và giữ chân người tiêu dùng và khách hàng kinh doanh (áp lực và cơ hội chuỗi cung cấp), đặc biệt khi kinh tế trì trệ có nghĩa là DNV&N cần phải tìm thị trường và nguồn thu nhập mới.

- Duy trì giấy phép hoạt động ở một cộng đồng địa phương.

- Đáp ứng với nhu cầu mới và những yêu cầu từ các ngân hàng, hãng bảo hiểm và cả các nhà đầu tư. Những nhu cầu này như là một động lực cho các DNV&N để tham gia vào CSR khi cộng đồng tài chính thực sự coi trọng những rủi ro và cơ hội mà các vấn đề về CSR mang lại.

- Danh tiếng với các đối tác trong và ngoài.

- Thay đổi nhận thức về vai trò của các DN trong xã hội (không chỉ là một nguồn lợi nhuận), thông qua các phương tiện truyền thông, giáo dục và hành động của các bên liên quan.

- Chi phí và hiệu quả tiết kiệm, như giảm chi phí bảo hiểm và các bãi rác. - Các cơ hội liên kết mạng lưới.

- Đổi mới sản phẩm hay thị trường, tạo ra sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh và cần có thêm các nguồn sáng tạo và đổi mới trong kinh doanh.

- Dự đoán pháp luật trong tương lai, do đó, thu được kinh nghiệm thực tế và giúp giảm nhẹ gánh nặng của việc tuân thủ pháp luật, mặc dù điều này đúng hơn với các công ty lớn hơn là các DNV&N.

Đây là một danh sách kiểm tra hữu ích về những cách mà CSR có thể giúp DNV&N trở nên cạnh tranh hơn. Tuy nhiên, không phải tất cả những vấn đề này sẽ đều liên quan đến tất cả các DNV&N, và một số DN có thể đạt được lợi ích cạnh tranh hơn là những DN khác.

Nghiên cứu gần đây từ Đan Mạch cho thấy rằng, có hai lĩnh vực mà CSR có thể mang lại lợi nhuận về tài chính có thể đo lường được cho DN là môi trường (giảm chi phí năng lượng hoặc xử lý chất thải) và đổi mới (kinh doanh bắt nguồn từ việc đổi mới nhằm mang lại lợi ích xã hội). Nghiên cứu cũng cho thấy rằng lợi ích cạnh tranh của những hành động liên quan đến CSR về phát triển lực lượng lao động sẽ được

phần nào đo được và thể hiện rõ trong dài hạn hơn, và rằng khoản đầu tư xã hội tự nguyện hình thành bối cảnh cạnh tranh của một DNV&N (ví dụ bằng cách đầu tư vào hàng hóa công như giáo dục) có thể mang lại lợi ích cạnh tranh trong dài hạn, đặc biệt là nếu đầu tư đó đã được thực hiện cùng với các DN khác trên cơ sở ngành. Ngược lại, các hoạt động CSR liên quan đến chuỗi cung ứng, thị trường và cam kết cung cấp cho các bên liên quan dường như không có lợi ích rõ ràng và có thể đo lường khả năng cạnh tranh cho các DNV&N cá nhân. Lợi ích cạnh tranh mà các chương trình CSR mang lại cho DNV&N trong bất kỳ trường hợp nào sẽ tăng lên khi thị trường phát triển. Áp lực thực hiện CSR và các hoạt động bền vững đối với các DNV&N là ngày càng tăng lên từ nhiều phía: khách hàng là công ty lớn, cơ quan công quyền, ngân hàng, các đối thủ cạnh tranh và người tiêu dùng. Ví dụ, thông qua hoạt động mua của mình, cơ quan công quyền có thể tạo ra áp lực mạnh mẽ hơn về CSR, mặc dù cần phải bảo đảm rằng điều này về thực tế không tạo nên phân biệt đối xử đối với DNV&N.

Mặc dù áp lực về chi phí tuy đang giảm xuống nhưng vẫn còn đáng kể, nhưng áp lực và kỳ vọng về CSR và hoạt động bền vững không chỉ là một xu hướng thoáng qua, mà sẽ có tác động ngày càng lớn lên lợi nhuận hoạt động, và thúc đẩy DNV&N có một cách tiếp cận chiến lược về CSR và các vấn đề phát triển bền vững. Kết quả là sự đổi mới - phát triển sản phẩm mới và dịch vụ giúp giải quyết các vấn đề xã hội - có khả năng trở thành một tính năng ngày càng quan trọng của lợi thế kinh doanh mà CSR mang lại cho DNV&N.

Bản chất của nền kinh tế tri thức có nghĩa là vốn xã hội - chất lượng và số lượng của các mối quan hệ mà một DN tạo lập và phát triển - đang trở thành một yếu tố quan trọng trong khả năng cạnh tranh. Các nội dung của CSR có thể đóng góp vào vốn xã hội, ví dụ thông qua mạng và xây dựng lòng tin, lòng trung thành và hình ảnh, do đó cũng sẽ trở thành một đặc trưng ngày càng quan trọng của các lợi thế kinh doanh của CSR cho DNV&N. Ít nhất là nhiều công ty lớn bắt đầu có động cơ để tham gia vào CSR như một phương tiện quản lý rủi ro đối với hình ảnh và thương hiệu công ty của mình. Tương tự như vậy, các công ty này thường chịu áp lực phải ngày càng minh bạch và tham gia vào các cuộc đối thoại với các bên liên quan bên ngoài chủ yếu. Đối với hầu hết DNV&N những rủi ro và áp lực như vậy lại không có sức mạnh tương tự. Tuy nhiên, sự tham gia của các bên liên quan hay việc xây dựng danh tiếng cho một công việc kinh doanh có trách nhiệm có thể có liên quan tới DNV&N xét về khả năng tạo cơ hội cho sự đổi mới và sự phát triển các thị trường ngách

Có nhiều yếu tố để xác định xem liệu có lợi ích kinh doanh của việc thực hiện CSR cho bất cứ DNV&N nào không và các lợi ích đó sẽ là như thế nào. Một số những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến các lợi ích kinh doanh có thể có là: khu vực kinh tế; quy mô, tuổi tác và lịch sử (kể cả là DN có thuộc sở hữu gia đình hay không); địa lý và bối cảnh văn hóa; vị trí trong chuỗi giá trị hay sản xuất và tính chất của mối quan hệ khách hàng.

Hầu hết các cuộc điều tra có xu hướng kết luận rằng cân nhắc về đạo đức và luân lý là các động lực để các DNVVN thực hiện các chương trình CSR. Một số nhà DN và chủ sở hữu hay nhà quản lý DNV&N thậm chí có thể bị xúc phạm bởi những gợi ý là những hành vi kinh doanh có trách nhiệm của họ được thúc đẩy bởi bất cứ điều gì khác ngoài những cân nhắc về đạo đức. Như một quy tắc chung, DN càng nhỏ, thì những cân nhắc đạo đức là động lực để thực hiện các chương trình CSR càng lớn.

Tuy nhiên, các khảo sát cũng cho thấy DNV&N được thúc đẩy bởi việc nhận thức được những lợi ích kinh doanh của CSR, ngay cả khi trong phần lớn các trường hợp đó không phải là động lực trước tiên hay quan trọng nhất. Theo một số cuộc khảo sát, tầm quan trọng của các lợi ích kinh doanh được coi là yếu tố thúc đẩy để tham gia vào CSR có xu hướng tăng lên với quy mô của DN. Các lợi ích kinh doanh tiềm năng của CSR sẽ có ý nghĩa hơn đối với DNV&N nếu nó được thảo luận về dựa trên khái niệm "nguy cơ và cơ hội". Cũng sẽ có ý nghĩa hơn nếu xác định và tập trung vào chỉ một tiềm năng lợi ích cạnh tranh đạt được, hơn là cố gắng giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến CSR ngay lập tức.

Một tài liệu dành cho chính phủ Tây Ban Nha về vấn đề này cho thấy rằng CSR "nên được xem như là cơ hội xây dựng trên thế mạnh hiện có và tạo ra những cải thiện khả thi mà có thể không được xem xét đầy đủ trong quá khứ."

Sẽ là không thực tế nếu mong rằng các lợi ích kinh doanh của các chương trình CSR cho DNV&N là chắc chắn khi áp dụng cho tất cả các DNV&N trong mọi hoàn cảnh. Cách tiếp cận thông minh nhất là chỉ ra những lợi thế kinh doanh của CSR xuất hiện khi nào và ở đâu.

Một phần của tài liệu chiến lược đại dương xanh với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại việt nam (Trang 30 - 33)