cho xã hội được quy định tại Bộ luật Hình sự, xâm phạm đến quyền tự do thân thể của người khác - khách thể được Hiến pháp và pháp luật hình sự bảo vệ.
Hai là, tội phạm do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi
chịu trách nhiệm hình sự thực hiện.
Ba là, mục đích của hành vi phạm tội là nhằm cản trở, tước đoạt tự do
thân thể của người khác một cách bất hợp pháp.
1.2.2. Ý nghĩa của việc quy định tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật pháp luật
Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật được quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 1999 - điều đầu tiên thuộc Chương VIII - Chương các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của cơng dân. Do đó, vị trí đó thể hiện nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của quy định về tội phạm này.
Việc quy định tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để đấu tranh chống lại hành vi xâm phạm quyền tự do thân thể của công dân - hành vi vi phạm nhân quyền một cách nghiêm trọng và đang có xu hướng gia tăng trong thực tiễn. Việc quy định tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật vì vậy có ý nghĩa to lớn trên nhiều phương diện, cụ thể là:
Thứ nhất, quy định về tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp là sự ghi
nhận và bảo đảm trong pháp luật Việt Nam giá trị quyền con người thiêng liêng được thừa nhận bởi cộng đồng nhân loại và là bất khả xâm phạm. Quyền tự do thân thể là một trong các quyền con người cơ bản đã được khẳng định trong các văn kiện quan trọng của Liên hợp quốc, cũng như nhiều đạo luật văn minh của hầu khắp các quốc gia trên thế giới. Ngăn chặn các hành vi xâm phạm và biểu hiện xâm phạm quyền tự do thân thể bằng pháp luật hình sự là
phương pháp đảm bảo hữu hiệu nhất cho quyền này, rộng hơn nữa là bảo vệ các quyền con người.
Thứ hai, quy định về tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật là
phương thức bảo hộ và thực thi một quyền cơ bản của công dân đã được quy định trong Hiến pháp Việt Nam. Quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân Việt Nam hiện nay được ghi nhận tại Điều 71 Hiến pháp năm 1992. Quy định về tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật đã làm cho quyền này có tính hiện thực bởi Nhà nước đã khơng chỉ thừa nhận mà cịn đề ra phương thức để bảo hộ chặt chẽ quyền đó trong thực tế. Lẽ dĩ nhiên, trong hệ thống pháp luật nào cũng đều có nhiều cách thức khác nhau để thực thi quyền tự do thân thể khi nó bị vi phạm (ví dụ như các phương thức của luật dân sự, luật hành chính) nhưng bảo hộ và thực thi bằng các chế tài nghiêm khắc của pháp luật hình sự vẫn là phương thức có tính chặt chẽ, tối ưu và chỉ có như vậy mới đem lại hiệu quả nhất trong việc bảo vệ quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân.
Thứ ba, quy định về tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật là nội
dung cụ thể hóa nhiệm vụ của Bộ luật Hình sự Việt Nam đã được ghi nhận tại Bộ luật này và "Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, chống mọi hành vi phạm tội; đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm". Cho nên, bảo vệ quyền tự do dân chủ, các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân là một nhiệm vụ cơ bản, hàng đầu. Bảo vệ quyền tự do thân thể - quyền có ý nghĩa nền tảng trong các quyền tự do của cơng dân, do đó có ý nghĩa hết sức quan trọng và cần thiết.
Thứ tư, quy định về tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật cùng
hóa chủ trương đẩy mạnh, phát huy dân chủ của Đảng ta. Nghị quyết Đại hội Đảng X đã chỉ ra phương hướng xây dựng Nhà nước trong giai đoạn hiện nay là phát huy dân chủ, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa: "Dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Nhà nước đại diện quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời là người tổ chức thực hiện đường lối chính trị của Đảng. Mọi đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, có sự tham gia ý kiến của nhân dân". Cụ thể hóa nội dung này, Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng "Về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt
Nam đến năm 2010, định hướng năm 2020" đã chỉ rõ quan điểm này để qua
đó, đẩy mạnh, phát huy dân chủ thì việc bảo đảm chặt chẽ các quyền tự do, dân chủ của cơng dân (trong đó có quyền tự do thân thể) là vấn đề cơ bản và cấp thiết.
Với những ý nghĩa nêu trên, tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật cần phải được các nhà làm luật nước ta quy định một cách chính xác, khoa học, đầy đủ và áp dụng nghiêm minh, hiệu quả trên thực tế.