Đặc điểm và vai trò của DNV&N

Một phần của tài liệu chiến lược đại dương xanh với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại việt nam (Trang 25 - 35)

2.2.2.1 Đặc điểm

- Kinh tế tư nhân tuy rộng lớn nhưng cơ bản là kinh tế hộ quy mô nhỏ và đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

- Trình độ công nghệ, kỹ thuật lạc hậu so với mức trung bình của thế giới và tốc độ đổi mới lại quá chậm. Hạn chế về năng lực cán bộ và công tác nghiên cứu trong DN, nghiên cứu để ứng dụng trong sản xuất - kinh doanh.

- Trình độ quản lý và tay nghề của người lao động còn hạn chế. Tuy Việt Nam có lực lượng lao động dồi dào, trình độ học vấn tương đối cao so với các nước có cùng trình độ phát triển, nhưng chủ yếu là lao động làm việc giản đơn, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề thấp, sức khỏe hạn chế, năng suất lao động không cao...

- Sức cạnh tranh của DN và sản phẩm, dịch vụ thấp:

+ Yếu tố tư bản cấu thành trong sản phẩm thấp, hàm lượng tri thức và công nghệ trong sản phẩm không cao, tính độc đáo không cao, giá trị gia tăng trong tổng giá trị sản phẩm nói chung thấp.

+ Khả năng hạn chế về vốn, khả năng tiếp cận nguồn thông tin... của các DNV&N, sự bảo hộ của Nhà nước đối với khu vực DN nhà nước... đã hạn chế năng lực cạnh tranh của các DNV&N.

- Quản trị nội bộ của DNV&N còn yếu, nhất là quản lý tài chính; ý thức chấp hành các chế độ chính sách chưa cao; còn lúng túng trong việc liên kết, nhất là liên kết trong cùng một hội ngành nghề.

2.2.2.2 Vai trò

- Là khu vực thu hút tích cực và có khả năng huy động các nguồn vốn, nguồn lực của xã hội cho đầu tư phát triển và có đóng góp vào việc tăng trưởng kinh tế và tăng giá trị xuất khẩu của cả nước.

- Góp phần đáp ứng nhu cầu về hàng tiêu dùng cho xã hội, sản xuất các sản phẩm hàng công nghiệp, thủ công mỹ nghệ và duy trì, phát huy ngành nghề truyền thống, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, thực hiện chiến lược xóa đói giảm nghèo và góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Là bộ phận cần thiết trong quá trình liên kết sản xuất của các DN lớn, tập đoàn lớn và góp phần đào tạo, bồi dưỡng doanh nhân - nguồn nhân lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội.

2.2.3. Tầm quan trọng của DNV&N của Việt Nam

Ở Việt Nam, cũng như ở nhiều nước khác trên toàn thế giới, các DNV&N hoạt động trong môi trường chính sách và pháp lý thích hợp sẽ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. DNV&N có tầm quan trọng như sau:

- Có thể sản xuất nhiều loại hàng hoá đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và các loại máy móc, thiết bị, công cụ và các linh kiện cần thiết cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và các ngành thủ công nghiệp.

- Nhiều DNV&N có thể tạo ra công ăn, việc làm cho số lượng lớn người lao động. Ở những nước khác, các DNV&N là một trong những nguồn tạo ra nhiều việc làm nhất và năng động nhất. Rõ ràng đây là một nhân tố quan trọng đối với người chưa có việc làm ở các khu đô thị hoặc những người sống ở các vùng nông thôn đang tìm kiếm việc làm. Các cơ hội tăng thêm việc làm sẽ mang lại lợi ích cho tất cả mọi người, kể cả những người đang thất nghiệp, phụ nữ và những người tàn tật.

- Các DNV&N có thể phát triển và sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính được huy động trong nước và các nguồn nguyên liệu, vật liệu hoặc các sản phẩm trung gian có sẵn trong nước, đóng góp vào nỗ lực phân bổ các ngành công nghiệp đến nhiều vùng dân cư khác nhau, nhờ đó giảm bớt được khoảng cách phát triển giữa các khu vực khác nhau và tạo ra được sự phát triển cân đối giữa các vùng khác nhau trên toàn quốc, có thể bổ trợ cho các ngành công nghiệp lớn, cung cấp đầu vào cho các ngành này và tạo sự cạnh tranh cần thiết để đẩy mạnh quá trình phát triển và nâng cao tính cạnh tranh trên toàn quốc và đóng góp đáng kể vào việc duy trì và phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống nhằm sản xuất các loại hàng hoá mang bản sắc văn hoá dân tộc.

Hiện nay, các DNV&N ở Việt Nam chưa thực sự phát triển đúng với tiềm năng vốn có của nó. Lý do có thể là những khó khăn trong việc tiến hành các hoạt động kinh doanh, là sự thiếu vắng một khung pháp lý hoàn chỉnh và rõ ràng cho tất cả các DN trong đó có các DNV&N, và là thiếu vắng các biện pháp thích hợp để kích thích và hỗ trợ các DNV&N.

2.2.4 Thực trạng DNV&N hiện nay

Một cuộc điều tra quy mô được Cục Phát triển DN nhỏ và vừa (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tiến hành với sự tham gia của hơn 63 nghìn DN tại 30 tỉnh thành phía bắc cho thấy, quy mô vốn của các DN còn nhỏ, khả năng cạnh tranh còn yếu.

Gần 50% số DN có mức vốn dưới 1 tỷ đồng; gần 75% số DN có mức vốn dưới 2 tỷ đồng và 90% số DN có mức vốn dưới 5 tỷ đồng. Số liệu thống kê, có tới 55.63% số chủ DN có trình độ học vấn từ trung cấp trở xuống, trong đó 43,3% chủ DN có trình độ học vấn từ sơ cấp và phổ thông các cấp. Cụ thể, số người là tiến sĩ chỉ chiếm 0,66%; thạc sĩ 2,33%; đã tốt nghiệp đại học 37,82%; tốt nghiệp cao đẳng chiếm 3,56%; tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp chiếm 12,33% và 43,3% có trình độ thấp hơn.

Điều đáng chú ý là đa số các chủ DN ngay những người có trình độ học vấn từ cao đẳng và đại học trở lên thì cũng ít người được đào tạo về kiến thức kinh tế và quản trị DN.

Về trình độ sử dụng công nghệ, chỉ có khoảng 8% số DN đạt trình độ công nghệ tiên tiến mà phần lớn là các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). DN trong

nước đang sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu và khả năng cạnh tranh về công nghệ của các DN phía bắc là rất thấp.

Bên cạnh đó, chỉ tiêu về sử dụng công nghệ thông tin cũng cho thấy, tuy số DN có sử dụng máy vi tính lên đến hơn 60% nhưng chỉ có 11,55% DN có sử dụng mạng nội bộ - LAN, số DN có Website là rất thấp chỉ 2,16%.

Cuộc điều tra cũng chỉ ra một nghịch lý; trong khi trình độ về kỹ thuật công nghệ còn thấp nhưng nhu cầu đào tạo về kỹ thuật và công nghệ của DN có tỷ lệ rất thấp; chỉ 5.65% DN được điều tra có nhu cầu về đào tạo công nghệ.

Số liệu tổng hợp cũng cho thấy một sự khác biệt cơ bản giữa các DN Việt Nam với các DN của các nước khác. Trong khi các DN trên thế giới quan tâm hàng đầu về các thông tin công nghệ và tiến bộ kỹ thuật, thị trường cung cấp và tiêu thụ thì DN Việt Nam lại chủ yếu quan tâm đến các thông tin về cơ chế, chính sách liên quan đến DN, rất ít DN quan tâm đến các thông tin về kỹ thuật và công nghệ.

Qua cuộc điều tra, các DN tiếp tục đề cập tới nhiều khó khăn đã được nhắc đến nhiều lần. Cụ thể 66.95% DN cho biết thường gặp khó khăn về tài chính; 50.62% DN thường gặp khó khăn về mở rộng thị trường; 41.74% DN gặp khó khăn về đất đai và mặt bằng sản xuất; 25.22% DN gặp khó khăn về giảm chi phí sản xuất; 24.23% khó khăn về thiếu các ưu đãi về thuế; 19.47% khó khăn về thiếu thông tin; 17.56% DN khó khăn về đào tạo nguồn nhân lực...

Về khả năng tiếp cận các nguồn vốn của Nhà nước: chỉ có 32,38% số DN cho biết đã tiếp cận được các nguồn vốn của Nhà nước, chủ yếu là DN Nhà nước và DN cổ phần hóa; 35,24% số DN khó tiếp cận và 32,38% số DN không tiếp cận được. Trong khi đó, việc tiếp cận nguồn vốn khác cũng gặp khó khăn chỉ có 48,65% số DN khả năng tiếp cận, 30,43% số DN khó tiếp cận và 20,92% số DN không tiếp cận được.

Bên cạnh đó, việc tham gia các chương trình xúc tiến thương mại của Nhà nước cũng rất khó khăn. Chỉ có 5,2% số DN đã được tham gia; 23,12% số DN khó được tham gia và 71,67% số DN không được tham gia.

Qua cuộc điều tra, DN cũng bày tỏ nhu cầu về đào tạo trong rất nhiều lĩnh vực, trong đó có 33,64% số DN có nhu cầu đào tạo về tài chính, kế toán; 31,62% số DN có nhu cầu đào tạo về quản trị DN; 24,14% có nhu cầu đào tạo về phát triển thị trường; 20,17% số DN có nhu cầu đào tạo về lập kế hoạch, chiến lược kinh doanh; 12,89% có nhu cầu đào tạo về phát triển sản phẩm mới; 12,89% có nhu cầu đào tạo về kỹ năng đàm phán và ký kết hợp đồng kinh tế; 11,62% có nhu cầu đào tạo về quản lý nguồn nhân lực; 10,85% số DN có nhu cầu đào tạo về ứng dung công nghệ thông tin trong DN...

Rõ ràng là các DN đã nhận thấy nhu cầu rất lớn về đào tạo nhưng chưa được đáp ứng. Đây là vấn đề mà các cơ quan chức năng cần tập trung hỗ trợ; đồng thời cũng là một thị trường đang cần rất nhiều dịch vụ đào đạo chất lượng cao, là cơ hội cho các đại học, các viện nghiên cứu...

CHƯƠNG III:

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC ĐẠI DƯƠNG XANH 3.1 Bài học kinh nghiệm

Đại dương xanh là những khoảng trống thị trường chưa được khai phá, còn có rất nhiều cơ hội phát triển hứa hẹn đem lại lợi nhuận cao. Đơn cử, trong bối cảnh cuộc

cạnh tranh tại thị trường trong nước ngày càng khốc liệt, thị trường Lào hay Campuchia đang được nhiều DN Việt Nam hướng đến.

Hai thị trường láng giềng này của Việt Nam có tốc độ phát triển khá nhanh so với các nước khác trong khu vực nhờ vào trữ lượng tài nguyên thiên nhiên dồi dào và tiềm năng phát triển du lịch, dịch vụ. Tại Campuchia, tốc độ tăng GDP khá ổn định: 4,7%/năm, dân số 14,2 triệu người trong khi mức tăng giá tiêu dùng trung bình hàng năm chỉ vào khoảng 5%. Theo Ngân hàng Thế giới, GDP bình quân trên đầu người tại Lào, Campuchia chỉ ở mức tương ứng 706 USD và 805 USD/năm, thấp hơn 35-40% so với GDP bình quân đầu người tại Việt Nam, phản ánh mức sống và chi phí thấp của người dân.

Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) là một trong những tập đoàn tiên phong đầu tư vào thị trường Lào và Campuchia khi sớm nhận ra tiềm năng khoáng sản cũng như nguồn nhân công giá rẻ. Từ mũi nhọn kinh doanh bất động sản, HAGL đã chuyển hướng sang trồng cao su tại hai quốc gia này. Trồng rừng từ năm 2007, dự kiến đến năm 2014 tập đoàn này sẽ sở hữu 100.000 ha rừng cao su. Theo thông tin mới nhất, HAGL đã hoàn thành trồng mới 35.741 ha cao su trong năm 2011 và sẽ tiến hành khai thác mủ cao su tại Lào từ lứa cây đầu tiên vào tháng 7/2012. Đối với khai thác mỏ, HAGL đang tiến hành thủ tục xin cấp giấy phép khai thác tại Lào và Campuchia. Tỷ trọng hai mảng doanh thu sản xuất đã tăng lên, chiếm 41% tổng doanh thu trong năm 2011 so với mức 19% năm trước, thay thế dần mảng bất động sản đang gặp khó. Không chỉ vậy, HAGL dự kiến sẽ đầu tư sang thị trường Myanmar 200 triệu USD để xây dựng khu phức hợp khách sạn, trung tâm thương mại, căn hộ. Liệu đây có phải "đại dương xanh" mới của HAGL, bởi đất nước này vẫn còn khá tách biệt với thế giới: 0,1% dân số sử dụng Internet, không có máy ATM, giá SIM điện thoại di động lên đến 1.000 USD/chiếc?

Đầu tư ra nước ngoài luôn gắn với rủi ro của quốc gia tiếp nhận đầu tư như: ổn định chính trị, kinh tế vĩ mô, hệ thống pháp lý, tài chính. Theo các chuyên gia, một khía cạnh quan trọng phải cân nhắc khi đầu tư ra nước ngoài là sức mạnh của đồng tiền bản địa. Lấy ví dụ, đối với các tập đoàn Nhật Bản, đồng Yên chịu lãi suất thấp gần 0% và tăng giá mạnh so với các ngoại tệ khác như USD, baht Thái, vì vậy, đây chính là điều kiện thuận lợi để mở rộng sản xuất tại Thái Lan, Malaysia, để nắm bắt cơ hội mua tài sản rẻ hơn và chi phí nhân công thấp hơn. Lợi thế của VND kém hơn đồng Yên do lãi suất cao trên 14%/năm và áp lực giảm giá do nhập siêu. Vì vậy, các DN Việt Nam đầu tư ra nước ngoài sẽ phải chịu rủi ro về tỷ giá khi huy động vốn đầu tư bằng USD và chuyển đổi sang tiền bản địa.

Hơn nữa, kinh doanh dịch vụ ở nước ngoài cần sự am hiểu văn hóa địa phương. Ngân hàng ANZ đã rất khôn ngoan khi đặt tên thương hiệu tại Vương quốc Campuchia của mình là ANZ Royal (Hoàng gia), nhằm tăng thêm mức độ tin tưởng và khả năng nhận biết thương hiệu. Tương tự, Viettel thành lập công ty viễn thông 100% vốn nước ngoài tại Lào nhưng không sử dụng thương hiệu quen thuộc mà chọn

cái tên lạ lẫm METfone. Từ MET phát âm trùng với từ "bạn" trong tiếng Khmer, tạo nên sự gần gũi, thân thiện cho khách hàng. Còn tại Lào, do người dân không có thói quen làm việc ngoài giờ hay cuối tuần, không quen tác phong quân đội "quân lệnh như sơn", nên Viettel đã tổ chức lớp đào tạo tiếng Việt và nghiệp vụ cho nhân viên bản địa. Kết quả là các nhân viên này hòa nhập rất tốt với môi trường làm việc và tôn trọng văn hóa công ty mang dấu ấn Viettel.

Một điều đáng nói nữa là cuộc cạnh tranh với các đối thủ ở tầm cỡ quốc tế, có thương hiệu lâu đời, xuất hiện trước. Đối với thị trường ngân hàng tại Campuchia, sự xuất hiện các ông lớn như ANZ, Maybank, Bank of China, Bank of India khiến cho "cuộc chơi" không dễ đoán định. Chỉ tính riêng bốn ngân hàng lớn nhất gồm: ACLEDA Bank, Canadia Bank, Campubank và ANZ Royal đã nắm giữ tới 64% tổng tài sản, 72% tổng dư nợ và 70% tổng tiền gửi trên toàn hệ thống. Sự xuất hiện của các NHTM "sinh sau đẻ muộn" sẽ phải chịu áp lực không nhỏ từ 4 đối thủ đáng gờm này. Tuy vậy, tiềm năng của "đại dương xanh" là cơ hội lớn để các DN khai phá và phát triển lên tầm cao mới.

Café Trung Nguyên là một bài học cho việc tạo ta một đại dương xanh trong lĩnh vực phân phối café và xây dựng thương hiệu. Họ đã thực hiện 4 bước như bất kỳ một nhà DN nào trong khuôn khổ kế hoạch hành động tạo ra đại dương xanh của mình là: Giảm bớt, loại bỏ, hình thành và gia tăng. Ở đây, họ loại bỏ tình trạng sử dụng café cấp thấp pha trộn với bắp hoặc cau khô; giảm bớt việc dùng các loại hương hoặc café cô đặc rao bán tại các điểm bán hóa chất, hình thành một chuỗi các cửa hàng café theo hình thức franchise (nhượng quyền kinh doanh), hình thành một chuẩn mực trong các công thức pha chế, và gia tăng nhu cầu sử dụng café có thương hiệu.

Bài học tương tự đang được áp dụng hiện nay là chuỗi các cửa hàng Phở 24 tại những tỉnh, thành phố lớn trong cả nước khi tìm ra một đại dương xanh mênh mông trong lòng thị trường chen chúc những tiệm phở các loại. Đấy là xây dựng một chuẩn mực về hình thức của quán, về công thức pha chế, về bảo đảm vệ sinh, về cung cách phục vụ. Từ quán phở đầu tiên cách đây gần 2 năm nay đã mở ra thành hơn 80 quán tại Việt Nam và một số quán tại Indonesia và Malaysia. Đó là lý do vì sao Quỹ đầu tư

Một phần của tài liệu chiến lược đại dương xanh với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại việt nam (Trang 25 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w