Hoàn thiện quy định về phân cấp quy hoạch sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 136 - 137)

4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về quy hoạch sử dụng đất

4.2.3. Hoàn thiện quy định về phân cấp quy hoạch sử dụng đất

Với hệ thống các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hiện nay, nên chăng quy định thêm một cấp quy hoạch đó là quy hoạch sử dụng đất của vùng, hệ thống quy hoạch của nhiều nƣớc phát triển trên thế giới cũng để quy định về cấp quy hoạch vùng, Luật Đất đai 2003, Luật Đất đai 2013 không quy định về cấp quy hoạch này, nhƣng thực tế khi xây dựng quy hoạch cấp quốc gia, và quy hoạch cấp tỉnh chúng ta đều lồng ghép các yếu tố đặc trƣng vùng, quy định này vừa thống nhất với Luật Xây dựng vừa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.

Quy hoạch vùng là quy hoạch tổng hợp, trên cấp và vƣợt ra khỏi khuôn khổ điểm dân cƣ thuộc phạm vi lãnh thổ của một vùng quy hoạch với sự tham gia của nhiều cơ quan quản lý địa phƣơng. Quy hoạch vùng cụ thể hóa các chƣơng trình và kế hoạch của quy hoạch lãnh thổ quốc gia, bổ sung và làm phong phú thêm các chƣơng trình và kế hoạch đó [26, tr.5]. Mục tiêu của quy hoạch vùng là khai thác, sử dụng có hiệu quả các tiềm năng, tiềm lực và điều kiện của các vùng, tạo lập hợp lý và có kế hoạch các mối quan hệ của các hoạt động và quá trình của cuộc sống xã

hội và của con ngƣời trong các không gian lãnh thổ, nhằm đẩy mạnh và phát triển sản xuất, nâng cao năng suất lao động, nâng cao và đáp ứng tốt nhất những nhu cầu vật chất và tinh thần của con ngƣời, bảo vệ môi trƣờng và cảnh quan, duy trì cân bằng sinh thái [26, tr.6]. Quy hoạch vùng có vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc, nó có mối quan hệ chặt chẽ, và ảnh hƣởng mạnh mẽ tới quy hoạch khu dân cƣ và quy hoạch chuyên ngành. Vì vậy, để đất đai đƣợc sử dụng hợp lý, hệ thống quy hoạch sử dụng đất phát huy hiệu quả, đối với những vùng kinh tế trọng điểm, những vùng kinh tế - xã hội đặc biệt nghiêm trọng thì cũng nên xây dựng quy hoạch vùng.

Bên cạnh việc quy định thêm về cấp quy hoạch vùng thì cũng nên xem xét về cấp quy hoạch xã, phƣờng, thị trấn. Thực ra, khi Luật Đất đai 2003 ban hành thì chƣa có quy hoạch đô thị cấp xã, và quy hoạch điểm dân cƣ nông thôn. Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị quy định về quy hoạch cấp xã, dẫn đến sự chồng chéo nhau trong quy hoạch cấp cơ sở này. Qua các kết quả điều tra xã hội học khảo sát thực tiễn thực hiện pháp luật quy hoạch tại Thừa Thiên Huế, có đến 35% ngƣời dân cho rằng các quy hoạch ở cấp xã phƣờng đƣợc lập mang tính hình thức, chạy theo phong trào, chất lƣợng quy hoạch chƣa cao, nhất là các xã miền núi thuộc huyện A Lƣới, Nam Đông… (Xem Phụ lục 2).

Để nâng cao tính khả thi của pháp luật quy hoạch sử dụng Luật Đất đai 2013 chọn giải pháp là bỏ cấp quy hoạch sử dụng xã, phƣờng, thị trấn, tuy nhiên vấn đề đặt ra ở đây nếu bỏ quy hoạch cấp xã thì việc tiến hành lấy ý kiến đóng góp trực tiếp của nhân dân đối với các dự án quy hoạch sử dụng đất lại sẽ rất khó khăn và tiếp tục mang tính hình thức gây nhiều bất cập, không đảm bảo đƣợc quyền dân chủ của nhân dân. Vì vậy, giải pháp tốt hơn là chúng ta vẫn cần quy định quy hoạch cấp xã đồng thời đảm bảo cho quy hoạch cấp xã đƣợc thực hiện có chất lƣợng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 136 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)