130 Tội xâm phạm quyền bình đẳng 01 01 01
3.2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật cho nhân dân
pháp luật cho nhân dân
Như chúng ta đã biết, Nhà nước ta quản lý xã hội bằng pháp luật nên mọi cơng dân phải có nghĩa vụ tôn trọng và thực hiện đúng pháp luật. Thực trạng hiện nay, ở các vùng sâu, vùng xa, nhất là các vùng kinh tế - xã hội cịn lạc hậu thì số vụ việc xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân nói chung (như: xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ, xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo...) hoặc tại các thành phố lớn kinh tế - xã hội phát triển (như: xâm phạm quyền tác giả) đã đến mức cần xử lý hình sự cịn tương đối phổ biến. Riêng tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật thì diễn ra phổ biến và đông người phạm tội, đặc biệt là lứa tuổi vị thành niên, Do đó, một trong những nguyên nhân chủ yếu của
các vụ xâm phạm quyền tự do, dân chủ của cơng dân nói chung, tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật nói riêng là do nhiều người chưa hiểu biết pháp luật hoặc do không tin vào sự giải quyết của chính quyền, mâu thuẫn cá nhân dẫn đến tự xử lý tạo nên tình hình căng thẳng trong nhân dân. Thực tiễn cho thấy đã nhiều vụ án từ chỗ tư cách là người bị hại, người bị xâm phạm quyền lợi lại trở thành bị cáo.
Do vậy, cần phải tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đối với quần chúng nhân dân lao động để dân hiểu và chấp hành đúng pháp luật, nhất là nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế còn lạc hậu. Cụ thể, Nhà nước và xã hội phải thường xuyên tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến mọi tầng lớp nhân dân qua nhiều hình thức và cách thức khác nhau, để cho người dân hiểu biết pháp luật, một mặt tránh vi phạm pháp luật hay phạm tội, nhưng mặt khác cũng nâng cao ý thức, trách nhiệm của bản thân trước nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự, an tồn xã hội. Nói một cách khác, cơng tác này có ý nghĩa rất quan trọng, bởi lẽ khi bất kỳ người dân nào có sự hiểu biết pháp luật làm tăng niềm tin của họ đối với Đảng, với Nhà nước và pháp luật. Qua đó, làm cơ sở định hướng đúng đắn cho các hành vi và hình thành nhân cách cơng dân, khơng để họ thực hiện các hành vi sai trái, vi phạm pháp luật, tham gia bảo vệ các lợi ích của bản thân, gia đình và xã hội. "Một xã hội có kỷ cương, kỷ luật phải được xây dựng trên ý thức tuân thủ pháp luật ngày càng cao của mọi người, giáo dục mọi thành viên và các cộng đồng trong xã hội thói quen và nếp sống tuân thủ Hiến pháp, pháp luật. Đó là một nội dung không thể thiếu của Nhà nước pháp quyền" [37, tr. 89]. Do đó, cơng việc này cần được thực hiện qua các nội dung cụ thể như sau:
Một là, trang bị tri thức pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói
Hai là, tun truyền, phổ biến các văn bản liên quan đến quy chế dân
chủ ở cơ sở, quy định dân chủ trong các văn bản pháp luật, quy định về các quyền tự do, dân chủ của công dân trong Hiến pháp và pháp luật.
Ba là, bồi dưỡng tình cảm, tâm lý pháp luật về việc tôn trọng pháp
luật, tôn trọng các quy tắc của cuộc sống, giữ gìn và bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức và công dân.
Bốn là, tổ chức thường xuyên các Câu lạc bộ pháp luật, các cuộc thi
tìm hiểu pháp luật. Tun truyền pháp luật thơng qua các phương tiện truyền thông đại chúng như loa đài phát thanh của phường, xã, thơn, xóm.
Và năm là, đặc biệt cần thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ khen thưởng, biểu dương kịp thời để khuyến khích, động viên tất cả quần chúng nhân dân tham gia phong trào tồn dân đấu tranh phịng và chống tội phạm. Đây là một nội dung quan trọng trong Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP của Chính phủ về "Tăng cường cơng tác phịng chống tội phạm trong tình hình mới" đã thể hiện nội dung xã hội hóa cơng tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, đó là hoạt động thu hút đông đảo và rộng rãi quần chúng nhân dân trong việc phòng ngừa, phát hiện và xử lý tội phạm và giám sát, giáo dục người phạm tội, qua đó huy động sức mạnh tồn dân, thể hiện ngun tắc dân chủ trong luật hình sự Việt Nam. Ngoài ra, nhiều nghị quyết của Đảng cũng đã đề cập đến nội dung này như đã nêu (Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 2/1/2002 về "Một số
nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp thời gian tới"; Nghị quyết số 49-
NQ/TW ngày 2/6/2005 về "Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020" của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng).