Thực tiễn thực hiện pháp luật quy hoạch sử dụng đất tại tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 101)

Thiên Huế giai đoạn 2003 đến 2013

3.2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật quy hoạch sử dụng đất

Các yếu tố tự nhiên, thổ nhƣỡng, môi trƣờng, văn hóa xã hội, điều kiện kinh tế của một vùng, miền chi phối rất lớn đến việc tính toán để xây dựng một phƣơng án sử dụng đất hợp lý, đạt đƣợc mục tiêu đã định cũng nhƣ việc thực hiện các quy định của pháp luật quy hoạch sử dụng đất.

- Với diện tích hơn 5000km2, dân số 1,1 triệu ngƣời, Thừa Thiên Huế có những tiềm năng, lợi thế trong phát triển kinh tế - xã hội ảnh hƣởng tích cực đến việc thực hiện pháp luật quy hoạch sử dụng đất, cụ thể đó là:

điểm miền trung, nằm trên trục giao thông quan trọng Bắc - Nam, trục hành lang kinh tế Đông Tây, nối cảng Chân Mây với Nam Lào, Đông Bắc Campuchia, Đông Bắc Thái Lan, cửa ngõ chính thông ra biển Đông, có cảng hàng không quốc tế Phú Bài. Bờ biển dài với 2 cảng nƣớc sâu (Chân Mây, Thuận An) phục vụ giao thông và du lịch quốc tế đƣờng biển, khu kinh tế tổng hợp Chân Mây - Lăng Cô là trung tâm kinh tế, giao thƣơng quốc tế lớn của khu vực miền Trung - Tây nguyên, với thuận lợi này Thừa Thiên Huế có thể quy hoạch đất đai để phát triển kinh tế hàng hóa, giao lƣu kinh tế với các địa phƣơng trong nƣớc và Thế giới.

Thứ hai, ngoài những lợi thế về vị trí địa lý, đa dạng địa hình (có cả sông, núi, gò đồi, đầm phá, biển) Thừa Thiên Huế còn là trung tâm văn hóa, du lịch và dịch vụ, thành phố Festival của Việt Nam. Quần thể di tích Cố đô Huế và Nhã nhạc cung đình Huế đã đƣợc UNESCO công nhận là 2 di sản Văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể của thế giới, Lăng Cô là một trong những vịnh đẹp nhất thế giới. Nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhƣ: Sông Hƣơng, núi Ngự, cầu Trƣờng Tiền, Bạch Mã, Hải Vân, Cảnh Dƣơng, Thuận An, Tam Giang-Cầu Hai, có nhiều đền đài, lăng tẩm, chùa chiền nổi tiếng… tạo cho Thừa Thiên Huế là một trung tâm du lịch lớn của cả nƣớc.

Thứ ba, thành phố Huế là trung tâm giáo dục đào tạo lớn của cả nƣớc với 8 trƣờng Đại học, là trung tâm y tế chuyên sâu lớn thứ 3 của cả nƣớc. Ngƣời dân văn minh lịch thiệp, ham học, mang sắc thái đặc thù văn hóa Huế, nguồn lao động có nhiều tài năng, cần cù thông minh, chất lƣợng nguồn nhân lực khá cao.

Trong Kết luận số 48-KL/TW ngày 25/5/2009 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020 đã khẳng định “Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành Thành phố trực thuộc Trung ƣơng trong vài năm tới, là trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nƣớc về văn hóa, du lịch; khoa học - công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lƣợng cao”.

Đây là một thế mạnh tạo điều kiện thuận lợi để phát triển ngành sản xuất mũi nhọn đặc thù, tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật, đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng liên kết kinh tế trong nƣớc và thế giới, vì vậy trong công tác xây dựng quy hoạch Thừa Thiên Huế cần phát huy thế mạnh để cân đối các nhu cầu sử dụng đất.

Thừa Thiên Huế không tránh khỏi những khó khăn nhƣ:

+ Khí hậu khắc nghiệt: Khí hậu có 2 mùa rõ rệt là khô nóng và mƣa ẩm lạnh, mƣa kéo dài, có độ mƣa lớn, độ ẩm cao. Thừa Thiên Huế chịu 2 hƣớng gió chính (gió mùa Tây Nam, Đông Bắc) gây hạn hán và lũ lụt ở 2 mùa khác nhau, bão, lốc, tố, dông thƣờng xuyên. Hệ thống song suối đa dạng, phức tạp… Nói chung là điều kiện khí hậu thời tiết khắc nghiệt gây ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả sử dụng đất, đến phát triển kinh tế, xã hội. Nhiệm vụ của quy hoạch là phải tìm ra giải pháp để khắc phục những khó khăn về tài nguyên, khí hậu, thời tiết, phù hợp với từng loại đất nhằm lựa chọn đƣợc phƣơng án sử dụng đất tối ƣu [94].

+ Địa hình phức tạp, manh mún (Địa hình Thừa Thiên Huế là một dải đất với đầy đủ các dạng địa hình: rừng núi, gò đồi, đồng bằng, đầm phá và biển…trong đó đồi núi chiếm 70% diện tích. Địa hình này tạo ra những khó khăn trong việc xây dựng đƣợc một quy hoạch tốt đế phát triển kinh tế, xã hội đƣa Thừa Thiên Huế đạt tiêu chuẩn là thành phố trực thuộc Trung ƣơng).

+ Môi trƣờng bị ô nhiễm: Có thể nói, Thừa Thiên Huế có môi trƣờng sinh thái tƣơng đối tốt, tuy nhiên hiện nay do phát triển dân số, các hoạt động du lịch, dịch vụ, quá trình đô thị hóa đã ảnh hƣởng không nhỏ đến môi trƣờng khiến môi trƣờng tự nhiên bị suy giảm, môi trƣờng nƣớc ở đô thị ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng, một trong những yêu cầu cấp bách đặt ra khi xây dựng các phƣơng án quy hoạch đất là phải cân đối giữ nhu câu phát triển và vấn đê bảo vệ môi trƣờng Thừa Thiên Huế.

+ Ngoài những khó khăn về khí hậu và địa hình, môi trƣờng thì ở Thừa Thiên Huế tài nguyên rừng chƣa đƣợc chú trọng bảo vệ, tài nguyên đất tuy đa dạng phong phú nhƣng không nhiều diện tích đất tốt, địa hình phức tạp. Tăng trƣởng kinh tế cũng chƣa ổn định, cơ sở hạ tầng chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển, ngƣời dân ở đây còn mang nặng tƣ tƣởng phong kiến với nhiều phong tục, tập quán lạc hậu, ngại thay đổi, bảo thủ dẫn đến việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất còn gặp khó khăn. Hiện tƣợng tự phát những nghĩa trang nghĩa địa làm phá vỡ quy hoạch đô thị văn hóa - văn minh.

Đứng trƣớc những khó khăn, thuận lợi đó, công tác quy hoạch sử dụng đất có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển, chống biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng của toàn cầu, cung cấp các giải pháp sử dụng hiệu quả đất và

bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững và vẫn giữ gìn phát huy đƣợc nét độc đáo về văn hóa, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời sử dụng đất.

3.2.2. Yêu cầu đặt ra với việc thực hiện pháp luật quy hoạch sử dụng đất tại Thừa Thiên Huế

Xuất phát từ điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội việc thực thi pháp luật quy hoạch sử dụng đất phải đạt đƣợc những yêu cầu cơ bản góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội Thừa Thiên Huế phát triển, huy động cao nhất mọi nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ phát triển và nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế; tăng cƣờng liên kết với các tỉnh trong vùng, cả nƣớc và hội nhập quốc tế; phát huy có hiệu quả mọi tiềm năng, thế mạnh vào mục tiêu tăng trƣởng kinh tế; sớm đƣa Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Việc thực thi pháp luật quy hoạch sử dụng đất phải phát huy tối đa lợi thế so sánh của Thừa Thiên Huế, xây dựng Thừa Thiên Huế thành một thành phố trực thuộc Trung ƣơng đặc trƣng của Việt Nam, xây dựng thành phố Huế thành đô thị hạt nhân - trung tâm hành chính, kinh tế, chính trị của Tỉnh, trung tâm du lịch, văn hóa, thành phố Festival đặc trƣng của Việt Nam [72, tr.1].

Quy hoạch là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật nhằm thể hiện đƣợc ý đồ sử dụng đất trong tƣơng lai, vì vậy khi tính toán các chỉ tiêu, phƣơng án sử dụng đất phải đảm bảo yêu cầu khá bức thiết của Huế là hoàn thiện sự chuyển đổi từ tiền hiện đại sang hiện đại, đạt tới mục tiêu cơ bản là xây dựng thành phố văn minh - văn hóa - hiện đại, xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nền kinh tế thị trƣờng mà vẫn bảo tồn, phát huy đƣợc những giá trị văn hóa, truyền thống. Đứng trƣớc yêu cầu đó, quy hoạch sử dụng đất phải đảm bảo:

Thứ nhất, quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Thừa Thiên Huế phải xác định đƣợc một trung tâm hành chính ở một địa điểm thuận lợi cho giao dịch hành chính. Xét bố cục tổng thể không gian Thừa Thiên Huế thì trung tâm hành chính đó phải đƣợc quy hoạch tại phía Tây Nam thành phố Huế. Đảm bảo một diện tích đủ và thuận tiện về mặt địa lý với thiết kế xây dựng khu trung tâm hành chính, chúng ta có thể học tập kinh nghiệm quy hoạch của Nhật Bản để vừa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển của xã hội mà vẫn không xâm hại, phá vỡ giá trị văn hóa tuyền thống của Cố đô Huế.

dựng, phát triển trung tâm thƣơng mại - kinh tế nhằm đảm bảo “Phát triển bền vững về kinh tế, gắn mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh với mục tiêu phát triển thiên niên kỷ mà Việt Nam đã công bố” [65, tr.1]. Trung tâm thƣơng mại - kinh tế đó phải đảm bảo tiêu chí thuận lợi trong giao thƣơng của dân cƣ sinh sống trong thành phố Huế, phục vụ khách du lịch và ngƣời dân các huyện trong tỉnh, kỳ vọng cao hơn thu hút, giao thƣơng với các tỉnh lân cận nhƣ Quảng Trị, Quảng Bình, Đà Nẵng.

Thứ ba, quy hoạch sử dụng đất của tỉnh phải đảm bảo phát triển bền vững môi trƣờng sinh thái, gắn phát triển kinh tế - xã hội với bảo tồn, phát huy và phát triển nền văn hóa truyền thống, các giá trị văn hóa lịch sử của Cố đô Huế, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Chú trọng công tác bảo vệ môi trƣờng sinh thái, không làm tổn hại và suy thoái môi trƣờng, cảnh quan thiên nhiên, các di tích văn hóa lịch sử” [65, tr.1]. Việc thực thi pháp luật quy hoạch sử dụng đất tại Thừa Thiên Huế phải góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị di sản vật thể và phi vật thể tại Thừa Thiên Huế. Phải quy hoạch khu Bắc Sông Hƣơng thành khu phố cổ với mục tiêu bảo vệ nghiêm ngặt các di tích lịch sử nhƣ Đại nội, lăng tẩm và quần thể di tích đƣợc UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

3.2.3. Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về quy hoạch sử dụng đất tại Thừa Thiên Huế (giai đoạn 2003 - 2013) dụng đất tại Thừa Thiên Huế (giai đoạn 2003 - 2013)

Sau khi Luật Đất đai năm 2003 và các Nghị định hƣớng dẫn thi hành Luật Đất đai có hiệu lực, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức các lớp tập huấn cho các cán bộ chủ chốt từ tỉnh đến cơ sở. Đồng thời tổ chức tuyên truyền, tìm hiểu về Luật Đất đai trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng và bằng nhiều hình thức phong phú nhằm giúp ngƣời dân hiểu và thực hiện Luật Đất đai. Việc ban hành các văn bản cụ thể hoá các nội dung quản lý Nhà nƣớc về đất đai đồng thời tổ chức đôn đốc các cơ quan chức năng thực hiện các văn bản trên địa bàn theo thẩm quyền quy định của Luật Đất đai năm 2003 đƣợc Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện khẩn trƣơng. UBND Tỉnh ban hành nhiều văn bản hƣớng dẫn thực hiện pháp luật quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn Thừa Thiên Huế nhƣ các Quyết định, Công văn về giá đất, về hạn mức sử dụng đất, về quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa, về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… (Xem Phụ lục 1).

Nhìn chung, để đảm bảo thực hiện pháp luật quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn Thừa Thiên Huế, UBND Tỉnh đã ban hành nhiều văn bản để hƣớng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2003 để nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất tại địa phƣơng, thúc đẩy kinh tế - xã hội Thừa Thiên Huế phát triển nhanh, bền vững mà không làm mất đi những nét đặc trƣng về văn hóa - xã hội nhƣ yếu tố tâm linh, phong tục tập quán, di sản văn hóa thế giới, lợi thế du lịch… Luật Đất đai năm 2013 đƣợc thông qua ngày 29/11/2013, có hiệu lực ngày 1/7/2014 trên cơ sở kế thừa những ƣu điểm của Luật Đất đai 2003 và luật hóa các nội dung đƣợc quy định ở văn bản dƣới luật. Chính Phủ cũng đã kịp thời ban hành NĐ 43/NĐ-CP ngày 15/5/2014 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai. Từ tình hình thực tiễn quản lý, sử dụng đất nói chung, quy hoạch sử dụng đất nói riêng trong thời gian qua, UNND Tỉnh cần nhanh chóng ban hành các văn bản hƣớng dẫn và tổ chức các hoạt động thực tiễn nhằm đảm bảo cho Luật Đất đai năm 2013 sớm đi vào cuộc sống.

Luật Đất đai năm 2003 đã thực sự quan tâm đến công tác quy hoạch sử dụng đất với việc quy định rõ ràng những nguyên tắc, căn cứ lập quy hoạch. Lần đầu tiên quy định về kỳ quy hoạch sử dụng đất, về công bố quy hoạch sử dụng đất công khai cho toàn thể nhân dân, quy định về trình tự thủ tục, cũng nhƣ thẩm quyền xây dựng các quy hoạch sử dụng đất... Đó là một bƣớc tiến của pháp luật về quy hoạch sử dụng đất mà chúng ta không thể phủ nhận, song tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về quy hoạch, sử dụng đất đang đặt ra vấn đề rằng chúng ta phải xem lại tính khoa học, hợp lý và khả thi các quy định của pháp luật.

Nhận thức đƣợc đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là nguồn lực để phát triển đất nƣớc, cần tăng cƣờng quản lý Nhà nƣớc để sử dụng tiết kiệm và hiệu quả, ngay từ những năm đầu của thời kỳ đổi mới, Nhà nƣớc đã ban hành và thực hiện nhiều chủ trƣơng, chính sách và pháp luật về quản lý sử dụng đất nói chung và quy hoạch sử dụng đất nói riêng. Nghiên cứu, khảo sát tình hình thực hiện pháp luật quy hoạch sử dụng đất tại Thừa Thiên Huế tôi thấy việc lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Luật Đất đai đã có tiến bộ, đạt đƣợc một số kết quả, đồng thời cũng còn những tồn tại, yếu kém. Nhìn chung, từ khi Luật Đất đai năm 2003 chính thức có hiệu lực, Thừa Thiên Huế đã nhanh chóng triển khai thực hiện kịp thời và đầy đủ và đã ban hành các văn bản để hƣớng dẫn thực hiện Luật Đất đai 2003 tại địa phƣơng. Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật tiến hành đúng

trình tự, thủ tục, thẩm quyền và đúng tiến độ đã giúp việc quản lý đất đai nói chung, thực hiện công tác quy hoạch nói riêng đƣợc thuận tiện hơn. Sở TNMT luôn có sự tham mƣu kịp thời cùng với các sở ban ngành liên quan giúp cho HĐND và UBND sớm hoàn thành các văn bản pháp luật trong lĩnh vực quy hoạch sử dụng đất. Trên cơ sở các văn bản của HĐND và UBND, Sở TNMT cũng đã kịp thời và nhanh chóng triển khai xây dựng công văn hƣớng dẫn cho các Phòng TNMT thực hiện các văn bản pháp luật quy hoạch sử dụng đất.

Về công tác phổ biến, tuyên truyền và giáo dục pháp luật về đất đai, quy hoạch đất đai và các văn bản hƣớng dẫn thi hành đã đƣợc các Sở, ban, ngành và các huyện tích cực triển khai. UNBD tỉnh đã chủ trì các hội nghị quán triệt, phổ biến Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành. Đồng thời coi nhiệm vụ thực hiện các quy định của pháp luật về quy hoạch sử dụng đất là nhiệm vụ quan trọng, đầu tiên.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 101)